Chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, bảo vệ môi trường, chống lại biến đổi khí hậu là một trong những thách thức toàn cầu của thế kỷ 21 và thu hút sự quan tâm lớn trong chính sách của Đức, trong báo giới và xã hội dân sự. Trên trường quốc tế, Đức được coi là một trong những quốc gia đi tiên phong trong công cuộc này và là nước đi đầu trong phát triển năng lượng tái tạo. Trên phạm vi toàn cầu, Chính phủ Đức cũng tích cực đóng góp cho việc bảo vệ môi trường, cho các chiến lược phát triển thân thiện với môi trường và những quan hệ hợp tác trong lĩnh vực năng lượng. Ban thư ký theo dõi việc thực hiện Công ước khí hậu của Liên hợp quốc có trụ sở tại thành phố Bonn. Từ năm 1990 đến nay đức đã cắt giảm được hơn 23% lượng khí thải nhà kính của mình, và như vậy đã vượt mức cam kết của Đức trong Nghị định thư Kyoto có hiệu lực từ năm 2005, từ đó cho tới năm 2012 sẽ cắt giảm 21% lượng khí thải nhà kính. Trong bảng đánh giá toàn cầu năm 2010 về bảo vệ khí hậu của tổ chức độc lập [1, tr.101] bảo vệ môi trường “German Watch” thì Đức được xếp ở một vị trí hàng đầu.
Từ nhiều năm nay Đức đã theo đuổi định hướng kết hợp bảo vệ khí hậu và bảo vệ môi trường trong một nền kinh tế bền vững. Chìa khóa của định hướng đó là tăng hiệu suất sử dụng năng lượng và tài nguyên, cũng như phát triển các nguồn năng lượng và loại nguyên liệu tái tạo được. Chiến lược đó khích lệ sự phát triển các công nghệ năng lượng mới của bên cung cấp năng lượng, như nhà
56
máy điện cũng như các nguồn năng lượng tái tạo, và cũng như bên tiêu thụ năng lượng.
Từ năm 1994, công tác bảo vệ thiên nhiên (bảo vệ các cơ sở sống trong thiên nhiên) đã được ấn định trong điều 20a của Luật cơ bản như là một mục tiêu quốc gia. Một thiên nhiên ổn định, có không khí trong lành và các nguồn nước sạch là những tiền đề cho một chất lượng cuộc sống cao và chất lượng môi trường cao ở Đức. Những chỉ số môi trường về giữ sạch không khí và nước đã phát triển theo hướng tích cực, vì trong những năm qua, nhiều loại chất thải và khí thải đã giảm đi rõ rệt. Bất chấp lưu lượng giao thông gia tăng đáng kể, khí nhà kính trong giao thông đường bộ đã giảm dần từ năm 1999 đến nay và nay chỉ còn ở mức năm 1990. Việc trang bị cho xe ô tô các thiết bị lọc khí là một trong những yếu tố cắt giảm khoảng 50% khí thải oxitnito. Nhờ ban hành quy định pháp luật về ngưỡng lưu huỳnh được phép có trong khí thải nên lượng khí phát thải oxit lưu huỳnh từ các nhà máy điện chạy bằng than đá và than nâu đã giảm đi 90%. Trong những năm qua, mức tiêu thụ nước hàng ngày tính trên đầu người cũng giảm đi từ 144 lít xuống còn 122 lít- mức tiêu thụ thấp thứ hai trong các nước công nghiệp.
Năng lượng hóa thạch vẫn là nguồn cung cấp năng lượng chính cho gia đình, trong giao thông và trong công nghiệp. Dầu khoáng chiếm 35% và là nguồn năng lượng quan trọng nhất, tiếp theo là khí đốt, than nâu, than đá và năng lượng hạt nhân. Năng lượng hạt nhân chỉ được sử dụng để cung cấp điện năng (chiếm khoảng 23%). Tỷ lệ này sẽ giảm dẫn từng bước và theo kế hoạch của Chính phủ sẽ được thay thế bằng năng lượng tái tạo. Chính sách hỗ trợ của nhà nước được bắt đầu ngay từ những năm 1990 đã làm cho việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo trở nên hấp dẫn và kinh tế. Luật Năng lượng tái tạo (EEG)
57
nhằm thúc đẩy sản xuất các hệ thống thiết bị cung cấp năng lượng từ các nguồn tái tạo được. Mục tiêu là tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo trong điện năng lên đến ít nhất 30% vào năm 2020. Luật năng lượng tái tạo bảo đảm với các nhà sản xuất việc áp dụng những mức giá được ấn định trước. Luật này được sửa đổi năm 2009 và là một trong hàng loạt biện pháp nhằm giảm mức độ phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch và vào nhập khẩu năng lượng từ khu vực nằm ngoài EU. Những nét chính của Luật năng lượng tái tạo của Đức đã được nhiều nước tiếp nhận áp dụng [1, tr 101-102], một chương trình kích thích thị trường nhằm khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, được coi là động lực phát triển các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường, khí hậu và những nét cơ bản của luật này được nhiều nước tiếp nhận. Việc sử dụng mạnh mẽ hơn năng lượng tái tạo và tăng hiệu suất sử dụng năng lượng cũng là một chủ đề trọng tâm của Hiệp ước liên minh được Chính phủ liên bang ký năm 2009. Chính phủ Liên bang coi năng lượng hạt nhân là giải pháp công nghệ cầu nói, cho đến khi có thể thay thế một cách chắc chắn bằng năng lượng tái tạo.
