Những điểm yếu:

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của sinh viên Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nga trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ (Trang 68 - 71)

- Tổ chức hội thảo, giao lƣu học hỏi kinh nghiệm về tự học với sinh

2.4.2.Những điểm yếu:

- Hoạt động tự học của sinh viên mặc dù đã đƣợc quan tâm nhƣng chƣa đƣợc đúng mức. Chƣa chỉ đạo sâu sát, mạnh mẽ hỗ trợ sinh viên hình thành động lực, động cơ, thái độ học tập. Đặc biệt còn một bộ phận cán bộ giảng viên và sinh viên chƣa nhận thức rõ về tầm quan trọng của “tự học” trong thời đại mới.

- Một số cố vấn học tập chƣa làm tròn trách nhiệm, chƣa hiểu sâu về các quy định, quy chế, chƣa nắm rõ đƣợc đặc điểm tâm - sinh lý cũng nhƣ điều kiện, năng lực của sinh viên trong Khoa vì vậy việc hƣớng dẫn cho SV lựa chọn kế hoạch và tiến độ học tập đạt hiệu quả không cao.

- Các giảng viên có ý thức áp dụng phƣơng pháp giảng dạy tích cực, chú trọng phát huy tính tích cực của sinh viên, tuy nhiên do còn hạn chế tuổi tác với xu hƣớng ngại thay đổi và các điều kiện khách quan nhƣ cơ sở vật chất, phƣơng tiện dạy học còn thiếu nên chƣa đạt hiệu quả cao. Việc đổi mới phƣơng pháp dạy học đã đƣợc quan tâm, song chƣa mạnh mẽ. Các kiểu phƣơng pháp dạy học “Tích cực cao” theo hƣớng “Dạy học tập trung vào ngƣời học” hay “Lấy ngƣời học làm trung tâm” chƣa đƣợc vận dụng mạnh mẽ, sâu rộng. Một bộ phận giảng viên chƣa thực sự bắt tay vào guồng máy đào tạo mới, chƣa có phƣơng pháp dạy học phù hợp với đào tạo theo tín chỉ vì vậy chất lƣợng dạy và học vẫn còn nhiều hạn chế.

- Sinh viên nhìn chung còn chậm thích ứng với phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ, chậm đổi mới phƣơng pháp học tập. Phần đông sinh viên vẫn coi thầy là nguồn thông tin số 1 để tìm kiếm tri thức, tính thụ động, ỷ lại và tƣ tƣởng đối phó vẫn còn khá phổ biến.

- Cơ sở vật chất của khoa chƣa hoàn toàn đáp ứng đƣợc phƣơng thức đào tạo tín chỉ. Chƣa có phòng làm việc riêng cho hệ thống cố vấn học tập. Thƣ viện của khoa không đƣợc bổ sung học liệu thƣờng xuyên, Khoa chƣa có đủ máy tính đƣợc nối mạng Internet khiến việc tra cứu thông tin của sinh viên không kịp thời, ảnh hƣởng lớn đến việc tự học của các em.

- Hoạt động của đoàn thanh niên và hội sinh viên chƣa thật sự chú trọng vào vấn đề tự học, chƣa tổ chức đƣợc nhiều cuộc thi, buổi nói chuyện giao lƣu trao đổi kinh nghiệm về tự học cho sinh viên giữa các khoa với nhau, hoặc giữa khoá học trên với khoá học dƣới. Chính vì vậy sinh viên không có sự nỗ lực hết sức của bản thân, không có sự ganh đua nhau trong phong trào tự học, tự nghiên cứu. Mặc dù hàng năm cũng có tổ chức “Tháng nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên” nhƣng mức độ tham gia của sinh viên cũng hạn chế, còn lại phần đông sinh viên là đứng ngoài các phong trào này. Đây cũng là một vấn đề mà Đoàn thanh niên và hội sinh viên của khoa cũng nhƣ của

trƣờng cần phải xem xét lại và có kế hoạch hành động cho phong trào tự học trong sinh viên phát triển.

- Việc phối hợp giữa các đơn vị đào tạo, giữa các phòng ban chức năng và khoa đào tạo còn yếu, chƣa đồng bộ, cách thức quản lý còn manh mún, giải quyết công việc mang tính chất sự vụ, không có kế hoạch cụ thể.

- Công tác tuyên truyền phổ biến, cung cấp thông tin cho sinh viên còn yếu. Nhiều sinh viên thậm chí không biết đến trung tâm điều hành của khoa mình ở đâu, không hiểu rõ về chức năng, nhiệm vụ của một số phòng ban nhƣ phòng Chính trị & Công tác HSSV, phòng Đào tạo giải quyết những công việc gì…. Điều này khiến sinh viên gặp khó khăn khi giải quyết công việc.

Tiểu kết chƣơng 2.

Công tác quản lý hoạt động tự học của khoa NN&VH Nga trƣờng Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN trong những năm qua đã đi vào nền nếp. Nhà trƣờng đã quan tâm và chú trọng đến công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động tự học mặc dù không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Do Nhà trƣờng đang trên lộ trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sáng đào tạo theo tín chỉ từ năm học 2006-2007 nên cần phải có thời gian để chuẩn bị và thích ứng chứ không thể một sớm một chiều. Bộ máy quản lý hoạt động tự học chƣa đƣợc đồng bộ, chuyên nghiệp nhƣng đã vận hành khá hiệu quả. Công tác kiểm tra, đánh giá tuy chƣa thật sâu sát nhƣng cũng bƣớc đầu đạt đƣợc những kết quả nhất định. Thực trạng này cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên khoa NN&VH Nga nói riêng cũng nhƣ của SV toàn trƣờng nói chung với những mặt mạnh cũng nhƣ mặt yếu và tìm ra các nguyên nhân. Điều đó sẽ là cơ sở để tác giả đƣa ra những đề xuất về các biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên khoa NN&VH Nga trƣờng Đại học Ngoại ngữ-ĐHQGHN đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ ở chƣơng 3.

Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA NN&VH NGA TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐHQGHN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ 3.1. Nguyên tắc xác định các biện pháp quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự học của sinh viên Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nga trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ (Trang 68 - 71)