Chiếnlược cạnh tranh trong các ngành.

Một phần của tài liệu Bài nghiên cứu khoa học về năng lực cạnh tranh của trung nguyên (Trang 31 - 33)

B NLCT hiển thị

2.3.3. Chiếnlược cạnh tranh trong các ngành.

2.3.3.1. Chiến lược cạnh tranh trong các ngành phân tán.

Ngành phân tán là ngành tham gia của rất nhiều doanh nghiệp, chủ yếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có doanh nghiệp nào đủ lớn để chi phối thị trường. Trong khu vực này các doanh nghiệp cần tận dụng tính kinh tế nhờ quy mô chuyên môn hóa vào nhóm khách hàng hay thị trường cụ thể nhằm tạo ra sự khác biệt trong tâm trí của khách hàng bằng việc xây dựng hình tượng sản phẩm theo nhiều cách: chất lượng, mẫu mã bao bì, cung cấp dịch vụ… 2.3.3.2. Chiến lược cạnh tranh trong ngành mới xuất hiện.

Các ngành mới xuât hiện cùng với các thay đổi khoa học công nghệ, biến đổi hay phát sinh các nhu cầu mới hoặc do thay đổi của kinh tế xã hội. Đặc trưng là có ít doanh nghiệp rủi ro lớn, chưa có luật chơi chung, các tiêu chuẩn về sản phẩm chưa có. Các chiến lược đưa ra là: Định hình các chính sách sản phẩm, tiếp thị nhằm tiếp cận nhanh với khách hàng để đánh dấu ấn đầu tiên trong tâm lý họ. Bên cạnh đó thiết lập các mối liên hệ tốt với nhà cung cấp và các kênh phân phối.

2.3.3.3. Chiến lược kinh doanh trong các ngành bão hòa.

Đặc trưng của ngành này là tình trạng dư thừa do các công ty sản xuất hàng loạt có nhiều thương hiệu nên khách hàng chuyển sang lựa chọn đối thủ cạnh tranh, cạnh tranh diễn ra gay gắt, đặc biệt là cạnh tranh về giá và dịch vụ làm cho lợi nhuận giảm. Trong tình hình này doanh nghiệp phải xem đâu là năng lực cốt lõi của mình từ đó chọn chiến lược của M.Porter.

2.3.3.4. Chiến lược kinh doanh trong các ngành suy thoái.

Suy thoái ở đây được xem là ngành lâm vào tình trạng tuột dốc không duy trì được từng doanh số bán hàng trên cơ sở từng đơn vị đến mức không cứu vãn được. Nguyên nhân có thể là do thay đổi công nghệ làm xuất hiện các sản phẩm thay thế, khách hàng giảm hoặc đã có sự thay đổi xu hướng tiêu dùng. Các chiến lược nhằm đạt được vị thế cạnh tranh là:

• Tìm cách đạt được vị thế dẫn đầu về thị phần. • Tập chung vào một thị trường chuyên dụng. • Tận dụng thế mạnh dễ rút vốn có kiểm soát. • Thánh lý để thu hồi vốn càng sớm càng tốt.

2.4. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp.

Hiện tại ở Việt Nam chưa có tổ chức nào đưa ra tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nhưng theo tài liệu của một số nhà kinh tế học thì có một số tiêu chí nâng cao năng lực cạnh tranh như sau:

Một phần của tài liệu Bài nghiên cứu khoa học về năng lực cạnh tranh của trung nguyên (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w