Các biện pháp phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua hoạt

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học chương Dao động và sóng điện từ Vật lý lớp 12 nâng cao nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi (Trang 27 - 107)

hoạt động giải bài tập Vật lý

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường nếu HS được tập luyện làm những việc có nhiều tính sáng tạo thì sau này sau công tác sản suất, hoạt động xã hội mới có thói quen suy nghĩ linh hoạt nhạy cảm. Do đó trong quá trình giảng dạy cần có những yêu cầu sau:

- Tạo hứng thú trong học tập: Giáo viên phải giảng dạy, ra bài tập phải gây cho HS hứng thú học tập, hứng thú sáng tạo và sáng tạo lại thúc đẩy hứng thú học tập mới. HS cần có những hứng thú học tập cao hơn, cần có sự khao khát nhận kiến thức mới và vận dụng cái mới vào thực tế.

- Cần có kiến thức cơ bản, vững chắc: Mọi sự sáng tạo bất kỳ đều bắt đầu từ sự tái hiện cái đã biết. Người học phải biết vận dụng tri thức đã biết vào tình huống mới, vào giải thích hiện tượng vật lý, quá trình vật lý trong các tình huống khác nhau. Vì vậy, kiến thức cơ bản vững chắc phải là yếu tố cần thiết cho rèn luyện năng lực sáng tạo.

- HS phải có tính „nghi ngờ khoa học‟ luôn luôn đặt câu hỏi „còn cách nào giải quyết nữa không‟?

- HS phải có năng lực tư duy độc lập. Theo P.L. Kapitax: „ Giáo dục khả năng sáng tạo trong người dựa trên sự phát triển của tư duy độc lập‟. Đó là khả năng con người trong việc tự xác định phương hướng hoạt động của mọi tình huống mới, tự phát hiện và nêu lên các vấn đề cần giải quyết, tự tìm ra con đường giải quyết nó. Theo Piagalperin thì khả năng định hướng hoạt động của HS là điều kiện tiên quyết của sự phát triển tính tích cực sáng tạo của họ.

Các biện pháp phát triển năng lực sáng tạo HS:

- Tổ chức các hoạt động tìm tòi, sáng tạo trong quá trình xây dựng kiến thức mới bằng một hệ thống bài tập đã soạn thảo.

29

huống có vấn đề, tạo hoàn cảnh để HS ý thức nhiệm vụ phải làm.

- Luyện tập đề xuất các vấn đề khi giải bài tập tự lực, độc lập, sáng tạo để xây dựng kiến thức mới.

1.5.1. Mức độ phức tạp của hoạt động tư duy của học sinh khi tìm lời giải

- Bài tập cơ bản (BTCB): Là loại bài tập để tìm được lời giải chỉ cần thiết lập được mối quan hệ cái đã cho và cái cần tìm dựa vào một vài đơn vị kiến thức cơ bản đơn giản.

- Bài tập phức hợp: (Bài tập gồm nhiều đơn vị cơ bản).

Là loại bài tập mà quá trình giải phải thực hiện một chuỗi các lập luận lôgic, giữa cái đã cho và cái tìm thông qua một loạt các bước trung gian. Rõ ràng, một bước trung gian là một bài tập cơ bản. Để giải quyết một bài tập không cơ bản thì học sinh phải thành thạo các bài tập cơ bản và phải nhận ra

quan hệ lôgic mật thiết của bài tập thông qua những quan hệ lôgic sơ đẳng. Trong thực tế dạy học giáo viên không làm cho học sinh hiểu trọn vẹn một

vấn đề, một bài tập, một quá trình suy luận (vì những lý do khách quan và chủ quan khác nhau) thông qua những câu hỏi “tại sao?”. Về phía học sinh cũng không biết đặt câu hỏi này, cuối cùng là đã hạn chế một cách đáng kể quá trình nhận thức, khả năng giải quyết vấn đề và tư duy vật lý của học sinh.

1.5.2. Mối quan hệ giữa nắm vững kiến thức và cách giải bài tập vật lý

- Theo lý luận dạy học, kiến thức được hiểu là kết quả quá trình nhận thức bao gồm “Một tập hợp nhiều mặt về chất lượng và số lượng của các biểu tượng và khái niệm lĩnh hội được, giữ lại trong trí nhớ và được tái tạo lại khi có những đòi hỏi tương ứng”.

