Trong quá trình kinh doanh do nhiều nguyên nhân khác nhau thường tồn tại một khoản vốn trong quá trình thanh toán, đó là các khoản phải thu, ví dụ như công ty cung cấp tín dụng cho khách hàng, hoặc là ứng tiền trả trước cho nhà cung cấp... nên quản lý các khoản phải thu là công tác khá phức tạp trong quản lý và sử dụng VLĐ. Việc quản lý nợ phải thu không chỉ tác động đến hiệu suất
sử dụng VLĐ và cơ cấu VLĐ mà còn tác động đến doanh thu bán hàng, khả năng chiếm lĩnh thị trường của Công ty. Do vậy tùy từng chính sách của Công ty ở từng thời kỳ, trình độ, khả năng quản lý mà đánh giá tình hình các khoản phải thu của Công ty.
Thực trạng của quản lý các khoản phải thu của Công ty được thể hiện qua
BẢNG 2.9: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ KHOẢN PHẢI THU CỦA CÔNG TY NĂM 2012 Đơn vị tính: Đồng Stt Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2011 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) 1 Phải thu khách hàng 46.160.791.678 68,46 47.892.490.947 74,37 (1.731.699.269) -3,62 -5,91 2 Trả trước cho người bán 20.609.216.302 30,57 15.613.889.961 24,25 4.995.326.341 31,99 6,32 3 Các khoản phải thu khác 657.053.480 0,97 888.935.973 1,38 (231.882.493) -26,09 -0,41
Các khoản phải thu ngắn
Số liệu từ bảng được thể hiện qua hình dưới đây:
Đơn vị: Triệu đồng
Dựa theo số liệu báo cáo tài chính của công ty năm 2011-2012
HÌNH 2.4: CƠ CẤU CÁC KHOẢN PHẢI THU CỦA CÔNG TY NĂM 2011-2012
Các khoản phải thu năm 2012 vẫn duy trì ở mức cao, chiếm tỷ trong lớn trong cơ cấu vốn lưu động của doanh nghiệp. Việc tăng này được thể hiện cụ thể qua các khoản mục như sau:
Khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng các khoản phải thu. Cụ thể đầu năm 2012 là 74,37%, cuối năm 2012 là 68,46%. Số liệu tính toán cho thấy được công ty bị chiếm dụng một khoản vốn lớn, đầu năm 2012 là 47.892.490.947 đồng, cuối năm 2012 giảm đi còn 46.160.791.678 đồng
hàng giảm cũng là điều dễ hiểu. Các khoản phải thu của khách hàng lớn là do chính sách tín dụng của công ty: cho khách hàng thanh toán chậm, bán chịu nhằm thu hút thêm nhiều đơn đặt hàng, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận; do đặc thù hàng hoá của công ty là các công trình giao thông có giá trị lớn nên khách hàng không thể thanh toán ngay trong thời gian ngắn đươc. Ngoài ra đặc biệt khách hàng của công ty là các công ty hoạt động cùng ngành, lĩnh vực cùng các Sở giao thông, Ban quản lý dự án… thuộc cơ quan Nhà nước nên khách hàng chỉ có thể thanh toán khi có sự phân bổ vốn về cho cơ quan. Các phương thức thu hồi vốn cũng phải phụ thuộc rất lớn vào việc Ngân sách Nhà nước cấp vốn cho đơn vị đó. Việc bán chịu có thể đem lại hiệu quả nhưng đem lại rủi ro cao do việc khách hàng trả chậm nợ, dây dưa chiếm dụng vốn có thể trở thành nợ khó đòi, không đòi được dẫn đến tổn thất về vốn.
− Trả trước cho người bán cuối năm 2012 chiếm tỷ trọng 30,57% tăng 4.995.326.341 đồng tương ứng tăng 31,99 % so với đầu năm 2012 chiếm tỷ trọng 24,25%. Nguyên nhân do trong năm công ty phải ứng ra để đặt cọc trước với một vài công ty thực hiện cung cấp nguyên, vật liệu, cùng Công ty thực hiện thi công các phần của một vài công trình cầu Tam phú, cầu Ngọc Lâm.