Định hướng tương lai và hiệu quả: Năng lượng tái tạo.
Trước những hậu quả biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng (gia tăng nhiệt độ, lũ lụt, khô hạn, núi băng tan nhanh hơn, một số loài động thực vật bị tiệt chủng…) và trước việc tiêu thụ nguồn nguyên liệu hóa thạch ngày càng gia tăng, thì những nguồn năng lượng thân thiện với môi trường và tái tạo được ngày càng trở nên quan trọng. Gió, nước, mặt trời, sinh khối và địa nhiệt là những nguồn năng lượng vô tận và không sinh ra khí thải tổn hại đến khí hậu.
Đức là quốc gia có nhiều tài nguyên năng lượng tái tạo để thực hiện lộ trình “năng lượng xanh” . Chính phủ Đức, trong suốt thời gian qua, ngày càng quan tâm nhiều tới vấn đề “năng lượng sạch- phát triển bền vững- kinh tế xanh”.
58
Đức là nước xây dựng chiến lược nền kinh tế "năng lượng xanh" đầu tiên trên thế giới và đang có nhiều nỗ lực để trở thành cường quốc công nghiệp đầu tiên trên thế giới sử dụng 100% “năng lượng xanh” tái tạo, hướng tới “mục tiêu xanh” vào năm 2050.
Đối với Đức, sản xuất năng lượng từ gió đã và đang được khai thác hiệu quả nhất, với rất nhiều dự án đang được triển khai tại nhiều vùng của nước này (với 20.000 trạm sản xuất điện từ gió) [2]. Đức sản xuất khoảng 20% tổng năng lượng gió toàn cầu và như vậy là nhà sản xuất năng lượng gió lớn thứ hai sau Mỹ. Đức và một số thành viên EU khác hợp tác trong một “ Sáng kiến châu Âu sử dụng năng lượng gió ven biển Bắc”.
Sau năng lượng gió là năng lượng Mặt trời cũng được phát triển rất mạnh ở nhiều địa phương của Đức. Trong lĩnh vực pin quang năng biến ánh sáng mặt trời thành điện năng, Đức đã lắp đặt thiết bị có tổng công suất 5.400 MW và thậm chí xếp thứ nhất trong lĩnh vực này trên Tây Ban Nha và Nhật Bản. Sáng kiến Desertec chủ yếu do các công ty Đức đóng góp là một đầu tư nữa của châu Âu vào công nghệ năng lượng bền vững. Đến năm 2050 năng lượng được các nhà máy điện quang năng ở châu Phi sản xuất trong khuôn khổ dự án Desertec sẽ đáp ứng 15% nhu cầu điện năng của châu Âu. Những thành công của Đức trong sản xuất điện từ gió và Mặt trời luôn được EU và thế giới đánh giá cao.
Bên cạnh đó, năng lượng sinh học và năng lượng sinh khối của Đức cũng phát triển nhanh, góp phần đáng kể đối với năng lượng quốc gia. Năng lượng sinh khối có tốc độ phát triển rất nhanh (đang phát triển với tốc độ nhanh nhất trong tất cả các nguồn năng lượng tái tạo ở nước này và lần đầu tiên đã vượt qua thủy năng trong việc cung cấp nguồn điện năng). Năm 2008, năng lượng sinh khối cung cấp khoảng 3,7% lượng điện tiêu thụ ở Đức, tăng so với mức 3,1%
59
năm 2007, trong khi đóng góp của năng lượng gió năm 2008 chỉ đạt 6,5%, tăng khoảng 0,1 điểm% so với mức 6,4% của năm 2007. Đặc biệt, với việc áp dụng và phát triển những công nghệ mới, năng lượng sinh khối ở Đức dự báo còn tăng nhanh hơn, đóng góp nhiều hơn cho năng lượng quốc gia.
