Thí nghiệm 1: Xác định nguồn và tỷ lệ cacbon phù hợp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ biofloc (cân bằng nitơ cacbon) trong nuôi thâm canh cá rô phi (oreochromis niloticus) thương phẩm (Trang 25 - 27)

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1. Thí nghiệm 1: Xác định nguồn và tỷ lệ cacbon phù hợp

Thí nghiệm 1 được bố trí trên 27 bể kính thể tích nước 50 lít/bể. Sử dụng một máy nén khí (công suất 0,75Kw/h) và hệ thống ống nhựa dẫn khí đến các bể, sục khí 24/24h đảm bảo môi trường đủ ôxy hòa tan cho thí nghiệm. Thí nghiệm được bố thí tại khu thí nghiệm phòng Sinh học thực nghiệm – Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1. Thời gian từ 10 tháng 6 đến 25 tháng 6 năm 2011.

Trong mỗi bể thí nghiệm cho 50 lít nước ao nuôi cá rô phi thâm canh và 200ppm dung dịch biofloc mồi (biofloc booter) có chứa 1% dịch nuôi cấy chủng vi khuẩn Bacillus spp (để tạo chất keo hình thành biofloc), sau đó bổ sung nguồn cacbon và nitơ theo các tỷ lệ khác nhau.

Thí nghiệm được thực hiện với 3 công thức tỷ lệ C/N lần lượt là là 11,5; 12,5 và 13,5 và 3 nguồn cacbon là rỉ đường, tinh bột sắn và cám gạo chiết ly.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 18 Các công thức của thí nghiệm được lăp lại 3 lần hoàn toàn ngẫu nhiên.

Hình 4. Bố trí thí nghiệm 1 xác định nguồn và tỷ lệ C/N phù hợp cho sự hình thành biofloc

Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 như sau: Nguồn Cacbon là rỉ đường

Nguồn Cacbon là tinh bột sắn

Lần lặp 1 Lần lặp 2 Lần lặp 3 C/N=12,5

C/N=11,5 C/N=13,5

C/N=13,5 C/N=11,5 C/N=11,5

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 19

Nguồn Cacbon là cám gạo chiết ly

Hình 5. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 xác định nguồn và tỷ lệ C/N phù hợp

Lý thuyết tính toán tỷ lệ C/N dựa theo công bố của Avnimelech (1999, 2009)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ biofloc (cân bằng nitơ cacbon) trong nuôi thâm canh cá rô phi (oreochromis niloticus) thương phẩm (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)