- Những kiến thức được nắm một cách tự giác, sâu sắc phần lớn là có tích lũy thêm kỹ năng, kỹ xảo sẽ trở thành công cụ tư duy của học sinh.

- Theo M.A Đanilôv “Kỹ năng là khả năng của con người biết sử dụng có mục đích và sáng tạo những kiến thức và kỹ xảo của mình trong quá trình hoạt động lý thuyết cũng như thực tiễn. Kỹ năng bao giờ cũng xuất phát từ

30

kiến thức, dựa trên kiến thức. Kỹ năng chính là kiến thức trong hành động. Còn kỹ xảo là hành động mà những hợp thành của nó do tập luyện mà trở thành tự động hóa. Kỹ xảo là mức độ cao của sự nắm vững kỹ năng. Nếu như kỹ năng đòi hỏi ở mức độ nhiều, ít sự tự kiểm tra sự tự giác, tỉ mỉ thì kỹ xảo là hành động đã được tự động hóa, trong đó sự tự kiểm tra sự tự giác xảy ra chớp nhoáng và các thao tác được thực hiện rất nhanh, như một tổng thể, dễ dàng và nhanh chóng.

- Sự nắm vững kiến thức có thể được phân biệt ở ba mức độ: Biết, hiểu và vận dụng được.

+ Biết một kiến thức nào đó nghĩa là nhận ra nó, phân biệt nó với các kiến thức khác, kể lại một nội hàm của nó một cách chính xác. Đây là mức độ tối thiểu mà học sinh cần đạt trong quá trình học tập.

+ Hiểu một kiến thức là gắn kiến thức ấy vào một kiến thức đã biết, đưa được nó vào trong hệ thống vốn kinh nghiệm của bản thân, nói cách khác, hiểu một kiến thức là nêu đúng ngoại hàm và nội diên của nó, xác lập những quan hệ giữa nó và hệ thống kiến thức và vận dụng được trực tiếp kiến thức ấy vào những tình huống quen thuộc dẫn đến có khả năng vận dụng nó một cách linh hoạt và sáng tạo.

+ Vận dụng kiến thức và giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn, tức là phải tìm được kiến thức thích hợp trong vốn kiến thức đã có để giải quyết một nhiệm vụ mới. Thông qua vận dụng kiến thức đã được nắm vững một cách thực sự, sâu sắc hơn càng làm cho quá trình nắm vững kiến thức một cách tự giác, sáng tạo làm cho mối quan hệ giữa lý thuyết và các thực tiễn càng sâu sắc gần gũi. Mặt khác, trong khi vận dụng kiến thức, các thao tác tư duy được trau dồi, một số kỹ năng kỹ xảo được hình thành và củng cố, hứng thú học tập của học sinh được nâng cao.

- Để đảm bảo cho học sinh nắm vững kiến thức Vật lý một cách chắc chắn cần phải hình thành cho họ kỹ năng, kỹ xảo vận dụng kiến thức thông

31

qua nhiều hình thức tập luyện khác nhau. Trong đó, việc giải bài tập một cách có hệ thống từ dễ đến khó là một hình thức rèn luyện phổ biến được tiến hành nhiều nhất. Theo nghĩa rộng, quá trình học tập là quá trình liên tiếp giải các bài tập. Vì vậy, kiến thức sẽ được nắm vững hoàn toàn nếu như họ tự lực, tích cực vận dụng linh hoạt, tạo thành kiến thức ấy để giải quyết các bài toán khác nhau.

Hình 1.4. Quan hệ biện chứng trong quá trình nhận thức 1.6. Vị trí của công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi trong dạy học Vật lý ở trƣờng trung học phổ thông

Nhân loại đang sống trong thế kỷ XXI, thế kỷ của tri thức và hội nhập. Trí tuệ, sự tài năng và kỹ năng sống của con người được xem là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội. Trong xã hội tương lai, nhiệm vụ của ngành giáo dục là phải đào tạo ra những con người có trí tuệ phát triển, thông minh và sáng tạo. Muốn có được điều này, ngay bây giờ nhà trường phổ thông phải trang bị đầy đủ cho HS hệ thống kiến thức cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và năng lực tư duy sáng tạo. Các công trình nghiên cứu thực trạng giáo dục Việt Nam hiện nay cho thấy chất lượng nắm vững kiến thức của HS không cao, đặc biệt việc phát huy tính tích cực của HS, năng lực nhận biết, năng lực giải quyết vấn đề và khả năng tự học không được rèn luyện đúng mức. Từ thực tế đó, nhiệm vụ cấp thiết đặt ra là phải đổi mới dạy học, áp dụng những phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.

