Những khó khăn và nhu cầu của giáo viên khi bồi dưỡng học sinh giỏ

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học chương Dao động và sóng điện từ Vật lý lớp 12 nâng cao nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi (Trang 34 - 36)

giỏi trước thực trạng trên.

1.7.2.1. Những khó khăn

- Không xác định được giới hạn của các kiến thức cần giảng dạy cho HS sao cho hợp lý, vì đôi lúc đề thi đề cập kiến thức quá rộng.

- Không đủ tài liệu tham khảo:

+ Căn cứ vào tài liệu giáo khoa thì lượng bài tập quá dễ, quá ít.

+ Căn cứ vào các tài liệu (các đề thi HS giỏi các năm) đã xuất bản thì có nhiều bài tập đề cập đến kiến thức ngoài chương trình quá xa, không phù hợp.

+ Một số tài liệu không khớp nhau về kiến thức mà khi tham khảo các giáo viên trực tiếp bồi dưỡng HS không lý giải được.

- Kinh phí dành cho bồi dưỡng theo quy định còn quá nhiều bất cập. - HS và phụ huynh HS chưa thật yên tâm do chính sách đặc cách của HS đạt giải chưa ổn định, đồng thời công sức ôn thi Đại học nhỏ hơn nhiều mà hiệu quả lại thiết thực và thực tế hơn.

1.7.2.2. Một số nhu cầu

- Nên có giới hạn kiến thức thông báo trước trong đề thi của mỗi năm.

Ví dụ: Thi Olympic quốc tế hàng năm vẫn có tài liệu chuẩn bị thi, trong đó nêu những bài thi hoặc dạng bài thi có thể thi.

- Cần có tài liệu bài tập kèm theo tài liệu giáo khoa, hoặc sách chuyên. - Nên tổ chức nhiều hơn (ở mức thi cụm) các lớp bồi dưỡng trao đổi, học hỏi giữa các giáo viên bồi dưỡng HS giỏi.

- Nên có một tạp chí (hoặc tập san) thuộc lĩnh vực này giúp cho các giáo viên trao đổi, học hỏi lẫn nhau (kiểu báo như Toán học tuổi trẻ).

- Đề nghị đầu tư cao hơn nữa về các phòng học bộ môn và phòng thí nghiệm vật lý.

- Nên sớm có chính sách cụ thể và rõ ràng để động viên kịp thời các giáo viên trực tiếp bồi dưỡng HS giỏi, nhất là bồi dưỡng đạt thành tích cao.

36

- Đối với HS nên có những quyền lợi thích hợp với HS đạt giải cao trong các kì thi HS giỏi để các em thêm động lực, thêm yêu thích bộ môn hơn, dồn hết sức lực và niềm đam mê của mình vào việc nghiên cứu và ôn luyện đội tuyển để thi đạt kết quả cao.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chương này, tôi đã trình bày:

+ Những lý luận cơ bản về phương pháp dạy học hiện đại (bản chất, nhiệm vụ và phương pháp dạy học). Bên cạnh đó, tôi cũng trình bày những lý luận về năng lực sáng tạo và năng lực sáng tạo. Ngoài ra, vị trí vai trò cung như cách phân loại bài tập Vật lý được trình bày để thông qua đó, thấy được vai trò của việc xây dựng một hệ thống bài tập ma tôi sẽ xây dựng ở chương sau.

+ Phân tích vị trí, vai trò của việc ôn luyện HS giỏi trong trường THPT cũng như thực trạng của việc ôn tập, bồi dưỡng HS giỏi.

Vì vậy, để nâng cao trình độ phát triển năng lực tư duy, sáng tạo của HS cần rèn luyện để HS có trình độ cao về:

+ Lý luận và vai trò về bài tập Vật lý. + Cơ sở lý luận về tư duy của HS.

+ Nêu được những tồn tại trong chương trình THPT so với việc bồi dưỡng HS giỏi, những khó khăn mà giáo viên THPT phải khắc phục để bồi dưỡng HS giỏi và con đường đi không mấy thuận lợi của các giáo viên khi tiến hành công việc này.

37

Chƣơng 2

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG “DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ”

VẬT LÝ 12 NÂNG CAO

2.1. Cấu trúc nội dung và vị trí chƣơng “Dao động và sóng điện từ” ở lớp 12 trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học chương Dao động và sóng điện từ Vật lý lớp 12 nâng cao nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)