Giải pháp nâng cao năng lựccạnh tranh hiển thị

Một phần của tài liệu Bài nghiên cứu khoa học về năng lực cạnh tranh của trung nguyên (Trang 90 - 97)

e) Marketing sản phẩm

4.3.2. Giải pháp nâng cao năng lựccạnh tranh hiển thị

Các đại lý nhượng quyền của Trung Nguyên luôn được đảm bảo hàng hóa được cung cấp với chất lượng tốt nhất, cung cấp kịp thời nhờ giao hàng tận nơi.

Độc quyền mua hàng chế phin từ 1 – 9 của Trung Nguyên với giá ưu đãi. Trung Nguyên nên chiết khấu 20% trên giá bán lẻ đối với những sản phẩm do Trung Nguyên trực tiếp sản xuất. Trung Nguyên cần có những chính sách giá phù hợp cho tưng đối tượng người tiêu dùng để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình với các đổi thủ khác.

4.3.2.2. Đề xuất giải pháp về xúc tiến bán.

Trung Nguyên hưởng lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp từ các chương trình quảng bá thương hiệu do công ty thực hiện: Đây là chương trình được chi nhánh thực hiện chung cho toàn bộ hệ thống các đại lý nhượng quyền của Trung Nguyên nhằm làm cho người tiêu dùng ngày càng biết đén thương hiệu Trung Nguyên, khẳng định vị trí số 1 trong lĩnh vực cà phê tại Việt Nam, góp phần kích thích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm Trung Nguyên.

Bao gồm: tham gia hôi chợ trong và ngoài nước, tài trợ các chương trình thu hút nhiều người, tổ chức các hội thi lớn trên các phương tiên thông tin đại chúng.

Dự trù chi phí, lên kế hoạch và tư vấn thực hiện một vài chương trình nhằm thu hút khách hàng trong giai đoạn khai trương quán, để đảm bảo công bằng cho bất kì cửa hàng nào muốn làm đại lý nhượng quyền.Trung Nguyên tiến hành thông tin báo chí công khai.

Trong trang web dành một mục để thông tin khái quát về các tiêu chuẩn dành cho một của hàng nhượng quyền, những lợi ích mà họ có thể nhận khi là đại lý nhượng quyền cũng như nghĩa vụ mà họ phải thực hiện. Hỗ trợ đại lý khó khăn là chính sách quan trọng tạo nên sự hiệu quả của hệ thống phân phối

nhượng quyền, nó cũng là sức mạnh thu hút mạnh mẽ nhất nhiều nhà kinh doanh muốn liên kết Trung Nguyên.

4.3.2.3. Đề xuất giải pháp về uy tín và thương hiệu.

Ở Việt Nam triết lí cà phê mới manh nha. Để có được triết lý cần dựa trên quan điểm của địa phương, dân tộc và thế giới về loại sản phẩm này. Nó sẽ được bồi đắp bởi những người uống và đam mê cà phê theo thời gian, ngay một lúc không thể hoàn tất được.

Công ty cần phải nhìn nhận đây là vấn đề nghiêm túc và phải có công trình nghiên cứu cẩn thận. Cà phê là mẫu số chung để quy tụ hơn 2 triệu tín đồ uống cà phê trên thế giới và tương lai còn hơn thế nữa. Do đó cần phải nghiên cứu nó với tư cách một công trình khoa học. Nếu có được triết lí ấy, Việt Nam sẽ có được một cơ hội quá lớn. Lần đầu tiên, Việt Nam sẽ trở thành nhà tư tưởng, có thể xuất khẩu và quy tụ được nhiều quan điểm khác nhau trên thế giới.

Trong chiến lược marketing, muốn xây dựng thương hiệu doanh nghiệp bao giờ cũng phải là người đi đầu trong một khía cạnh nào đó. Luật dẫn đầu áp dụng cho tất cả các sản phẩm kể từ thể rắn như xe cộ và máy tính đến thể mềm như các trường đại học và các thức uống. Đừng cố thay đổi một vị trí dẫn đầu của một sản phẩm nào đó mà nên tạo ra một sản phẩm mới mà doanh nghiệp có thể đứng ở vị trí đầu tiên.

Xây dựng thương hiệu là tìm ra điểm mới. Mỗi thương hiệu nên phát ngôn được hai vấn đề: giá trị cốt lõi và sự khác biệt hấp dẫn thế giới người sử dụng. Vấn đề này đòi hỏi có sự tư vấn của các chuyên gia về nhiều lĩnh vực như triết học, tâm lý học….vv.

Cần xây dựng một thương hiệu cà phê Việt Nam ngon nhất thế giới về chất lượng, nâng nó trở thành triết lý sống, là ngôn ngữ thứ hai của thế giới. 4.3.2.4. Giải pháp chiến lược thu hút khách hàng.

