Tình hình quản lý vốn bằng tiền và khảnăng thanh toán

Một phần của tài liệu vốn lưu động và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư & xây dựng công trình 134 (Trang 71 - 78)

Vốn bằng tiền được hiểu là lượng tiền tồn quỹ, tiền trong tài khoản thanh toán của doanh nghiệp ở ngân hàng và một bộ phận tiền đang chuyển. Trong hoạt động kinh doanh, vốn tiền mặt là hết sức quan trọng và cần thiết, nó có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của doanh nghiệp hàng ngày như mua sắm hàng hoá, vật liệu, thanh toán các khoản chi phí cần thiết. Ngoài ra còn xuất phát từ nhu cầu dự phòng để ứng phó với những nhu cầu vốn bất thường chưa dự đoán được và động lực trong “đầu cơ” trong việc dự trữ tiền mặt để sẵn sàng kinh doanh khi xuất hiện các cơ hội kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao. Việc

thu được chiết khấu trên hàng mua trả đúng kỳ hạn, làm tăng hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Song việc dự trữ tiền mặt phải luôn luôn chủ động và linh hoạt, bởi tỷ lệ sinh lời của tiền mặt là rất thấp, thậm chí nếu tiền trong két của doanh nghiệp có thể bị mất giá do lạm phát.

Để đánh giá tình hình quản lý vốn bằng tiền của Công ty, ta nghiên cứu bảng sau:

BẢNG 2.7: KẾT CẤU VỐN BẰNG TIỀN CỦA CÔNG TY NĂM 2012

Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2011 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) Tiền và các khoản tương đương tiền 7.438.663.28 8 4,2 2.067.578.440 1,46 5.371.084.848 259,78 2,73 Tiền 7.438.663.288 100 317.578.440 15,36 7.121.084.848 2242,3 84,64 Tiền mặt 20.472.942 0,28 31.931.537 10,05 -11.458.595 -35,88 -9,78 Tiền gửi ngân hàng 7.418.190.346 99,72 285.646.903 89,95 7.132.543.443 2497 9,78 Các khoản tương đương tiền - 0 1.750.000.000 84,64 -1.750.000.000 -100 -84,64

Từ số liệu phân tích từ bảng 2.7 trên cho thấy:

Tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm 2012 tăng 5.371.084.848 đồng tương ứng tăng gấp 3 lần so với đầu năm 2012. Dù các khoản tương đương tiền đầu năm là 1750.000.000 đồng nhưng đến cuối năm thì khoản này đã bằng 0 nhưng khoản tiền lại tăng mạnh cuối năm 2012 tăng 7.121.084.840 đồng tương

ứng tăng gấp hơn 20 lần so với đầu năm 2011. Điều này đáng để các nhà quản lý phải quan tâm, xem xét kỹ. Nguyên nhân của khoản tiền tăng bất thường vào cuối năm 2012 là do khoản tiền gửi ngân hàng tăng tới 7.418.190.346 đồng tương ứng tăng gấp hơn 20 lần so với đầu năm 2012. Cụ thể:

31/12/2012

VND 01/01/2012VND

Tiền mặt

Tiền gửi ngân hàng

Ngân hàng Công thương Ba Đình Ngân hàng Công thương Gia Lai Ngân hàng ĐT&PT Sơn La

Ngân hàng Kỹ thương Ngọc Khánh Ngân hàng ĐT&PT Gia Lai

NH TMCP Xăng dầu Petrolimex Kho bạc Bạc Liêu

Ngân hàng NN&PTNT-CN Tây Đô Kho bạc Vũng Tàu

Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu Ngân hàng TMCP Sài Gòn CN Gia Lai NH TMCP Hàng Hải Việt Nam

Kho bạc Kon Tum

Ngân hàng TMCP Quân Đội (Ban nhà)

NH Kip (Lào)

Các khoản tương đương tiền

20.472.9420 7.418.190.346 - - 4.458.540 3.864.125 2.966.732 903.405.403 258.404 5.852.474 2.632.211 6.481.512.30 0 3.547.100 706.676 3.277.744 3.372.936 2.335.701 - 31.931.537 285.646.903 1.070.547 6.777.217 13.491.306 24.902.310 2.959.470 8.196.044 258.404 5.677.274 2.632.211 213.799.319 3.547.100 - - - 2.335.701 1.750.000.000 Tổng 7.438.663.288 2.067.578.440

Tại thời điểm cuối năm 2012, các khoản tiền mặt dịch chuyển giảm vào khoản tiền gửi ngân hàng, hầu hết tài khoản tiền gửi ngân hàng tại các ngân hàng trong và ngoài nước đều tăng lên hoặc giữ nguyên như đầu năm. Các khoản tương đương tiền đã dịch chuyển toàn bộ vào khoản tiền gửi ngân hàng, mua thêm hàng hóa, tài sản cố định, trả lương cho công nhân viên,…. vào cuối năm

khá lớn lên đến 6.267.712.981 đồng so với đầu năm 2012. Điều này cho thấy công ty đang thiết lập mối liên hệ tốt với ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn Cầu để thực hiện khả năng thanh toán với khách hàng.

Bên cạnh đó, việc tập trung vốn bằng tiền vào tiền gửi ngân hàng cũng mang lại nhiều lợi ích cho Công ty:

Thứ nhất, sử dụng thanh toán qua ngân hàng không những giúp Công ty đảm bảo khả năng thanh toán mà còn giúp Công ty tạo được mối quan hệ tốt với ngân hàng, tạo thuận lợi cho việc vay vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, hơn nữa Công ty lại thu được một khoản lãi từ khoản tiền gửi này.

Thứ hai, việc thanh toán qua hệ thống tài khoản ngân hàng hiện nay rất phổ biến, giúp Công ty khắc phục được những hạn chế của việc dự trữ tiền mặt quá lớn đó là chi phí sử dụng vốn cao do tình trạng vốn tạm thời nhàn rỗi không sinh lời làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Thứ ba, sử dụng thanh toán qua ngân hàng giúp Công ty thực hiện giao dịch nhanh chóng, an toàn, giảm thiểu thời gian và thủ tục.

Nhận thấy những lợi ích trên, trong năm qua Công ty đã tăng nhanh tỷ trọng tiền gửi ngân hàng và hiện đang mở tài khoản giao dịch thêm ở nhiều ngân hàng trên cả nước như NH TMCP Hàng Hải Việt Nam, NH TMCP Quân Đội, Kho bạc Kon Tum...

Để thấy rõ hơn chất lượng của công tác quản lý vốn bằng tiền ta đi vào phân tích khả năng thanh toán của Công ty qua bảng 2.8 (trang bên):

Cuối năm 2012, chỉ có hệ số khả năng thanh toán tức thời tăng lên còn lại các chỉ số thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán nhanh đều giảm, tuy nhiên vẫn đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Hệ số thanh toán hiện thời cuối năm giảm còn 1,18 lần, giảm đi 0,26 lần so với đầu năm 2012. Cho thấy cứ 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ được đảm bảo bằng

BẢNG 2.8: CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY NĂM 2012

Stt Chỉ tiêu Đơn vịtính 31/12/2012 31/12/2011

Chênh lệch

Số tuyệt đối Tỷ lệ(%)

1 Tài sản ngắn hạn Đồng 177.137.081.686 141.136.654.953 36.000.426.733 25,51 2 Tiền và các khoản tương đương tiền Đồng 7.438.663.288 2.067.578.440 5.371.084.848 259,78 3 Hàng tồn kho Đồng 85.301.256.230 56.601.269.657 28.699.986.573 50,71 4 Nợ ngắn hạn Đồng 150.599.138.923 98.108.381.790 52.490.757.133 53,5 5 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời

(5) = (1) / (4) Lần 1,18 1,44 -0,26 -18,24

6 Hệ số thanh toán nhanh (6)= (1-3)/4 Lần 0,61 0,86 -0,25 -29,23 7 Hệ số thanh toán tức thời(7) = (2) / (4) Lần 0,05 0,02 0,03 134,38

Năm 2012 Năm 2011 Số tuyệt đối Tỷ lệ

(%)

8 Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Lần 5.499.057.291 2.465.834.699 3.033.222.592 123,01 9 Số tiền lãi vay phải trả trong kỳ Lần 2.571.025.080 259.698.690 2.311.326.390 890 10 Hệ số thanh toán lãi vay (10) = (8)/(9) 2,14 9,49 -7,36 -77,47

1,18 đồng tài sản lưu động. Tuy hệ số vẫn > 1, tức là vẫn đảm bảo khả năng thanh toán hiện thời, nhưng cần phải lưu tâm về sự sụt giảm này là do tốc độ tăng của tài sản lưu động (tăng 25,51%) nhỏ hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn (tăng 53,5%). Sự tăng không đều này đã làm cho hệ số khả năng thanh toán hiện thời giảm đi 18,26%. Việc công ty giữ mức nợ ngắn hạn tương đối cao sẽ làm tăng rủi ro tài chính.