Việc nghiên cứu các vấn đề bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề từ trước tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nước quan tâm như: Apkin G.L Xeeda I.P

32

nghiên cứu về giải toán Vật lý; Zueva M.V nghiên cứu sự phát triển HS và rèn luyện kỹ năng thông qua các hoạt động dạy học; GS Trần Bá Hoành với sự phát triển trí sáng tạo của HS và vai trò của người giáo viên; PGS. Ts Ngô Diệu Nga nghiên cứu về Bài giảng chuyên đề phương pháp nghiên cứu khoa học dạy học vật lý,…Tuy nhiên, xu hướng hiện nay của lý luận dạy học là đặc biệt chú trọng đến hoạt động dạy học và vai trò của HS trong quá trình dạy học, đòi hỏi HS phải làm việc tích cực, tự lực. Vì vậy, cần phải nghiên cứu hệ thống bài luyện tập Vật lý trên cơ sở tư duy của HS, từ đó đề ra cách hướng dẫn HS tự lực giải bài tập, thông qua đó mà tư duy của họ được phát triển.

Diễn đàn quốc tế về giáo dục đại học Việt Nam “Đổi mới giáo dục đại học và hội nhập quốc tế” của Hội đồng Giáo dục Quốc gia các ngày 22- 23/6/2004, tr8, dòng 6 về vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo chỉ rõ: “Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học, kết hợp tốt học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học gắn liền với nhà trường và xã hội. Áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.

Để đáp ứng với yêu cầu của công cuộc cải cách giáo dục, quán triệt mục tiêu đào tạo con người mới toàn diện, người giáo viên trong nhà trường có một vị trí và vai trò rất quan trọng. Người giáo viên trong nhà trường không những phải truyền thụ một kiến thức của chương trình quy định, mà còn phải hình thành cho HS một phương pháp học tập độc lập, sáng tạo. Thực hiện tốt lời dạy của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Ở nhà trường, điều chủ yếu không phải là rèn luyện trí nhớ mà rèn trí thông minh” và “phải làm sao tìm được cách học tập hợp lý nhất, thông minh nhất, tốn ít công nhất và thu hoạch được nhiều nhất. Cần biến phương pháp thành thói quen và làm sao cho nó thành nế nếp”. Vì vậy trong quá trình giáo dục ở trường phổ thông, nhiệm vụ phát triển tư duy cho HS là nhiệm vụ rất quan trọng. Nhiệm vụ cấp thiết

33

đặt ra là phải đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng những phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Điều đó có nghĩa là phải “dạy” như thế nào để giúp HS có phương pháp tư duy sáng tạo, phương pháp học tập hợp lý.

Trong nhà trường phổ thông hiện nay, các bộ môn nói chung và bộ môn Vật lý nói riêng đã và đang tiến hành việc giảng dạy và học tập theo chương trình sách giáo khoa mới. Một trong những yêu cầu của nội dung sách giáo khoa mới hiện nay là đưa quan điểm Vật lý hiện đại vào việc trình bày một số đơn vị kiến thức mới. Vì vậy để giúp HS hiểu và nắm vững nội dung, khái niệm, kiến thức, kỹ năng thuộc một chương trình đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng các phương pháp dạy học thích hợp. Đồng thời, việc bồi dưỡng HS giỏi nói chung, bồi dưỡng HS giỏi môn Vật lý nói riêng đóng một vai trò quan trọng, nó là công tác mũi nhọn trong mỗi nhà trường phổ thông hiện nay, nó đóng góp một phần không nhỏ trong việc đào tạo nhân lực, nhân tài cho tương lai đất nước.

