Amonia tổng số (TAN)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ biofloc (cân bằng nitơ cacbon) trong nuôi thâm canh cá rô phi (oreochromis niloticus) thương phẩm (Trang 32 - 35)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.1. Amonia tổng số (TAN)

TAN là một yếu tố môi trường nước quan trọng cho quá trình hình thành biofloc. Trong nuôi công nghệ biofloc TAN được vi khuẩn dị dưỡng hấp thụ để tạo nên sinh khối vi sinh vật.

Hàm lượng TAN trong các bể dùng nguồn cacbon là rỉ đường:

0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 0 2 4 6 m g /l

Ngày thu mẫu Rỉ đường

C/N: 11,5 C/N:12,5 C/N:13,5

Hình 8. Biến động TAN trong các bể dùng nguồn cacbon là rỉ đường

Trong đợt thu mẫu đầu tiên, hàm lượng TAN trong các bể dùng nguồn C là rỉ đường với tỉ lệ C/N khác nhau thì khác nhau. Các bể bổ sung C theo tỷ lệ C/N = 11,5; 12,5 có hàm lượng TAN thấp nhất 1,05mg/l, hàm lượng TAN cao nhất trong các bể bổ sung C theo tỷ lệ C/N = 13,5, trung bình 1,23mg/l (hình 9). Hàm lượng TAN giảm dần ở các ngày 2 và ngày 4 của thí nghiệm do vi khuẩn dị dưỡng đã hấp thu để tạo thành sinh khối biofloc. Ở đợt thu mẫu cuối cùng hàm

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 25 lượng TAN đã bắt đầu tăng lên do sinh khối biofloc bắt đầu phân hủy ở cuối chu kỳ hoạt động.

Hàm lượng TAN trong các bể dùng nguồn cacbon là bột sắn:

Hàm lượng TAN trung bình ở các bể bổ sung C với tỉ lệ 11,5 và 12,5 thấp hơn so với tỷ lệ 13,5. Hàm lượng TAN trung bình ở lần thu mẫu đầu tiên có hàm lượng TAN thấp nhất ở tỷ lệ 11,5 (1,49mg/l) tiếp đến là 12,5 (1,61mg/l), hàm lượng TAN ở lần thu mẫu đầu tiên đạt giá trị cao nhất 1,73mg/l) ở tỷ lệ 13,5 (hình 10). 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 0 2 4 6 m g /l

Ngày thu mẫu Bột sắn

C/N:11.5 C/N:12.5 C/N:13.5

Hình 9. Biến động TAN trong các bể dùng nguồn C là bột sắn

Ở đợt thu mẫu thứ 2 và thứ 3, cũng giống như hàm lượng TAN ở các bể dùng nguồn C là rỉ đường vi khuẩn dị dưỡng đã hấp thụ để tạo thành sinh khối nên hàm lượng TAN ở hai lần thu mẫu này giảm xuống. Hàm lượng TAN ở thí nghiệm bổ sung nguồn cacbon là bột sắn thấp hơn so với bổ sung nguồn C là rỉ đường, do hàm lượng protein ở bột sắn cao hơn rỉ đường và hàm lượng cacbon thấp hơn nên trong quá trình thí nghiệm nguồn cacbon là bột sắn vẫn có khả năng lên men và đẩy giá trị TAN cao lên.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 26

Hàm lượng TAN trong các bể dùng nguồn cacbon là cám gạo:

Kết quả phân tích TAN ở các bể bổ sung nguồn C là cám gạo cho ta thấy hàm lượng TAN trung bình cao hơn ở các bể thí nghiệm bổ sung nguồn C là rỉ đường và bột sắn. Hàm lượng TAN khi bắt đầu thí nghiệm đạt giá trị lần lượt theo tỷ lệ là 11,5 (1,9mg/l), 12,5 (2,47mg/l), 13,5 (2,64mg/l) (hình 11).

Hình 10. Biến động TAN trong các bể dùng nguồn C là cám gạo

TAN trung bình ở lần thu mẫu thứ 2 giảm xuống đáng kể, tuy nhiên do nguồn C là cám gạo có hàm lượng cacbon thấp và hàm lượng protein cao nên trong đợt thu mẫu thứ 3 và thứ 4 protein đã bắt đầu phân hủy đẩy hàm lượng TAN nên khá cao. TAN ở lần thu mẫu thứ 4 lần lượt là 11,5 (2,68mg/l), 12,5 (3,82mg/l), 13,5 (3,45mg/l). Do đó sinh khối biofloc được tạo thành ở các bể thí nghiệm sử dụng nguồn C là cám gạo được tạo thành là không đáng kể. Hàm lượng TAN ở các bể bổ sung nguồn C là cám gạo cũng không nằm trong khoảng thích hợp để cá sinh trưởng và phát triển.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 27

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ biofloc (cân bằng nitơ cacbon) trong nuôi thâm canh cá rô phi (oreochromis niloticus) thương phẩm (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)