Về cách thức đầu tư tạo động lực phát triển kinh tế xanh:
Trước hết phải bắt nguồn từ tài chính công làm đòn bẩy (bằng các gói kích thích kinh tế đầu tư cho các khu vực kinh tế xanh và tái cơ cấu nền kinh tế theo lộ trình, kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm). Từ đó, tạo sức lan tỏa, dẫn dắt các nguồn vốn tư nhân sẽ chiếm vai trò chính trong giai đoạn sau. Thí điểm áp dụng cơ chế chính sách đặc thù, đột phá cho một số khu vực, địa phương có tiềm
78
năng và cơ hội đáp ứng yêu cầu cho phát triển xanh, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm về chính sách và tạo nguồn lực, động lực để áp dụng trên phạm vi rộng. Xây dựng và phát triển mô hình đô thị sinh thái, khu công nghiệp xanh, tòa nhà xanh, chuỗi cửa hàng Việt Nam xanh.
Tập trung vào các ngành kinh tế có thể phát huy lợi thế so sánh của Việt Nam (nông nghiệp sinh thái, đa dạng hóa và phát triển các nguồn năng lượng sạch, có khả năng tái tạo từ thiên nhiên; phát triển du lịch giải trí, sinh thái, nghỉ dưỡng chất lượng cao; đầu tư phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao hướng đến xây dựng nền kinh tế tri thức đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường; tập trung giải quyết những hậu quả môi trường có liên quan trực tiếp đến an sinh xã hội hiện nay ( như nguồn nước bị ô nhiễm, bãi thải than,…), nâng cao năng lực quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường.
Cách thức huy động vốn đầu tư:
1- Tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính cũng như kỹ thuật từ cộng đồng quốc tế cho các khu vực kinh tế xanh, vì hiện nay ưu tiên của các tổ chức quốc tế của UNDP và nguồn vốn ODA của các nước phát triển đang chuyển dịch vào lĩnh vực này.
2- Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi tối đa (về vốn đầu tư, thuế, phí, hạ tầng đất đai,…) để khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển các lĩnh vực của kinh tế xanh, phát triển năng lượng sạch bảo vệ môi trường, xử lý rác thải và đổi mới công nghệ thân thiện với môi trường.
3- Lồng ghép việc huy động nguồn lực đầu tư phục vụ phát triển xanh trong quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, khu vực và từng địa phương;
79
4- Tăng cường quản lý nhà nước, khai thác có hiệu quả, đúng mục đích, tránh tiêu cực, thất thoát Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, các nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của các địa phương và các ngành, nhất là các ngành có phát thải ô nhiễm cao, như khai thác tan, khoáng sản, sản xuất thép,…
5- Nghiên cứu thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển bền vững trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của các nước và rà soát, hệ thống lại các quỹ chín sách hiện hành để bảo đảm tính tập trung, tránh dàn trải,
6- Ưu đãi về chính sách để phát triển hoạt động tài chính, tín dụng liên quan đến bảo vệ môi trường, kể cả đối với việc phát triển khoa học- công nghệ thân thiện với môi trường.
Về xây dựng chính sách, pháp luật tạo môi trường thể chế cho tăng trưởng xanh:
Bảo vệ môi trường bằng pháp luật là một định hướng cơ bản của hoạt động bảo vệ môi trường ở mỗi quốc gia. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Việt Nam rất chú trọng công tác xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách về bảo vệ môi trường. Hoạt động bảo vệ môi trường của Việt Nam tuy bắt đầu khá muộn so với nhiều nước nhưng đã đạt được những kết quả to lớn trong lĩnh vực pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trước năm 1993 hầu như có rất ít các văn bản quy phạm pháp luật riêng về bảo vệ môi trường. Sự gắn kết với các công ước quốc tế liên quan còn mờ nhạt. Sau năm 1993, có nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến môi trường được ban hành như Luật Bảo vệ môi trường và nhiều chỉ thị, thông tư, tiêu chuẩn về lĩnh vực môi trường do Thủ tướng chính phủ, các bộ/ngành và các địa phương đã được ban hành theo thẩm quyền.
80
Bên cạnh luật BVMT, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh các hoạt động có lien quan đến khai thác và quản lý tài nguyên thiên nhiên cũng được ban hành như Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Đa dạng sinh học; Luật Hóa chất, Luật Tài nguyên nước; Luật Khoáng sản; Luật Dầu khí; Luật Thủy sản; Luật Đất đai; Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân...Quy định trách nhiệm và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng được đề cập và bổ sung ở nhiều bộ luật khác, kể cả bộ Luật dân sự và Bộ luật Hình sự sửa đổi. Đặc biệt, năm 1998, Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam đã ban hành Chỉ thị 36/CT-TW về tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước; tháng 11 năm 2004, Bộ Chính trị ĐCS VN ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tháng 4/ 2012 Thủ tướng chính phủ VN quyết định phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững VN giai đoạn 2011 – 2020; và thàng 7 năm 2012, Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2030 cũng đã được trình lên Chính phủ.
Từ khi Luật Bảo vệ môi trường được ban hành, hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến các bộ/ngành và các địa phương đã được hình thành và phát triển. Nhờ đó mà công tác bảo vệ môi trường trên toàn quốc được triển khai. Nhiều mô hình tự quản về môi trường ở một số địa phương và cộng đồng dân cư đã được tổ chức và phát huy tác dụng. Tuy nhiên, hệ thống tổ chức quản lý môi trường ở Việt Nam còn nhiều bất cập như: tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở cấp trung ương chưa tương xứng với nhiệm vụ đặt ra. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý về lĩnh vực BVMT của các Bộ, ngành, địa phương còn thiếu và chưa đáp ứng nhu cầu chuyên môn, nhiều người
81
hoạt động kiêm nhiệm, tỷ lệ người được đào tạo cơ bản về lĩnh vực môi trường còn thấp.
Để đạt được các nội dung về kinh tế xanh, chúng ta cần tập trung xây dựng, ban hành chính sách, quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường trong từng giai đoạn sản xuất để đạt mục tiêu tối đa hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm thiểu tối đa chất thải trong quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Nhà nước nên khuyến khích tăng cường tiêu dùng bền vững thông qua chính sách pháp luật. Nhà nước nên nghiên cứu và ban hành các chính sách mua sắm ưu tiên, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng nhiều hơn nữa các sản phẩm thân thiện với môi trường bên cạnh những ưu đãi về thuế, phí. Đối với các sản phẩm xanh, nhà nước có thể trợ giá so với các sản phẩm cùng loại, tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn hơn của các sản phẩm này trên thị trường. Ban hành quy định về nhãn sinh thái cho các sản phẩm của các nhà máy, xí nghiệp đáp ứng tốt các yêu cầu về quản lý môi trường.
Về nâng cao nhận thức xã hội:
Việt Nam rất chú trọng vấn đề truyền thông và nâng cao nhận thức về BVMT cho nhân dân được thể hiện trong hầu hết các quy định pháp luật và chính sách của nhà nước. Nhiều hình thức hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về môi trường đã được thực hiện tại nhiều vùng và qua các phương tiện truyền thông như báo chí, phát thanh, truyền hình và đã đạt được kết quả bước đầu.
Tuy nhiên, kiến thức và nhận thức về BVMT và PTBV chưa được nâng cao cho các nhà ra quyết định, các nhà quản lý, các doanh nghiệp và cộng đồng, các chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức BVMT chưa được tiến hành rộng
82
khắp. Các thông tin về môi trường về chính sách pháp luật BVMT chưa được cung cấp và phổ biến thường xuyên đến cộng đồng… Tình trạng này kéo dài đã tạo ra rất nhiều bất cập, nhầm lẫn, sai sót trong việc giải quyết các vấn đề môi trường ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương và cộng đồng.
Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa nâng cao nhận thức của người dân trong bảo vệ môi trường. Việc nâng cao nhận thức của người dân là một quá trình mất nhiều công sức và thời gian. Trong quá trình này, giáo dục về môi trường cho thế hệ trẻ là bước đi quan trọng, quyết định đến sự thành công sau này. Các hình thức tuyên truyền, phổ biến thông qua ti vi, loa đài, sách vở, giáo dục tại trường học cần phải được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả
Về tăng cường hợp tác quốc tế:
Trong những năm qua, Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động hợp tác quốc tế và khu vực nhằm hòa nhập với sự nghiệp BVMT của cộng đồng quốc tế và nâng cao năng lực BVMT quốc gia. Việt Nam đã phê chuẩn việc tham gia vào các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường và đang nỗ lực thực hiện cam kết và nghĩa vụ của một nước thành viên, có thể kể ra một số công ước tiêu biểu như:
- Công ước về Các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế;
- Công ước về Buôn bán quốc tế về các giống loài động thực vật có nguy cơ bị đe dọa
- Công ước của Liên Hợp quốc về Sự biến đổi môi trường; - Công ước Viên về Bảo vệ tầng ô-zôn;
- Công ước Basel về Kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới chất thải độc hại và việc loại bỏ chúng;
83 - Công ước về Đa dạng sinh học;
- Công ước về Ngăn ngừa ô nhiễm do tàu thuyền MARPOL.
Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tranh thủ sự hỗ trợ về nguồn lực cho quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh. Trong đó, Việt Nam cần đặc biệt quan tâm xây dựng quan hệ với các nền kinh tế phát triển, các nền kinh tế đi đầu trong xu hướng tăng trưởng xanh của thế giới như EU, tập trung vào một số nền kinh tế xanh hàng đầu trong khu vực này như Đức, Đan Mạch, Hà Lan v.v…
Về vai trò của nhà nước:
Để hướng tới một mô hình tăng trưởng xanh, vai trò của “nhà nước phát triển” là cần thiết: Để nhà nước đóng vai trò dẫn dắt quá trình tăng trưởng xanh,
nhà nước đó phải có mức độ tự chủ tương đối, phải có mối quan hệ tương hỗ và cộng sinh với khu vực tư nhân. Trong mô hình hướng tới nền kinh tế xanh nhà nước cần có những cơ chế để xoá bỏ những rào cản đối với các khoản đầu tư xanh, ưu tiên đầu tư và chi tiêu của Chính phủ trong những lĩnh vực kích thích xanh hoá các thành phần kinh tế, thu hút đầu tư của khu vực tư nhân vào kinh tế xanh.
Quan điểm “nhà nước can thiệp vào quá trình phát triển” (developmental state) lập luận trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay, nhà nước cần đóng vai trò xác lập các lợi thế so sánh mới (Comparative advantage-defying) để nâng cấp nền công nghiệp, thay vì chỉ khai thác các lợi thế cạnh tranh sẵn có (Comparative advantage-following) như quan điểm “nhà nước tạo thuận lợi cho phát triển” (faciliating state), nghĩa là nhà nước đóng vai trò tạo điều kiện cho năng lực của khu vực tư nhân trong việc khai thác các lợi thế so sánh của một quốc gia.
84
Kinh nghiệm cho thấy phát triển kinh tế xanh là một quá trình lâu dài, thậm chí trước mắt chưa thể đem lại lợi ích, nên các nước đều có chiến lược phát triển xanh dài hạn gắn với chiến lược phát triển chung, kết hợp đầu tư lớn của Chính phủ. Kế hoạch tổng thể về phát triển kinh tế- xã hội cần phản ánh được mục tiêu và chiến lược phát triển chung của nền kinh tế với những ưu tiên dành cho những ngành có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng tới tình trạng việc làm và GDP, đồng thời tạo ra lợi ích môi trường đáng kể và rõ rệt. Các lĩnh vực theo thứ tự ưu tiên có thể là phát triển nông nghiệp bền vững, xây dựng hệ thống giao thông bền vững xây dựng các tòa nhà hiệu quả, khai thác, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, sản xuất và quản lý sử dụng nguồn nước sạch, đô thị hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng sinh thái và phát triển du lịch…
Chính phủ sẽ cần các gói kích thích kinh tế để đầu tư cho các khu vực kinh tế xanh và tái cơ cấu nền kinh tế. Bên cạnh đó Chính phủ cần có những biện pháp chính sách nhằm thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, khu vực nước ngoài, hỗ trợ về kỹ thuật cũng như tài chính từ cộng đồng quốc tế cho các khu vực kinh tế xanh.
Bên cạnh việc có chính sách hỗ trợ và khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vào các ngành, lĩnh vực kinh tế xanh, Chính phủ cần quyết liệt hơn trong việc bảo vệ môi trường, đưa chi phí bảo vệ và khôi phục môI trường vào cân đối tính toán khi quyết định đầu tư. Chính phủ cũng cần tăng cường đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), đặc biệt là các nghiên cứu thuộc các lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ sinh khối, năng lượng thay thế. Mặt khác, Chính phủ cần đưa ra các chính sách khuyến khích hoạt động hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và phát triển, tiếp nhận các công nghệ hiện đại của các quốc gia trên thế giới. Cuối cùng, chính phủ cần chú trọng đào tạo nguồn nhận lực đáp ứng
85
được nhu cầu lao động, cả về số lượng, chất lượng, ở các khu vực kinh tế được mở rộng và các ngành mới phát triển của nền kinh tế xanh.
86
KẾT LUẬN
Trong xu thế phát triển chung của thế giới và mục tiêu Việt Nam phấn đấu cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 nên việc lựa chọn và thực hiện theo định hướng tăng trưởng xanh là cần thiết, nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, sử dụng hiệu quả tài nguyên, ứng phó với biến đổi khí hậu; là phù hợp với yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế trong giai đoạn sắp tới; phù hợp với quan điểm và định hướng phát triển bền vững đã được khẳng định trong Văn kiện Đại hội XI của Đảng và nhiều định hướng chiến lược phát triển quan trọng khác như Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020; Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020; Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050; Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050.
Phương thức tăng trưởng xanh là con đường tốt nhất để giúp Việt Nam thu hẹp khoảng cách phát triển trong thời gian tương đối ngắn, nhờ sử dụng hiệu quả nguồn nội lực và toàn cầu hóa.
Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên lợi thế so sánh cao, vị trí địa chính trị quan trọng, có cả vùng núi, đồng bằng và ven biển, có hệ thống hạ tầng giao thông nối kết với kinh tế của các nước trong vùng, về khách quan đang trở thành một trung tâm của vùng Đông Nam Á, với tài nguyên thiên nhiên đa dạng