Hiện nay, Đức thuộc số những quốc gia công nghiệp phát triển nhất thế giới và là nền kinh tế lớn thứ tư sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản. Với hơn 82 triệu dân, Đức cũng là thị trường lớn nhất và quan trọng nhất trong Liên minh châu Âu (EU). Nền kinh tế Đức tập trung vào sản xuất hàng hóa công nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt các sản phẩm của ngành chế tạo máy, sản xuất ô tô và hóa chất của Đức có uy tín quốc tế cao. Trong giai đoạn 2003- 2008, Đức là cường quốc số một thế giới về xuất khẩu, trong đó xuất khẩu năng lượng tái tạo- một nguồn năng lượng trong chính sách chuyển đổi sang kinh tế xanh, hướng tới tăng trưởng bền vững cũng là một trong những ưu tiên của Chính phủ Đức.
Để đạt được mục tiêu này thì ngay từ cuối những năm 1960, nước Đức đã tập trung vào các vấn đề môi trường và năng lượng bền vững, việc đưa ra chính sách xanh ít nhiều đã gây tranh cãi và chỉ đạt được đồng thuận sau khi tái thống nhất với Đông Đức khi các cuộc thảo luận về sự cần thiết phải đóng cửa các nhà máy gây ô nhiễm môi trường ở Đông Đức ngày càng chiếm ưu thế. Sự thành công của cuộc bầu cử của phái quan tâm tới môi trường- Die Grünen- đã phản ảnh nhu cầu của công chúng đối với chính sách xanh hơn và tạo điều kiện cho các thảo luận về các chính sách có liên quan đến môi trường, đây là điều ít nước đạt được.
Chính phủ trực tiếp khuyến khích đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo; điều chỉnh tạo ra một mức thuế quan cố định đối với các đối tượng để mua năng lượng tái tạo với mức lãi suất cố định, cao hơn so với các nguồn tài chính độc lập khác. Những ưu đãi này tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo. Các nước khác có thể học hỏi gì từ kinh nghiệm của
55
Đức? Nước Đức đã cho thấy rằng các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể xem các chính sách môi trường như là một cách để tạo thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế hơn là chi phí làm chậm phát triển kinh tế.