Chính phủ Đức đang nỗ lực để trở thành quốc gia đi đầu về việc sử dụng năng lượng tái tạo (các chuyên gia dự báo, tới năm 2050, nước Đức có thể đạt mục tiêu này). Ví dụ: năm 2007, năng lượng tái tạo chiếm 10,6% tổng năng lượng được sử dụng ở Đức, thậm chí chiếm 16% điện năng, các chuyên gia dự báo, tới năm 2020, năng lượng tái tạo ở Đức sẽ chiếm khoảng 33% tổng lượng tiêu thụ năng lượng của nước và chiếm khoảng 50% vào năm 2030, khi nước này nhanh chóng vượt lên các quốc gia Châu Âu khác trong phát triển năng lượng tái tạo.
Bộ Môi trường Đức đã công bố bản lộ trình mới phác thảo tiến trình thực hiện những kế hoạch hướng tới sử dụng hoàn toàn năng lượng tái tạo. Bản lộ trình nêu nhiều biện pháp, kế hoạch nâng cao hiệu suất năng lượng, trong đó có việc xây dựng mạng lưới “ điện thông mình”, giảm tiêu thụ điện năng khoảng 28% trong vòng 20 năm, từ 13.842 JP (peta-joules) năm 2007 xuống 12.000 JP vào năm 2020 và 10.000 JP vào năm 2030. Thực hiện kế hoạch giảm tiêu thụ điện năng, Đức sẽ giảm chi phí hàng tỷ USD chi trả cho nhập khẩu năng lượng.
Dự án khổng lồ này sẽ có thể tạo ra khoảng gần 1 triệu việc làm mới trong ngành công nghệ sạch vào năm 2030. Chính phủ Đức còn vạch kế hoạch trong 20 năm nữa, sẽ hình thành “ Mạng lưới thông minh” kết nối với mạng lưới điện trong EU. Thêm nữa, đến năm 2020, các ô tô điện ở Đức sẽ sử dụng pin sạc bằng năng lượng tái tạo, làm giảm nhu cầu về xăng dầu và giảm lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính [16].
60
Cũng theo lộ trình này, tới năm 2020 ở Đức sẽ có khoảng 30% năng lượng điện tiêu thụ có nguồn gốc từ năng lượng tái tạo. Cụ thể năng lượng sức gió đóng góp 15%, tiếp theo là năng lượng sinh học (8%) và thủy năng (4%). Thời điểm này cũng xác định xe hơi điện sẽ sử dụng pin xạc bằng năng lượng tái tạo, góp phần giảm nhu cầu về xăng đồng thời giảm lượng phát thải các loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Đến năm 2030, Đức có tới 50% năng lượng điện tiêu thụ lấy từ nguồn năng lượng tái tạo. Hiện nền công nghiệp năng lượng tái sinh của Đức có trị giá 240 tỷ USD.
Với nhiều dự án nghiên cứu đầy tham vọng nhưng rất khả thi đã, đang và sẽ triển khai, Đức kỳ vọng sẽ có nhiều bước đột phá mạnh mẽ trong việc khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo nhằm trở thành nền kinh tế năng lượng xanh đầu tiên của thế giới.
Đổi mới và xuất khẩu mạnh mẽ: Công nghệ xanh.
Những biện pháp trong chương trình bảo vệ khí hậu và năng lượng không chỉ bảo vệ môi trường, mà còn thúc đẩy xây dựng một ngành công nghiệp tiên tiế, đầy triển vọng tương lai và tạo việc làm. Ngành công nghiệp này có sức cạnh tranh quốc tế cao và ngày càng hoạt động mạnh mẽ hơn trên thị trường ngoài nước. Hiện nay trên toàn thế giới một phần năm số lượng pin mặt trời và gần một phần ba số lượng máy phát điện chạy bằng sức gió ra đời ở Đức. Năm 2009 có hơn 300.000 người làm việc trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Ngoài ra còn khoảng 1 triệu người làm việc trong ngành công nghệ môi trường- như làm sạch nguồn nước, kỹ thuật lọc, tái sử dụng, tái chế và phục hồi thiên nhiên. Trong thời đại giá năng lượng tăng, các công ty áp dụng công nghệ tăng hiệu suất (nhà máy điện có hiệu suất cao, phối hợp sản xuất điện năng với nhiệt năng, xây nhà có hiệu suất sử dụng năng lượng cao, cải tạo nhà theo hướng tiết kiệm năng lượng,
61
sản xuất ô tô tiêu thụ ít nhiên liệu) cũng là những động lực tạo việc làm. Theo số liệu của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) hiện nay Đức đã thuộc nhóm những nước dẫn đầu trong việc dùng tương đối ít năng lượng nhưng đạt được một kết quả kinh tế cao.
