Quá trình phân tích ở các phần trước đã cho thấy có rất nhiều yếu tố thúc đẩy và ủng hộ cho xu hướng chuyển dịch sang nền kinh tế xanh, trong đó được tóm lại trong 4 nhóm yếu tố chính sau: (1) Sức ép gia tăng về môi trường và biến đổi khí hậu (BĐKH) cũng như an ninh năng lượng và lương thực toàn cầu, (2) Khung chính sách và khoản đầu tư xanh của các quốc gia cho mục đích khôi phục nền kinh tế hậu khủng hoảng; (3) Tiến bộ khoa học công nghệ trong cải tiến sản xuất sạch hơn và năng lượng tái tạo, và (4) Sự hợp tác quốc tế trong quá trình hướng tới nền kinh tế xanh và sự phát triển bền vững toàn cầu.
BĐKH, trước hết là sự nóng lên toàn cầu và nước biển dâng, là một trong những thách thức toàn cầu nghiêm trọng nhất Thế kỷ 21. BĐKH tác động tới mọi lĩnh vực, bao gồm tài nguyên thiên nhiên, môi trường, kinh tế xã hội và sức khỏe con người. Ba nguồn tài nguyên quan trọng nhất là nước, đất và sinh vật bị suy thoái nghiêm trọng đang là những vấn đề môi trường cấp bách, mang tính
28
toàn cầu. Bên cạnh đó, thế giới cũng phải đối mặt với hai cuộc khủng hoảng lớn, an ninh lương thực và khủng hoảng năng lượng. Giá năng lượng (dầu mỏ) và lương thực tăng vọt trong thời gian gần đây đã và đang tác động trực tiếp, gây ảnh hưởng năng nề tới nhiều quốc gia (giá cả sinh hoạt, lạm phát tăng, sản xuất bị ảnh hưởng), đặc biệt là các quốc gia đang và kém phát triển. Những hậu quả nghiêm trọng này được xác nhận kết quả của mô hình tăng trưởng không bền vững của nền kinh tế nâu mà các quốc gia trên thế giới vẫn theo đuổi trước đây.
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 là cơ hội để các Quốc gia nhìn nhận lại mô hình tăng trưởng và tận dụng cơ hội đó để thúc đẩy chiến lược tăng trưởng xanh. Trong gói kích thích kinh tế của nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới, tỷ trọng dành cho khu vực “xanh” là tương đối lớn, một mặt là thúc đẩy tăng trưởng xanh, mặt khác, coi tăng trưởng xanh là động lực lớn cho phục hồi kinh tế sau khủng hoảng. Trong gói kích thích kinh tế toàn cầu ước tính 3,1 nghìn tỷ USD, 15% được đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng, chủ yếu là tiết kiệm năng lượng của các tòa nhà, công nghệ năng lượng tái tạo (gió, mặt trời, địa nhiệt, sinh khối) cũng như công nghệ giao thông vận tải bền vững, cơ sở hạ tầng sinh thái (nước ngọt, đất, rừng…), và bền vững nông nghiệp [51].
Nền kinh tế hiện đại đã được tạo ra nhờ đổi mới và phát triển mạnh dựa trên chính nó, và do đó nền kinh tế khuyến khích các cách thức làm việc mới và sáng chế các sản phẩm mới. Điều đó sẽ tiếp tục được áp dụng trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh. Những thay đổi và đổi mới phi công nghệ như mô hình kinh doanh mới, mô hình làm việc, quy hoạch thành phố hoặc các phương tiện đi lại cũng sẽ là công cụ thúc đẩy tăng trưởng xanh. Không một chính phủ nào có đủ tất cả các nguồn lực công nghệ khoa học, tài chính và các vấn đề cần thiết khác để thực hiện tăng trưởng xanh một mình. Trong gần hai
29
thập kỷ qua, kể từ khi Chương trình Nghị sự 21 (Chương trình nghị sự 21) được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh Trái Đất (Hội nghị của LHQ về Môi trường và Phát triển) ở Rio de Janerio năm 1992 đến Thỏa thuận toàn cầu Xanh mới (Global Green New Deal) được thông qua bởi Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) tháng 8/2010, tăng trưởng – phát triển xanh đã trở thành xu hướng và mục tiêu ưu tiên hàng đầu cho hầu hết các Quốc gia trên thế giới, từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển.