4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2.5. Chi phí thức ăn cho 1kg cá tăng trọng nuôi theo công nghệ biofloc
Chi phí thức ăn cho 1kg cá rô phi nuôi theo mô hình ứng dụng công nghệ biofloc được thể hiện qua (bảng 7).
Để thu được 1kg cá tăng trọng ở nghiệm thức ĐC chi phí về thức ăn lớn nhất (22.400 đồng), tiếp đến là nghiệm thức BFT100 (19.600 đồng), nghiệm thức BFT90 và BFT80 có chi phí thức ăn thấp nhất là (16.800 đồng).
Bảng 7. Chi phí thức ăn nuôi cá rô phi theo công nghệ biofloc
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 32
Đối chứng 14,000 1,6 22,400
BFT100 14,000 1,4 19,600
BFT90 14,000 1,2 16,800
BFT80 14,000 1,2 16,800
Do các nghiệm thức thí nghiệm ứng dụng công nghệ biofloc hiệu quả sử dụng thức ăn thấp hơn nghiệm thức đối chứng làm cho hệ số chuyển đổi thức ăn thấp hơn nên chi phí giá thành cho 1kg cá giảm hơn so với nghiệm thức đối chứng.
4.2.6. Biến động chỉ số biofloc (FVI)
Kết quả theo dõi chỉ số FVI cho thấy có sự biến động rõ rệt của chỉ số FVI giữa các ngưỡng nhiệt độ khác nhau. Trong khoảng nhiệt độ nước từ 27,5 – 31,00C chỉ số FVI dao động trong một chu kỳ bổ sung nguồn cacbon từ 1,2 – 10,5ml/l, khoảng nhiệt độ từ 22 – 24 00C chỉ số FVI dao động từ 1,2 – 7,3 ml/l. Chỉ số FVI trong khoảng nhiệt độ từ 22 – 24 00C thấp hơn so với trong khoảng nhiệt độ từ 27,5 – 31,00C (hình 17). Đồng thời chỉ số FVI giữa các nghiệm thức BFT80 và BFT90 tương đương nhau và thấp hơn so với chỉ số FVI của nghiệm thức BFT100
0 2 4 6 8 10 12 21/8 26/8 31/8 5/9 (m l/ L )
Thời gian (ngày)
(A)
BFT80 BFT90 BFT100
Hình 12. Biến động chỉ số thể tích biofloc trong bể nuôi thâm canh cá rô phi trong khoảng nhiệt độ nước từ 27,5 – 31,00C (A ) và khoảng nhiệt độ nước
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 33 Qua biến động chỉ số FVI trong quá trình thí nghiệm ta có thể kết luận rằng trong khoảng nhiệt độ từ 25 – 310C việc ứng dụng công nghệ biofloc trong nuôi cá rô phi thương phẩm sẽ cho kết quả hình thành biofloc tốt nhất.