Đưa những ý tưởng mới vào hệ thống quán nhượng quyền của Trung Nguyên, đó là sử dụng âm nhạc để tạo phong cách thưởng thức riêng cho cà phê Trung Nguyên.

Âm nhạc là một món ăn tinh thần không thể thiếu của con người, còn cà phê là một thức uống tuyệt vời để thưởng thức, sẽ rất hiệu quả khi các quán nhượng quyền của Trung Nguyên kết hợp hai yếu tố này với nhau. Việc đưa thương hiệu Trung Nguyên gắn liền với phong cách thưởng thức âm nhạc có gu như dòng nhạc trữ tình của Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Phú Quang…sẽ tạo được dấu ấn riêng, từ đó phát triển dần hệ thống quán cà phê_âm nhạc mang đặc trưng riêng của Trung Nguyên. Thị trường mục tiêu của các quán cà phê_âm nhạc này là cán bộ công chức, gới văn nghệ sĩ và những người yêu âm nhạc.

Chọn mua bản quyền một bài hát thật phù hợp với giá trị chủ đạo mà Trung Nguyên Mong muốn truyền đạt và đưa vào quảng cáo, đoạn quảng cáo này sẽ được phát thường xuyên vào những khung giờ vàng trên truyền hình, những giai điệu đó sẽ trở thành linh hồn cho cả quảng cáo cũng như thương hiệu và gây ấn tượng sâu sắc cho người xem.

Khai thác khả năng quảng cáo miễn phí trên mạng xã hội ảo như

facebook, zingme, yahoo..vv.ngoài lợi thế về vấn đề tài chính còn có lợi thế số lượng khách hàng lớn, trẻ tuổi. Tính riêng mạng xã hội facebook là mạng xã hội lớn nhất thế giới với hơn 250 triệu thành viên, cùng với số lượng truy cập hơn 340 triệu lượt trên một tháng. Chính vì số lượng thành viên lớn như vậy nên khi quảng cáo trên mạng xã hội này sẽ có lượng khách hàng tiềm năng lớn thay vì những chiến lược PR khác tốn kém hơn rất nhiều và hơn cà thông qua hình thức này Trung Nguyên sẽ nhận thấy nhu cầu của khách hàng dễ dàng hơn. Tuy nhiên hình thức quảng cáo trên các mạng xã hội này rất đơn giản và ai cũng có thể tự tạo được nên nguy cơ hàng giả, hàng nhái sẽ là rất cao nên cần phải chú trọng đến vấn đề bản quyền thương hiệu.

4.3.2.5. Giải pháp chiến lược phân phối thị trường.

Phải nắm đươc khâu phân phối và thương hiệu: Như Starbuck họ đến

sau nhiều hàng cà phê, nhiều hệ thống khác nhưng vì sao họ chiến thắng?. Đó là vì họ có phương pháp và quan điểm đúng trong vấn đề định vị trong não trạng của từng người tiêu dùng. Việt nam nếu xét về một góc độ nào đó hơn các nước khác về gốc, bởi những thương hiệu như Nestle, Kraft, Sara Lee, P&G và các hãng thương hiệu cà phê đặc biệt như Starbuck, Tullys… tất cả đều đến từ những nước Âu- Mĩ những nước hầu như không trồng cà phê. Công ty có gốc nhưng lại không phát huy, xây dựng được một thương hiệu toàn cầu. Hiện nay thương hiệu của Trung Nguyên vẫn chưa nổi bật, vẫn còn mờ nhạt với thế giới.

Nhưng nếu nhận thức được vấn đề này, tính toán lại và thực hiện một cách nghiêm túc, Trung Nguyên sẽ có một vị trí nhất định.

4.3.2.6. Giải pháp chiến lược cạnh tranh thị trường.

Theo thống kê đo lường tại sáu thành phố lớn (chỉ tính sản phẩm có nhãn hiệu), hiện tại thị phần của cà phê hòa tan chiếm 62% về số lượng và 65% về giá trị so với 38% số lượng và 34% về giá trị của cà phê rang xay có nhãn hiệu. Riêng tại thị trường Hà Nội và bốn thành phố chính (Hải phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần thơ), tỷ trọng cà phê hòa tan còn chiếm đa số so với cà phê rang xay tương ứng 91%, 73%.

Trong thị trường cà phê hòa tan, lực lượng phân tán khá đồng đều cho ba đối thủ Vinacàphê (38%), Nescafe (32%) và G7 (23%). Thị trường này đang có bước chuyến biến khá nguy hiểm cho đối thủ Vinacafe khi mức độ tặng trưởng chỉ đạt 27% so với 51% và 88% của Nescafe và G7 trong năm gần đây.

