4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.2. Chỉ số thể tích biofloc (FVI) và kích thước biofloc
Biofloc đều được hình thành khi sử dụng ba nguồn C là rỉ đường, bột sắn, cám gạo. Có sự khác biệt giữa ba nguồn C (P<0,05). Nguồn C là rỉ đường cho kết quả chỉ số biofloc (FVI) cao nhất, dao động từ 6,67 ml/l – 11,30 ml/l. Chỉ số thể tích biofloc ở nguồn C là bột sắn dao động từ 1,2 – 5,2 ml/l và chỉ số thể tích của biofloc đạt thấp nhất với nguồn C cám gạo trung bình là 0,5 ml/l.
Bảng 1. Chỉ số thể tích trung bình của biofloc (FVI ml/l) Tỷ lệ C/N Nguồn cacbon 11,5 12,5 13,5 Rỉ đường 11,3±0,33e 8,0±0,58d 6,7±0,33cd Bột sắn 5,2±0,60bc 3,8±0,17b 1,2±0,17a Cám gạo 0,5±0,00a 0,5±0,03a 0,0±0,00a
Có sự khác biệt về chỉ số thể tích biofloc giữa 3 tỷ lệ (P<0,05). Khi bổ sung 3 nguồn C là rỉ đường, bột sắn, cám gạo với tỷ lệ C/N = 11,5 đều cho chỉ số thể tích biofloc cao nhất so với hai tỷ lệ C/N =12,5 và 13,5. Với cùng tỷ lệ C/N = 11,5 thì chỉ số thể tích biofloc đạt cao nhất với nguồn cacbon là rỉ đường (trung bình đạt 11,3 mL/L (bảng 1), tiếp đến là bột sắn (FVI trung bình đạt 5,2 ml/l ) và thấp nhất là cám gạo chỉ số FVI trung bình đạt 0,5ml/l. Ở tỷ lệ C/N = 12,5 chỉ số thể tích ở cả 3 nguồn C dao động từ 0,5 – 8,0 ml/l. Chỉ số thể tích biofloc ở tỷ lệ 13,5 cho kết quả thấp nhất, từ 1,2 – 6,7 ml/l và tỷ lệ 13,5 không tạo chỉ số biofloc ở nguồn C cám gạo.
Kích thước biofloc trong ba nguồn cacbon dao động từ 207 đến 243 µm
Bảng 2. Kích thước biofloc (µm)
Tỷ lệ Nguồn cac bon
11,5 12,5 13,5
Rỉ đường 240±2,9 237±4,4 242±4,4
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 28
Cám gạo 235±5,0 227±8,8 0±0,0