0
Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Công cuộc đổi mới từ 1986 đến năm 2000.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI LỊCH SỬ LỚP 12 (Trang 45 -47 )

- Nhận xét: Những thay đổi của Đảng trong thời kỳ 1936 1939 có tính sách lược thể hiện sự trưởng thành của Đảng trước những biến động của tình hình Sự thay đổi đó là kịp thời thề hiện khả năng ứng

d. Công cuộc đổi mới từ 1986 đến năm 2000.

Hoàn cảnh lịch sử:

 Trong nước:

-

Trong mười năm xây dựng đất nước sau 1975 tuy đạt nhiều thành tựu trên nhiều mặt nhưng đất nước vẫn trong tình trạng khủng hoảng nhất là trong lĩnh vực kinh tế xã hội.

-

Để khắc phục sai lầm Đảng chủ trương tiến hành đổi mới nhằm khắc phục sai lầm khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng.

 Thế giới:

-

Đổi mới còn xuất phát từ sự thay đổi trong tình hình thế giới và mối quan hệ giữa các nước do sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật.

-

Liên Xô và Đông Âu và các nước XHCN khác đều khủng hoảng nghiêm trọng.

Nội dung đường lối đổi mới kinh tế và chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam:

-

Đường lối đổi mới được đề ra từ Đại hội VI(12/1986). Được điều chỉnh, bỏ sung và phát triển tại Đại hội VII(6 -1991). VIII (6 -1996) và đại hội IX (4 -2001).

-

Đảng chủ trương đổi mới toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế, đến chính trị, tổ chức, tư tưởng, văn hóa nhưng trọng tâm là đổi mới về kinh tế.

 Về kinh tế:

-

Xây dựng cơ cấu kinh tế đa ngành, nghề, nhiều quy mô và trình độ công nghệ.

-

Phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN, xõa bỏ cơ chế tập trung, bao cấp hình thành cơ chế thị trường.

-

Mở rộng quan hê kinh tế đối ngoại.  Đổi mới về chính trị:

-

Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền dân chủ XHCN, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân.

-

Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc; chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị và hợp tác.

Những thành tựu và hạn chế của việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1986 -1990):

 Thành tựu: ta đạt nhiều thành tựu trước tiên là ba chương trình kinh tế lớn.

-

Về lương thực, thực phẩm: từ chỗ thiếu ăn , năm 1989 ta đã đáp ứng được nhu cầu lương thực trong nước, có dự trữ và xuất khẩu. sản lượng lương thực năm 1989 đạt 21,4 triệu tấn.

-

Hàng hóa trên thị trường, nhất ladf hàng tiêu dùng dồi dào, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi.bao cấp của nhà nước giảm đáng kể.

-

Kinh tế đối ngoại phát triển mạnh. Từ 1986 -1990 hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần. năm 1989 ta xuất khẩu 1,5 triệu tấn gạo. Nhập khẩu giảm đáng kể.

-

Lạm phát được kiềm chế một bước. chỉ số tăng giá bình quân hàng tháng năm 1986 là 20% thì năm 1990 chỉ còn 4,4%.

-

Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.

 Hạn chế và yếu kém.

-

Nèn kinh tế còn mất cân đối lớn, lạm phát vẫn ở mức cao. Lao động thiếu việc làm tăng, hiệu quả kinh tế thấp,nhiều cơ sở sản xuất đình đốn kéo dài.

-

Chế độ tiền lương bất hợp lý, đời sống của những người sống chủ yếu bằng lương hoặc trợ cấp xã hội và phần lớn nông dân giảm sút.

-

Sự ngiệp văn hóa có những mặt tiếp tục xuống cấp. Tình trạng tham nhũng, nhận hối lộ, mất dân chủ còn nặng nề và phổ biến.

Những thành tựu, tiến bộ và hạn chế của việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1991 -1995):

 Thành tựu:

-

Kinh tế tăng trưởng nhanh. GDP tăng bình quân hàng năm là 8,2%; công nghiệp tăng bình quân hàng năm 13,3%, nông nghiệp là 4,5%.

-

Trong lĩnh vực tài chính tiền tệ: lạm phát từng bước được đẩy lùi. Thâm hụt ngân sách được kiềm chế.

-

Kinh tế đối ngoại phát triển mạnh. Trong 5 năm xuất khẩu đạt 17 tỷ USD.Tăng số mặt hàng có khối lưowjng xuất khẩu lớn như dầu thô, gạo, cà phê… Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong 5 năm tăng nhanh. Đén cuối 1995 đạt trên 19 tỷ USD.

-

Khoa học công nghệ gắn bó hơn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, thích nghi dần với cơ chế thị trường.

-

Công tác giáo dục và đào tạo đã có những bước phát triển mới.

-

Thu nhập và đời sống của các tầng lớp nhân dân ở các vùng đều được cải thiện. Mỗi năm giải quyết được hàng triệu việc làm.

-

Tình hình chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng và an ninh được củng cố.

-

Quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng.Thế bao vây được xóa bỏ, Việt nam tham gia ngày càng tích cực vào các hoạt động của cộng đồng quốc tế.

-

Năm 1995 ta đã có quan hệ với 160 nước, có quan hệ buôn bán với 100 nước.Bình thường hóa ngoại giao với Hoa Kỳ (11/7/1995).

-

28/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên ASEAN.  Hạn chế và yếu kém.

-

Lực lượng sản xuất còn nhỏ bé,cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu. Trình độ khoa học và công nghệ chuyển biến chậm, năng suất lao động thấp.

-

Tình trạng tham nhũng, lãng phí, buôn lậu làm ăn phi pháp chưa được ngăn chặn. Những hiện tượng tiêu cực nghiêm trọng kéo dài trong bộ máy nhà nước.

-

Sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tâng lớp dân cư tăng nhanh. Đời sống của một bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn.

Những tiến bộ và hạn chế của việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1996 - 2000):

 Chuyển biến tiến bộ:

-

Trong 5 năm GDP tăng bình quân hàng năm là 7%; công nghiệp tăng bình quân hàng năm 13,5%, nông nghiệp là 5,7%.

-

Cơ cấu kinh tế chuyển dần theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

-

Hoạt động xuất khẩu không ngừng tăng lên: xuất khẩu đạt 51,6 tỷ tỷ USD.Tăng bình quân 21%/năm. Với ba mặt hàng chủ lực là gạo( thứ hai thế giới), , cà phê (đứng thứ 3 thế giới)và thủy sản.

-

Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt khoảng 10 tỷ USD, tăng 1,5 lần so với năm trước. các doanh nghiệp Việt Nam từng bowcs mở rộng đầu tư ra nước ngoài.

-

Công tác giáo dục và đào tạo năm 2000 có 100% các tỉnh ,thành phố hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và xóa nạn mù chữ.

-

Các lĩnh vực văn hóa xã hội có bước phát triển đáng kể.

-

Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng và an ninh được tăng cường. Quan hệ đối ngoại không ngừng mở rộng..

-

Năm 2000 ta có quan hệ thương mại với 140 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ..

 Hạn chế và yếu kém.

-

Kinh tế phát triển chưa vững chắc; năng suất lao động, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp.

-

Kinh tế nhừ nước chưa tương xứng với vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Kinh tế tập thể chưa mạnh.

-

Các hoạt động khoa học và công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa và

hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI LỊCH SỬ LỚP 12 (Trang 45 -47 )

×