Biến động các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ biofloc (cân bằng nitơ cacbon) trong nuôi thâm canh cá rô phi (oreochromis niloticus) thương phẩm (Trang 41 - 43)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.7.Biến động các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm

Biến động nhiệt độ, ôxy, pH

Nhiệt độ nước trung bình của thí nghiệm 2 là 25,50C, biến động trong khoảng từ 19,00C đến 31,00C. Phân tích thống kê cho thấy không có sự sai khác về thống kê giữa các nghiệm thức thí nghiệm.

Bảng 8. Biến động yếu tố nhiệt độ, ôxy hòa tan, pH

Nghiệm thức Nhiệt độ (0C) Ôxy hòa tan

(mg/l) pH BFT80 25,5 ± 3,19 6,0 ± 0,32 7,4 ± 0,10 BFT90 25,4 ± 3,21 6,0 ± 0,34 7,4 ± 0,10 BFT100 25,5 ± 3,21 6,0 ± 0,34 7,5 ± 0,09 Đối chứng 25,5 ± 3,24 6,1 ± 0,38 7,6 ± 0,07 Max 31,0 6,7 7,7 Min 19,0 5,0 7,3

Kết quả đo hàm lượng ôxy trong thời gian thí nghiệm ở các nghiệm thức có mức dao động trong khoảng 5,0 – 6,5 mg/l (bảng 8). Giá trị pH dao động khá lớn từ 7,3 tới 7,7 trong toàn bộ thời gian nghiên cứu của thí nghiệm 2. pH trung bình của nghiệm thức đối chứng cao hơn các nghiệm thức thí nghiệm (BFT80, BFT90 và BFT100). Tuy nhiên phân tích ANOVA không cho thấy sự sai khác giữa các nghiệm thức.

Biến động hàm lượng NH3, NO2, NO3 trong thí nghiệm 2

Hàm lượng amonia trung bình qua các lần thu mẫu biến động từ 0,03 – 0,25mg/l (bảng 9). Trong đó hàm lượng NH3 đạt giá trị lớn nhất ở cuối các chu kỳ thay nước ở nghiệm thức đối chứng và chu kỳ bổ sung rỉ đường ở các nghiệm thức nuôi theo công nghệ biofloc.Hàm lượng NH3 ở nghiệm thức BFT80, BFT90

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 34 luôn thấp hơn ở nghiệm thức đối chứng do việc ứng dụng công nghệ biofloc đã hấp thu lượng amonia để tạo thành sinh khối biofloc. Ở nghiệm thức BFT100 do lượng thức ăn cho cá lớn hơn hai nghiệm thức BFT80, BFT90 nên lượng phân do cá thải ra và thức ăn dư thừa lớn hơn do đó lượng amonia ở nghiệm thức này cao hơn.

Bảng 9. Biến động yếu tố NH3, NO2, NO3 trong thí nghiệm 2

Nghiệm thức NH3 NO3 NO2 BFT80 0,09 ± 0,01 1,7 ± 0,48 0,11 ± 0,06 BFT90 0,10 ± 0,01 1,8 ± 0,48 0,12 ± 0,09 BFT100 0,11 ± 0,01 1,9 ± 0,47 0,12 ± 0,07 Đối chứng 0,12 ± 0,01 2,0 ± 0,52 0,12 ± 0,1 Max 0,25 3,5 1,5 Min 0,03 0,3 0,3

Trong quá trình thí nghiệm hàm lượng NO3 dao động từ 0,3 – 3,5 mg/l và đạt giá trị cao nhất vào cuối các chu kỳ bổ sung nguồn các bon đối với các nghiệm thức sử dụng công nghệ biofloc, và vào cuối chu kỳ thay nước đối với nghiệm thức đối chứng. Theo Nguyễn Đình Trung (2004) thì hàm lượng nitrate phù hợp trong nuôi cá nước ngọt là từ 2 – 3mg/l. Như vậy giá trị NO3 trong các nghiệm thức là phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi.

NO2 là khí độc sinh ra do sản phẩm của quá trình phân hủy các chất bài tiết của cá có tác động xấu đến chất lượng nước ao nuôi. Sự tồn tại của NO2 trong nước ao gây cản trở sự sinh trưởng của cá và có thể gây chết cá.Trong quá trình thí nghiệm cho thấy, hàm lượng NO2 biến động lớn và dao động trong khoảng 0,03 – 0,18mg/l. Đặc biệt hàm lượng NO2 đạt cao nhất vào cuối chu kỳ nuôi (bảng 9). Qua theo dõi hàm lượng NO2 biến động theo chu kỳ của các đợt bổ sung rỉ đưởng ở các nghiệm thức nuôi theo công nghệ biofloc và biến động theo chu kỳ thay nước ở nghiệm thức đối chứng.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 35

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ biofloc (cân bằng nitơ cacbon) trong nuôi thâm canh cá rô phi (oreochromis niloticus) thương phẩm (Trang 41 - 43)