Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu

Một phần của tài liệu vốn lưu động và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư & xây dựng công trình 134 (Trang 106 - 107)

Trong năm 2012, lượng VLĐ của công ty bị chiếm dụng khá lớn và tăng so với năm 2011. Việc tồn tại các khoản phải thu trong điều kiện hiện nay là một điều tất yếu song nếu để các khoản phải thu quá lớn, thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thực tế trong năm gần đây cho thấy các khoản phải thu khá lớn và tăng dần kèm theo đó là doanh thu giảm là điều nguy hiểm. Do vậy công ty nên đưa ra một giải pháp toàn diện từ chính sách, hệ thống, con người, công cụ hỗ trợ đến kỹ năng, quy trình thu nợ.

Hoạt động chủ yếu của công ty là xây dựng cơ bản vì thế trong quá trình thực hiện dự án nên đưa ra thỏa thuận về việc thanh toán hoặc ứng trước một phần giá trị công trình. Tùy theo khi hạng mục công trình hoàn thành mà chủ đầu tư sẽ thẩm định chất lượng, quyết toán và thanh toán cho công ty. Nếu công ty là một nhà thầu phụ trong gói thầu lớn thì cần có thỏa thuận rõ rang cụ thể về quy trình thanh toán 3 bên: Chủ đầu tư, nhà thầu chính, nhà thầu phụ. Đào tạo tập huấn cán bộ kế toán đẩy nhanh tốc độ hoàn thiện hồ sơ thanh toán giá trị công trình với chủ đầu tư.

Bên cạnh đó, công ty cần có chiến lược riêng đối với từng nhóm đối tượng khách hàng. Trong hợp đồng kinh tế, cần có các điều khoản quy định chặt chẽ về thời hạn thanh toán, hình thức phạt vi phạm hợp đồng như lãi suất chậm trả và khuyến khích các chủ đầu tư ứng trước tiền với các ưu tiên và chính sách thu tiền có lợi cho khách hàng vì nếu trong quá trình tiến hành xây dựng lớn nếu không

có chính sách khuyến khích mà để hoàn thành công trình mới thu tiền thì khoản vốn ứ đọng sẽ lớn. Sau khi nhận công trình công ty nên đưa ra những thỏa thuận với cách thanh toán sao cho có lợi cho cả hai, nếu khách hàng ứng trước tiền có thể triết khấu cho khách hàng. Tỉ lệ chiết khấu là bao nhiêu thì cần linh hoạt trong từng thời kì sao cho sử dụng nguồn tạm ứng do khách hàng cung cấp nhỏ hơn chi phí tín dụng tại ngân hàng là điều rất có lợi. Vừa giảm tiền vay nợ và giảm khoản phải thu của công ty.

Nếu nguyên nhân chậm thanh toán là do địa phương nơi mà công ty đang thi công những công trình phúc lợi xã hội chưa có nguồn vốn cấp về cho địa phương thì nên sử dụng ngân sách của địa phương để có thể giái quyết vấn đề chậm thanh toán cho những công trình đang thi công trên địa bàn.

Đối với các nhà cung cấp nguyên vật liệu cần tăng cường và giữ vững uy tín đề giảm số vốn đang bị chiếm dụng như hiện nay. Các khoản phải thu nội bộ thì cần nhắc sử dụng quỹ lương để hồi phục vốn lưu động trong trường hợp cần thiết.

Cuối cùng, công ty nên có biện pháp theo dõi chi tiết các khoản nợ, tiến hành phân nhómcác khoản nợ theo thời gian để có điều kiện thuận tiện theo dõi quản lý, tránh hiện tượng khách hàng dây dưa trả chậm. Đối với những khoản nợ thu chậm, công ty phải luôn theo dõi, và dùng các biện pháp đôn đốc thu hồi.

Một phần của tài liệu vốn lưu động và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư & xây dựng công trình 134 (Trang 106 - 107)