Hoạtđộng quảng cáo và maketing

Một phần của tài liệu Bài nghiên cứu khoa học về năng lực cạnh tranh của trung nguyên (Trang 79 - 82)

e) Marketing sản phẩm

3.3.2.4. Hoạtđộng quảng cáo và maketing

Giao tiếp khuếch trương rất cần cho nền kinh tế thị trường, nó giúp cho công việc bán hàng dễ dàng hơn đưa hàng hóa vào kênh phân phối hợp lý hơn. Trong thành công của thương hiệu “ Trung Nguyên” công tác quan hệ công chúng đóng vai trò quyết định . Trong những năm đầu thành lập, có rất nhiều bài viết, phóng sự…về “hiện tượng cà phê” này là hầu như 100% các bài viết đều mang nội dung tích cực. Có thể nói chính PR (Public relation) đã tạo nên cơn sốt Trung Nguyên, PR trở thành cầu nối trực tiếp đến lòng tin của người tiêu dùng. Và không có gì ngạc nhiên khi trong một thời gian ngắn Trung Nguyên đã chiếm được cảm tình của người tiêu dùng và cùng với đó là uy tín của thương hiệu, là tăng trưởng của doanh thu. Chỉ trong 6 tháng cuối năm 2003 đã có trên 30 tin bài về Trung Nguyên trên các báo. Trung Nguyên không quá đầu tư vào hoạt động quảng cáo mà thay vào đó tập chung khuếch trương hình ảnh của công ty thông qua các hoạt động có tính chất xã hội như việc Trung Nguyên góp vốn 1 tỷ đồng để tham gia xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam. Với mục đích nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Trong tất cả các hoạt động xúc tiến Trung Nguyên luôn muốn khơi dậy lòng tự hào dân tộc, kêu gọi mọi người Việt nam, ủng hộ hàng Việt Nam.

Hội chợ thương mại:

Trong chiến lược phát triển của mình, chi nhánh công ty đã tổ chức nhiều hội chợ triển lãm hàng Việt Nam chất lượng cao, hội chợ hàng tiêu dùng, hội chợ hàng nông sản…Trong kinh doanh thương mại hiện nay cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để có thể tạo được hình ảnh và bản sắc riêng của mình đối với khách hàng thì việc tham gia hội chợ thương mại là rất quan trọng. Vì nó sẽ giúp cho doanh nghiệp tìm kiếm nhiều cơ hội kinh doanh từ hình thức này. Đây là công cụ giúp cho khách hàng có thể so sánh nhiều loại hàng hóa với nhau và nền doanh nghiệp có những nét riêng biệt như chất lượng dịch vụ, hàng hó và điều kiện thanh toán… mà hơn đối thủ cạnh tranh thì khách hàng sẽ tìm đến doanh nghiệp.

Mặt khác chi nhánh công ty cũng có thể biết được những thông tin từ khách hàng để biết được nhu cầu phát triển của thị trường và có khả năng thay đổi đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu đó.

Bán hàng cá nhân

Là hoạt động giao tiếp tốn kém nhất (tính cho một lần giao tiếp) và là công cụ hiệu quả nhất vì có khả năng thuyết phục khách hàng qua thương lượng trực tiếp. Đối với các quán không thuộc hệ thống nhượng quyền của chi nhánh, nhân viên bán hàng phải đến tận nơi chào hàng, giải đáp các vấn đề của khách hàng trước và sau khi mua sản phẩm.

Xúc tiến bán

Chủ yếu Chi nhánh công ty xúc tiến bán bằng giảm giá, giảm giá theo số lượng (một phần hoặc toàn phần) đối với khách hàng mua chung thủy và không chung thủy, khách hàng mua thường xuyên hay không thường xuyên, khách hàng mua lần đầu..

Trong các hội chợ thương mại, chi nhánh công ty có thể phát cataloge, hình mẫu, chương trình xúc tiến…. cùng các chính sách chiết khấu sẽ đem lại khả năng cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh.

Quảng cáo, cổ động, truyền thông.

Chủ yếu công ty quảng cáo trên truyền hình, kênh VTV3 đối với các sản phẩm của G7 để nâng cao thương hiệu và tính cạnh tranh cho sản phẩm.

Trung Nguyên đã sử dụng nhiều công cụ truyền thông như quảng cáo truyền hình, báo đài, bán hàng trực tiếp nhưng cái mang lại thành công lớn nhất cho Trung nguyên là PR. Trước đây vào khoảng từ năm 2003-2007, thì hầu như ngày nào các trang báo viết và báo điện tử đều nhắc đến Trung Nguyên . Trung Nguyên đã gây chú ý với báo giới cũng như khách hàng với cuộc chiến giữa Trung Nguyên và Nescafé

Và Trung Nguyên đã chọn một đối thủ “truyền kiếp” đó là Nescafé, một công ty nước ngoài đang chiếm thị phần lớn nhất Việt Nam lúc đó , và nó được coi là cuộc chiến “ Vì thương hiệu Việt” với khát khao đưa thương hiệu Việt sánh ngang tầm với thương hiệu nước ngoài

Khi quảng cáo ,G7 tung ra thông điệp “Bí quyết khác biệt cà phê tươi chính gốc Buôn Ma Thuột” và cà phê của Trung Nguyên là “Giúp suy nghĩ mạnh hơn”. Nescafe chuyển đổi thông điệp là “Ngon hơn, vị cà phê mạnh hơn”. G7 tiếp tục tung ra thông điệp “Vị cà phê cực mạnh” và “G7 – Bí quyết khác biệt cà phê tươi của chuyên gia cà phê hàng đầu”.

Và trong cuộc chiến này tất nhiên cà phê Trung Nguyên là đội nhà và được khán giả đội nhà ủng hộ và theo dõi như theo dõi một trận bóng đá. Và liên tục cái tên Trung Nguyên xuất hiện trên tất cả các mặt báo .

Cùng với nó Trung Nguyên thực hiện nhiều hoạt động PR khác như: - Chương trình xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam.

- Ngày hội tuyệt đỉnh G7, dùng thử sản phẩm (dlind test) với 89% người tham gia chọn G7.

- Roadshow tại tổng hành dinh Nestlé.

Một phần của tài liệu Bài nghiên cứu khoa học về năng lực cạnh tranh của trung nguyên (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w