Trong thị trường cà phê rang xay, Trung Nguyên đang dẫn đầu cách biệt so với các đối thủ khác (>80%).

Hiện tại thị trường cà phê của Việt Nam chưa phân hóa rõ ràng hai thị trường cà phê là cà phê đại trà và cà phê đặc biệt. Cà phê đại trà có thể kể đến như Trung Nguyên ở Việt Nam hay cà phê Taster’s choice của Nestlé tại Mỹ. Cà phê đặc biệt có thể kể đến như HighLand ở Việt Nam hay Starbucks ở Mỹ. Vì cà phê đặc biệt tại Việt Nam còn rất nhỏ nên chưa tạo nên ảnh hưởng lớn so với thị trường chiếm hơn 40% tại Mỹ để họ có thể thành lập nên hiệp hội cà phê đặc biệt của Hoa Kỳ (SCAA).

Trong tương lai với sự tham gia của nhiều thương hiệu cà phê đặc biệt, thị trường sẽ phân chia lại và định hình rõ ràng hơn. Đặc biệt nếu Starbucks xem xét lại ý định đầu tư vào thị trường Việt Nam. Vậy vấn đề cần đặt ra cho Trung Nguyên là cần có những bước đi tích cực hơn khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường nhằm giành lấy lợi thế đi trước đón đầu trước các đối thủ cạnh tranh mạnh.

4.3.2.7. Giải pháp chiến lược cà phê Trung Nguyên xâm nhập thị trường thế giới.

Cà phê Trung Nguyên vừa cho biết đã có kế hoạch cụ thể trong chiến lược mở rộng thị trường quốc tế vào năm 2012 với các thi trường trọng điểm là Mỹ, Trung Quốc và Singapore, trong đó thành lập hai trung tâm điều hành tại Mỹ và Singapore.

Với thị trường Mỹ, qua vị thế và sự ảnh hưởng của Mỹ, thì một khi cà phê Trung Nguyên vào được thị trường Mỹ và thành công tại Mỹ sẽ là minh chứng mạnh mẽ nhất giúp dễ dàng mở toang các cánh cửa thị trường còn lại của thế giới.

Với thị trường Trung Quốc cà phê Trung Nguyên có lợi thế là vị trí gần, tương đồng về văn hóa, lợi thế đông dân, dân số trẻ và xu hướng dịch chuyển từ trà sang cà phê tăng mạnh.

Với thị trường Singapore, là cửa ngõ của Châu Á mở ra thế giới, có nền tảng vững chắc về tài chính, kinh tế, hạ tầng cơ sở kĩ thuật tốt sẽ tạo cơ hội cho Trung Nguyên phát triển

Trung Nguyên đã đầu tư hơn 2200 tỷ đồng trong 5 năm qua cho hệ thống công nghệ hiện đại và bí quyết, đây là điều kiện để Trung Nguyên nâng cao chất lượng, sản lượng, đa dạng hóa sản phẩm, tăng năng suất đáp ứng nhu cầu kinh doanh tại thị trường nội địa và chiến lược chinh phục thị trường thế giới.

KẾT LUẬN

Trên đây là những phân tích về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của chi nhánh công ty TNHH cà phê Trung Nguyên tại Hà Nội. Để làm được điều này cần có sự am hiểu thực tế sâu rộng cộng với tư duy về phương pháp luận đúng đắn.

Trong thời gian nghiên cứu chúng em đã cố gắng phân tích nội dung và chính sách một cách toàn diện để tìm ra những ưu nhược điểm, điểm mạnh, điểm yếu, xem xét các tồn tại từ đó đề ra xây dựng một phương pháp luận nói chung.

Do thời gian và trình độ có hạn chúng em thấy mình mới tìm hiểu được những nội dung cơ bản nhất. Trong đó có nội dung chỉ trình bày một cách khái quát chưa đi sâu vào chi tiết và thực tiễn khách quan. Do vậy, vấn đề còn được tìm hiểu, nghiên cứu một cách triệt để hơn. Mặc dù còn nhiều thiếu sót hạn

chế, vì vậy chúng em rất mong nhận được sự đong góp ý kiến của các thầy các cô giáo.

Để hoàn thành để tài này chúng em chúng em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Thạc sĩ Trần Thị Hồng Hà cùng các thầy cô giáo và các bạn sinh viên. Chúng em xin chân thành cám ơn.

Nhóm thực hiện:

Nguyễn Thị Hoài Trang K46E3 Phạm Thị Thắm K46E4

Phạm Thị Thùy K46E5

Một phần của tài liệu Bài nghiên cứu khoa học về năng lực cạnh tranh của trung nguyên (Trang 90 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w