Thúc đẩy công tác thu hồi công nợ

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH Thiết bị Khoa học và Công nghệ Việt Nhật (Trang 62 - 63)

6. Các khoản phải trả, phải nộp khác

3.2.3Thúc đẩy công tác thu hồi công nợ

Đẩy mạnh công tác thu hồi công nợ, tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu và hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng.

Công ty cần có biện pháp tích cực trong việc thu hồi các khoản phải thu để giảm bớt số vốn bị chiếm dụng, giảm các khoản chi phí lãi vay.

- Với những khách hàng mua lẻ với khối lượng nhỏ, công ty tiếp tục thực hiện chính sách “mua đứt bán đoạn”, không để nợ hoặc chỉ cung cấp chiết khấu ở mức thấp với những khách hàng nhỏ nhưng thường xuyên.

- Có chính sách bán chịu đúng đắn với từng khách hàng.

- Với những khách hàng lớn, trước khi ký hợp đồng, công ty cần phân loại khách hàng, tìm hiểu kỹ về khả năng thanh toán của họ. Hợp đồng luôn phải quy định chặt chẽ về thời gian, phương thức thanh toán và hình thức phạt khi vi phạm hợp đồng.

- Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải thu theo tuổi. Như vậy, công ty sẽ biết được một cách dễ dàng khoản nào sắp đến hạn để có các biện pháp hối thúc khách hàng trả tiền. Định kỳ công ty cần tổng kết công tác tiêu thụ, kiểm tra các khách hàng đang nợ về số lượng và thời gian thanh toán, tránh tình trạng để các khoản phải thu rơi vào tình trạng nợ khó đòi.

- Có biện pháp phòng ngừa rủi ro không được thanh toán (lựa chọn khách hàng, yêu cầu đặt cọc, tạm ứng hay trả trước một phần giá trị đơn hàng…)

- Công ty nên áp dụng biện pháp tài chính thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và hạn chế vốn bị chiếm dụng như áp dụng hình thức chiết khấu thanh toán để khuyến khích khách hàng trả tiền sớm thời hạn hay phạt vi phạm quá thời hạn thanh toán.

- Nếu khách hàng thanh toán chậm thì công ty cần xem xét cụ thể để đưa ra các chính sách phù hợp như thời gian hạn nợ, giảm nợ nhằm giữ gìn mối quan hệ sẵn có và chỉ nhờ cơ quan chức năng can thiệp nếu áp dụng các biện pháp trên không mang lại kết quả.

- Để khắc phục tình trạng bộ phận bán hàng chiếm dụng tiền hàng thu

được vào mục đích khác, phòng kế toán cần thành lập tổ công nợ để phối hợp chặt c hẽ với bộ phận bán hàng trong việc thu hồi công nợ, tránh thất thoát vốn.

- Khi mua hàng hay thanh toán trước, thanh toán đủ phải yêu cầu người lập các hợi đồng bảo hiểm hay các chế tài áp dụng trong ký kết hợp đồng.

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH Thiết bị Khoa học và Công nghệ Việt Nhật (Trang 62 - 63)