Quân dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ:

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi lịch sử lớp 12 (Trang 39 - 41)

- Nhận xét: Những thay đổi của Đảng trong thời kỳ 1936 1939 có tính sách lược thể hiện sự trưởng thành của Đảng trước những biến động của tình hình Sự thay đổi đó là kịp thời thề hiện khả năng ứng

c) Quân dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ:

Âm mưu của Mỹ trong chiến tranh phá hoại lần thứ nhất:

+ Phá tiềm lực kinh tế quốc phòng, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. + Ngăn chặn sự chi viện của nước ngoài với miền Bắc và sự chi viện của miền Bắc với miền Nam.

+ Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí và quyết tâm đánh Mỹ của quân và dân ta.

+ Ngày 5/8/1964 tàu Mađốc của Mỹ xâm phạm lãnh hải của ta bị hải quân ta tấn công,chúng lấy cớ dựng lên “ sự kiện vịnh Bắc bộ”,cho không quân ném bom một số nơi ở miền Bắc như Cửa sông Gianh, Vinh, Bến thủy, Lạch Trường (thuộc khu IV) và thị xã Hòn Gai.

Diễn biến:

+ Ngày 7/2/1965 lấy cớ Quân giải phóng tấn công doanh trại Mỹ ở Plây cu, Mỹ cho máy bay ném bom, bắn phá thị xã Đồng Hới, đảo Cồn Cỏ chính thức tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.

+ Chúng huy động cả lực lượng không quân, hải quân với hơn 50 loại máy bay, kể cả máy bay chiến lược mới nhất như B52, F111… và các loại vũ khí hiện đại nhất.

+ Mục tiêu chúng tập trung đánh nhiều nhất là các đầu mối giao thông, các cơ sở kinh tế, quốc phòng của ta. Chúng đánh cả nhà thờ, trường học, bệnh viện,các khu đông dân…

+ Chúng đánh phá liên tục, khắp nơi, trong mọi thời tiết, với cường độ ngày càng tăng. Dội xuống miền Bắc 1600 tấn bom đạn.Tàn sát và gây thương tích với nhiều người, phá nhiều của cải và các cơ sở kinh tế xã hội và quốc phòng của ta.

+ Miền Bắc đã nhanh chóng thích ứng với tình hình mới, kịp thời chuyển mọi hoạt động phù hợp với tình hình ( đào hầm trú ẩn,sơ tán dân, của cải…).

+ Với phương châm “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, quân đội nêu cao khẩu hiệu “nhằm thẳng quân thù mà bắn”, công nhân” chắc tay súng vững tay búa ”, nông dân “chắc tay súng vững tay cày” quân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất. Từ cụ già đến em nhỏ đều hăng hái tham gia phục vụ chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ.

Kết quả:

+ Từ 5/8/1964 đến 1/11/1968 quân dân miền Bắc đã bắn rơi 3243 máy bay, bắn cháy và bắn bị thương 143 tàu chiến, và tàu biệt kích.

+ Ngày 1/11/1968 Mỹ phải tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc.

19) Những điểm giống nhau và khác nhau giữa " Chiến tranh đặc biệt" và " Chiến tranh cục bộ"?

+ Những điểm giống nhau:

- Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ tiến hành ở miền Nam Việt Nam, nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ.

+ Điểm khác nhau:

- "Chiến tranh đặc biệt".

• Tiến hành bằng quân đội tay sai dưới sự chỉ huy của hệ thống vấn Mỹ dựa vào vũ khí, trang bị kỹ thuật và phương tiện chiến tranh của Mỹ, nhằm thực hiện âm mưu cơ bản là dùng người Việt đánh người Việt.

• Mỹ coi "Ấp chiến lược" là "quốc sách” nhằm đẩy lực lượng cách mạng của ta ra khỏi ấp, xã. • Chỉ được tiến hành ở miền Nam Việt Nam.

- "Chiến tranh cục bộ":

• Tiến hành bằng quân đội viễn chinh Mỹ, quân đội chư hầu và quân ngụy tay sai. Trong đó Mỹ giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng về số lượng và trang bị.

• Chúng tiến hành bằng các cuộc hành quân "tìm diệt" và "bình định" vào các vùng "Đất thánh của Việt cộng", nhằm vào đối tượng chính là quân chủ lực của ta.

• Mở rộng chiến tranh ra miền Bắc bằng thủ đoạn chiến tranh phá hoại.

• Quy mô và mức độ "chiến tranh cục bộ" ác liệt hơn nhiều so với "chiến tranh đặc biệt".

20) Âm mưu thủ đoạn của Mỹ, ngụy trong chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh". Quân dân ta đã đánh bại "Việt Nam hoá chiến tranh "của Mỹ như thế nào? đánh bại "Việt Nam hoá chiến tranh "của Mỹ như thế nào?

a) Âm mưu và thủ đoạn của Mỹ ngụy trong chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh":

 Âm mưu:

- Việt Nam hoá chiến tranh "là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ được tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp đáng kể của lực lượng chiến đấu Mỹ, vẫn do Mỹ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn quân sự, cung cấp đô la, vũ khí kỹ thuật, phương tiện chiến tranh. Âm mưu cơ bản của "Việt Nam hoá chiến tranh" là tiếp tục thực hiện âm mưu của chiến lược "chiến tranh đặc biệt" để giảm xương máu người Mỹ trên chiến trường.