− Hệ số khả năng thanh toán nhanh: cuối năm 2012 hệ số này giảm 0,25 lần (giảm 29,23%) so với đầu năm 2012 còn 0,61 lần. cho biết cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,49 đồng tài sản lưu động đã loại trừ đi hàng tồn kho. Hệ số này đều nhỏ hơn 1, chứng tỏ tỷ trọng hàng tồn kho của công ty tương đối lớn trong tổng vốn lưu động của công ty.Thể hiện hàng tồn kho của công ty cuối năm 2012 tăng gấp đôi so với đầu năm 2012, đồng thời trong cơ cấu tài sản lưu động hàng tồn kho luôn chiếm tới gần 1/2 tổng tài sản lưu động hàng năm của doanh nghiệp. Như vậy khả năng thanh toán nhanh của công ty ở thời điểm cuối năm đã bị giảm còn thấp hơn so với đầu năm.

− Hệ số khả năng thanh toán tức thời: đây là chỉ tiêu liên quan đến vốn bằng tiền của Công ty, đánh giá khảnăng thanh toán nợ ngắn hạn trong thời gian rất ngắn, có thể là tức thời. Tại thời điểm cuối năm 2012, hệ số này đã tăng lên tuy nhiên vẫn còn rất thấp chỉ lên tới 0,05 lần. Cuối năm 2012, tốc độ tăng của tiền và các khoản tương đương tiền là rất lớn gấp 2 lần so với năm đầu năm 2012 và tốc độ tăng của nợ ngắn hạn là 53,5% nhưng hệ số khả năng thanh toán tức thời chỉ tăng được 0,03 lần, một con số không đáng kể. Lý do bởi trong cơ cấu tài sản lưu động thì tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng quá nhỏ (cuối năm 2012 là 4, 2%), bởi vậy dù tăng nhanh so với đầu năm nhưng vẫn còn

tăng lên trong thời gian tới, và sẽ thực sự lo ngại khi Công ty không đủ khả năng thanh toán tức thời khi có chủ nợ đến, rất dễ gây tình huống bị động cho doanh nghiệp.

− Hệ số thanh toán lãi vay là một hệ số cần xem xét khi phân tích kết cấu tài chính của Công ty. Ta thấy hệ số thanh toán lãi vay >1 chứng tỏ Công ty đủ khả năng thanh toán với các chủ nợ. Tuy nhiên dễ dàng nhận thấy năm 2012 hệ số này giảm mạnh tới 7,36 lần so với năm 2011. Năm 2012 hệ số này chỉ còn 2,14 lần. Nguyên nhân do số tiền lãi vay Công ty phải trả tăng vọt vào năm 2012 lên tới hơn 2 tỷ đồng. Công ty cần chú ý xem xét tới hệ số này để đảm bảo đủ khả năng thanh toán nợ đúng hạn. Chi phí lãi vay càng cao thì rủi ro tài chính càng lớn, nguy cơ vỡ nợ luôn rình rập.

− Nhìn chung, hệ số khả năng thanh toán của Công ty năm 2012 giảm so với năm 2011 khá nhiều. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là công ty mất khả năng thanh toán bởi đặc điểm huy động vốn ngắn hạn của công ty chủ yếu là vay ngắn hạn ngân hàng và nhà cung cấp. Công ty cần cải thiện khả năng thanh toán tạo thế chủ động hơn trong kinh doanh, nên tính toán lượng tiền mặt hợp lý hơn để chủ động thanh toán những khoản chi tiêu hàng ngày để giảm thiểu rủi ro.Theo dõi chi tiết các khoản vay đến hạn để kịp thời thanh toán tránh rủi ro tài chính.

Một phần của tài liệu vốn lưu động và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư & xây dựng công trình 134 (Trang 71 - 78)