Hợp tác quốc tế về khí hậu.
Nước Đức tự coi mình là nước đi tiên phong trong công cuộc bảo vệ khí hậu và môi trường. Nước Đức dẫn đầu thế giới với mục tiêu tự đặt ra cho mình. Không có một quốc gia công nghiệp nào có một chương trình đầy tham vọng và được soạn thảo chi tiết như Đức: Chính phủ liên bang dự định đến năm 2020 sẽ cắt giảm 40% lượng khí thải nhà kính so với mức năm 1990. Ngoài ra kiên quyết phát triển các nguồn năng lượng tái tạo và tiếp tục tăng hiệu suất sử dụng năng lượng. Mục tiêu đặt ra là biến năng lượng tái tạo thành nguồn năng lượng chính.
Là một nước đầu tiên cắt giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính: trong năm 2009, giảm phát thải khí CO2 23% so với năm 2009, tiêu thụ năng lượng từ các nguồn năng lượng tái tạo đã tăng lên gấp năm lần kể từ năm 1990 đến năm 2010. Trong năm 2009, Đức có thể giảm lượng khí thải CO2 bình quân đầu người khoảng 23% so với mức năm 1990. Đồng thời, nước này đã tăng tổng mức tiêu thụ năng lượng cuối cùng từ các nguồn năng lượng tái tạo gấp năm lần chỉ trong hai mươi năm ( từ 1,9% năm 1990 lên 10,9% trong năm 2010).
Trên bình diện quốc tế, Đức cũng đã tích cực đóng góp để chủ đề bảo vệ khí hậu và môi trường trở thành chủ đề chính. Theo đó năm 2007 khi là chủ tịch luân phiên EU và nhóm G8, Đức đã coi mục tiêu bảo vệ khí hậu và chinh sách năng lượng là một trong những mục tiêu chính của mình. Hội đồng Liên minh châu Âu đã đưa ra những nghị quyết đầy tham vọng cắt giảm lượng khí thải nhà kính và trong hội nghị thượng đỉnh G8 tại Heiligendamm những người đứng đầu
62
nhà nước và chính phủ đã cam kết sẽ “ xem xét nghiêm túc” mục tiêu đến năm 2050 sẽ giảm một nửa lượng khí thải nhà kính. Đó là những bước đi quan trọng dẫn đến một câu trả lời trên bình diện toàn cầu đối với biến đổi khí hậu. Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về khí hậu tại Bali năm 2007 đã tạo cơ sở cho “ quá trình hậu Kyoto”, mà trong khuôn khổ đó bên cạnh các quốc gia công nghiệp muốn tăng cường các biện pháp của mình, cũng lôi cuốn các nước phát triển và các nước công nghiệp mới vào công cuộc bảo vệ khí hậu, môi trường và phát triển kinh tế xanh, bền vững.
Đức là một nhà tiên phong của châu Âu trong chính sách tăng trưởng
xanh. Cùng với Đan Mạch và Thụy Điển, chính sách này đã hình thành cuộc
tranh luận về sự tăng trưởng bền vững ở châu Âu. Sự cam kết tăng trưởng xanh được chứng minh là mang lại lợi ích cho nền kinh tế như: theo Chính phủ Đức, đó là việc làm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo trong năm 2010 là 129% so với năm 2004, lên tới 367.400 việc làm.
Thông qua đầu tư và hỗ trợ của chính phủ, Đức đã có thể đa dạng hóa các cơ sở năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính 23% so với mức năm 1990. Đồng thời, công nghệ tăng trưởng xanh là sản phẩm chủ yếu xuất khẩu và đặt mục tiêu đầy tham vọng cho tương lai. Đức có kế hoạch cắt giảm khí thải nhà kính 80% vào năm 2050, so với mức năm 1990. Các nguồn năng lượng tái tạo được thiết lập để cung cấp 60% tổng tiêu thụ năng lượng. Vậy các nước khác cần học hỏi những gì từ kinh nghiệm của Đức? Đức cho thấy rằng các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể xem các chính sách môi trường như là một cách để tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế. 2.3.3. Đánh giá quá trình chuyển đổi sang kinh tế xanh của Đức
63
Có nhiều lý do khiến Đức trở thành nhà lãnh đạo trong tăng trưởng