 Thủ đoạn:

- Tăng viện trợ quân sự, giúp quân đội tay sai tăng số lượng và trang bị hiện đại để có thể "tự đứng vững", "tự gánh vác lấy chiến tranh".

- Tăng viện trợ kinh tế, giúp quân nguỵ đẩy mạnh "quốc sách bình định" nhằm chiếm đất giành dân với cách mạng.

- Tăng đầu tư và trang bị kỹ thuật phát triền kinh tế miền Nam để vừa lừa bịp, vừa tăng cường bóc lột giảm gánh nặng kinh tế với Mỹ.

- Mở rộng chiến tranh phá hoại với miền Bắc, tăng cường và mở rộng chiến tranh Campuchia nhằm hỗ trợ cho "Việt Nam hoá".

- Bắt tay cấu kết với các nước lớn XHCN nhằm cô lập cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

b) Quân dân ta đã chiến đấu chống "Việt Nam hoá chiến tranh" như thế nào?

- Trong năm đầu chống "Việt Nam hoá chiến tranh", lực lượng cách mạng có những tổn thất và khó khăn to lớn do địch gây ra. Mặt khác cũng do ta chủ quan trong việc đánh giá âm mưu mới của địch, chậm trễ trong việc đưa ra chủ trương, biện pháp đối phó hữu hiệu. Nhưng những khó khăn đó dần được khắc phục.

• Ngày 6 - 6 - 1969 Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam thành lập. Ngay khi vừa ra đời đã được 23 nước trên thế giới công nhận, trong đó 21 nước đặt quan hệ ngoại giao.

• Hội nghị cấp cao nhân dân Đông Dương họp từ 24 - 25/4/1970 biểu thị nhân dân Đông Dương đoàn kết chống Mỹ.

- Trên mặt trận quân sự :

• Từ 30 - 4 đến 30 - 6 - 1970 quân giải phóng có sự hỗ trợ và phối hợp chiến đấu của quân Campuchia đã đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mỹ và ngụy Sài Gòn. Loại khỏi vòng chiến đấu 17.000 tên, giải phóng hoàn toàn 5 tỉnh Đông bắc Campuchia và phần lớn nông thôn của 10 tỉnh khác. Hình thành vùng giải phóng rộng lớn gồm 4,5 triệu dân. • Cùng thời gian trên quân giải phóng đã cùng quân và dân Lào đập tan cuộc hành quân lấn chiếm

cánh đồng Chum, Xiêng Khoảng (Đông xuân 1969 - 1970), giải phóng thị xã Atôpơ, Saravan (4 - 6 - 1970) giải phóng vùng rộng lớn ở Nam Lào.

• Từ 12 - 2 đến 21 - 3 - 1971 quân giải phóng phối hợp với quân dân Lào đập tan cuộc hành quân "Lam sơn 719" của Mỹ ngụy âm mưu cắt đôi chiến trường Đông Dương cắt đứt tuyến chi viện Bắc Nam của ta. Loại khỏi vòng chiến đấu 22.000 quân Mỹ, ngụy, quét hết địch khỏi đường 9 Nam Lào, giữ vững hành lang chiến lược Đông Dương.

• Cuối tháng 3 - 1972 ta thực hiện tiến công chiến lược, mở đầu bằng việc tấn công địch ở Quảng Trị rồi phát triển đánh địch trên toàn miền Nam trong suốt năm 1972, chọc thủng 3 phòng tuyến quan trọng của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam bộ.

Sau 3 tháng chiến đấu (đến tháng 6 -1972) ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 20 vạn quân nguỵ giải phóng hơn 1 triệu dân.

- Trên mặt trận chống địch bình định:

• Khắp các đô thị miền Nam các tầng lớp nhân dân nhân dân miền Nam nổi dậy với các cuộc mít tinh biểu tình... Trong đó phong trào "xuống đường", "dậy mà đi" của học sinh sinh viên đã góp phần vạch trần những âm mưu thủ đoạn của Mỹ ngụy.

• Ở nông thôn phong trào phá "ấp chiến lược" chống chương trình "bình định nông thôn" của địch phát triển mạnh mẽ. Cách mạng giành quyền làm chủ trên 3.600 ấp, với 3 triệu dân.

• Chính quyền cách mạng đã cấp cho nông dân 1,6 triệu ha ruộng đất. Trong vùng giải phóng các hoạt động kinh tế, văn hoá giáo dục được đẩy mạnh.

- Trên mặt trận chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc:

• Quân và dân ta đã đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ bảo vệ vững chắc miền Bắc XHCN, giữ vững sự chi viện của miền Bắc với miền Nam.

• Tính chung từ 6 - 4 - 1972 đến 15 - 11 - 1973 ta đã bắn rơi 735 máy bay, bắn cháy , bắn bị thương 125 tàu chiến... bắt sống nhiều giặc lái.

Với những thắng lợi toàn diện trên, Mỹ đã phải ký Hiệp định Pari ngày 27 -1 - 1973 chấm dứt chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. "Việt Nam hoá chiến tranh" của Mỹ hoàn toàn thất bại.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi lịch sử lớp 12 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w