Theo các tài liệu đã xác định được mục tiêu của việc bồi dưỡng học sinh giỏi là :

- Phát triển phương pháp suy nghĩ ở trình độ cao phù hợp với khả năng trí tuệ của học sinh.

- Thúc đẩy được động cơ học tập của học sinh.

- Bồi dưỡng sự lao động làm việc sáng tạo của học sinh. - Phát triển các kĩ năng, phương pháp thái độ tự học suốt đời. - Nâng cao ý thức và khát vọng của trẻ về sự tự chịu trách nhiệm. - Khuyến khích sự phát triển về lương tâm và ý thức trách nhiệm trong đóng góp xã hội.

- Hình thành, rèn luyện và phát triển khả năng nghiên cứu khoa học, khả năng hợp tác.

34 mọi tình huống xảy ra.

1.7. Phân tích tình hình thực tế bồi dƣỡng học sinh giỏi Vật lý ở trƣờng trung học phổ thông

1.7.1. Một số nhận xét về nội dung chương trình sách giáo khoa Vật lý trung học phổ thông hiện hành phục vụ cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi trung học phổ thông hiện hành phục vụ cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi

Chương trình vật lý nâng cao được tổng hợp toàn bộ kiến thức từ lớp 10 đến hết lớp 12 gồm các phần riêng lẻ như cơ, nhiệt, điện, quang. Trong mỗi phần riêng lẻ lại chứa đựng nhiều mối quan hệ vật lý. Ví dụ như: Phần cơ bao gồm cả phần chuyển động cơ học, lực, áp suất, công, công suất, các máy cơ đơn giản, hiệu suất....Nếu không được học phần vật lý nâng cao thì HS không thể giải quyết được các vấn đề vật lý bao hàm nhiều hiện tượng trong một vấn đề diễn ra trong thực tế. Đồng thời HS cũng không thể giải được nhiều bài tập trong đề thi tuyển chọn HS giỏi của các cấp hiện nay.

Tài liệu hiện nay giáo viên chủ yếu dựa vào các sách nâng cao của các nhà xuất bản dành cho giáo viên, phụ huynh và HS giỏi tham khảo. Hầu hết các loại sách này được trình bày theo thứ tự :

+ Kiến thức cơ bản. + Bài tập.

+ Hướng dẫn giải, hoặc đáp số. Và trong các loại sách đó có rất nhiều nội dung trùng lặp.

Trong thực tế, mỗi kỳ thi chọn HS giỏi của tất cả các cấp đều không có hướng dẫn chương trình ôn luyện. Tất cả là do giáo viên bồi dưỡng HS giỏi “ Tự biên”, rồi cùng HS “Tự diễn” hoàn tất chương trình của mình đặt ra. Vậy làm thế nào để giáo viên hoàn thành thật tốt công việc của một người “biên kịch”, kiêm “đạo diễn” và “diễn viên” trong công tác bồi dưỡng HS giỏi hiện nay tại các nhà trường phổ thông ?

35

1.7.2. Những khó khăn và nhu cầu của giáo viên khi bồi dưỡng học sinh giỏi trước thực trạng trên. giỏi trước thực trạng trên.

1.7.2.1. Những khó khăn

- Không xác định được giới hạn của các kiến thức cần giảng dạy cho HS sao cho hợp lý, vì đôi lúc đề thi đề cập kiến thức quá rộng.

- Không đủ tài liệu tham khảo:

+ Căn cứ vào tài liệu giáo khoa thì lượng bài tập quá dễ, quá ít.

+ Căn cứ vào các tài liệu (các đề thi HS giỏi các năm) đã xuất bản thì có nhiều bài tập đề cập đến kiến thức ngoài chương trình quá xa, không phù hợp.

+ Một số tài liệu không khớp nhau về kiến thức mà khi tham khảo các giáo viên trực tiếp bồi dưỡng HS không lý giải được.

- Kinh phí dành cho bồi dưỡng theo quy định còn quá nhiều bất cập. - HS và phụ huynh HS chưa thật yên tâm do chính sách đặc cách của HS đạt giải chưa ổn định, đồng thời công sức ôn thi Đại học nhỏ hơn nhiều

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học chương Dao động và sóng điện từ Vật lý lớp 12 nâng cao nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi (Trang 27 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)