− Các khoản phải thu khác có giảm nhưng không đáng kể
Chính sự thay đổi đồng thời tăng lên của khoản trả trước cho người bán cùng với sự giảm đi của khoản phải thu khách hàng đã làm cho các khoản phải thu ngắn hạn ít biến động hơn, chỉ tăng nhẹ 4,71% so với đầu năm 2012.
Để đánh giá hiệu quả quản lý các khoản phải thu ta đi tìm hiểu về công tác thu hồi nợ của Công ty thông qua các chỉ tiêu ở bảng 2.10 sau:
BẢNG 2.10: HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÁC KHOẢN PHẢI THU NĂM 2011-2012
Đơn vị tính: Đồng
Stt
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2011 Số tuyệt đối Tỷ lê(%)
1 Doanh thu thuần Đồng 105.332.037.246 127.016.830.931 -21.684.793.685 -17,07 2 Doanh thu có thuế (2) = (1) x1,1 Đồn g 115.865.240.970,6 139.718.514.024,1 -23.853.273.054 -17,07 3 Khoản phải thu
bình quân
Đồn
g 65.911.189.171 63.381.749.193 2.529.439.978 3,99 4 Vòng quay khoản phải thu
(4) = (2)/ (3)
Vòn
g 1,76 2,2 -0,45 -20,25
5 Kỳ thu tiền trungbình (5) = 360/ (4)
Ngày 204,79 163,31 41,48 25,4
Từ phân tích của bảng 2.10 trên ta thấy:
Năm 2012, hệ số vòng quay các khoản phải thu đã nhỏ còn giảm đi dẫn đến kéo dài kỳ thu tiền bình quân. Vòng quay các khoản phải thu phụ thuộc vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và các khoản phải thu bình quân. So với năm 2011 năm 2012 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm đi 21.684.793.685 đồng (giảm 17,07%) trong khi đó khoản phải thu bình quân lại tăng lên 2.529.439.978 đồng (tăng 3,99%). Đó là nguyên nhân làm cho vòng quay khoản phải thu giảm từ 2,2 vòng năm 2011 xuống còn 1,76 vòng năm
thu giảm xuống so với năm 2011, Công ty bị chiếm dụng một khoản vốn tương đối lớn, công tác thu hồi nợ của công ty trong 2 năm chưa đạt hiệu quả cao.
Để đánh giá chi tiết hơn về tình hình công nợ của công ty cần đi sâu xem xét và so sánh các khoản phải thu và các khoản phải trả. Ở đây ta chỉ so sánh các khoản phải thu với các khoản phải trả mang tính chất chu kỳ, đó là những khoản không phải trả lãi nhằm đảm bảo tính sát thực về tình hình công nợ của công ty.
Dựa vào bảng 2.5 và bảng 2.10 trên ta thấy tại thời điểm đầu năm và cuối năm số vốn công ty chiếm dụng luôn nhiều hơn số vốn công ty bị chiếm dụng. Số vốn chiếm dụng được tính đến thời điểm cuối năm 2012 là 83.172.077.463 đồng. Đây là một ưu điểm trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ nhưng cũng khiến cho công ty gặp rủi ro trong thanh toán trong trường hợp đến thời gian trả nợ nhưng công ty không thanh toán được cho công nhân viên, người bán, nộp thuế,….Do đó, công ty cần chú ý hơn trong việc sử dụng nguồn vốn chiếm dụng được và công tác thanh toán các khoản nợ phải trả.
Tóm lại, sau khi nghiên cứu tình hình quản lý khoản phải thu ở Công ty CPĐT&XDCT 134 ta thấy vấn đề cấp thiết đặt ra là Công ty cần phải xem xét lại chính sách quản lý các khoản phải thu của mình mà cụ thể ở đây là các khoản phải thu khách hàng. Cần phải có một chính sách bán chịu hợp lý hơn để có thể bên cạnh việc phát huy được tính tích cực của nó trong quan hệ đối tác, khách hàng, thì phải hạn chế được tình trạng nợ phải thu tồn đọng, khó đòi dẫn đến sự thiếu hụt vốn, khả năng thanh toán giảm, từ đó giảm sút năng lực tài chính.