Một số nhà Toán học tiêu biểu thời kỳ Pháp thuộc

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử phát triển toán học và giảng dạy toán học ở Việt Nam trước 1945 (Trang 70 - 87)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3. Một số nhà Toán học tiêu biểu thời kỳ Pháp thuộc

Giáo sƣ Nguyễn Xiển (1907 - 1997)-Nhà toán học ứng dụng đầu tiên của Việt Nam

Ông sinh ngày 27 tháng 7 năm 1907 tại Thành phố Vinh, Nghệ An trong một gia đình nho học lâu đời. Hồi nhỏ, ông học trƣờng Quốc học Vinh. Sau khi đậu bằng thành chung, ông ra Hà Nội và học ở trƣờng Bƣởi (nay là trƣờng Chu Văn An). Năm 1926, do tham gia bãi khóa để tang cụ Phan Chu Trinh, ông bị đuổi học và bị cấm thi luôn kỳ thi tú tài bản xứ.

GS. Nguyễn Xiển. Nguồn: Internet

71

Cùng với một số bạn bãi khóa khác, ông quyết chí tự học và đã đỗ đầu kỳ thi tú tài tây ở Hà Nội và đoạt luôn cả xuất học bổng sang Pháp du học, do trƣờng Đại học Toulouse (Pháp) cấp.

Năm 1932, học xong về nƣớc nhƣng ông không ra làm quan ở Huế mà ra Hà Nội dạy học. Năm 1941, ông phụ trách đài khí tƣợng Phù Liễn, Kiến An. Thời gian này ông cộng tác với Hoàng Xuân Hãn, Đặng Phúc Thông, Ngụy Nhƣ Kon Tum xuất bản báo Khoa học bằng tiếng Việt với mục đích truyền bá ý tƣởng và phƣơng pháp khoa học, góp phần xây dựng một nền khoa học mới cho đất nƣớc. Ông đã dạy giáo trình Toán đại cƣơng và Toán cao cấp cho các lớp Cao đẳng Sƣ phạm trong nhiều năm tại trƣờng Đại học Khoa học Hà Nội và trở thành nhà toán ứng dụng đầu tiên của Việt Nam. Cách mạng tháng Tám thành công, ông đƣơc cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban Hành chính Bắc Bộ. Từ sau ngày Toàn quốc kháng chiến (19-12-1946) ông làm công tác giáo dục và là một trong số những ngƣời đầu tiên có công xây dựng ngành giáo dục Đại học Việt Nam. Ngoài làm khoa học ra, giáo sƣ Nguyễn Xiển còn là một chính khách. Ông từng giữ chức Tổng thƣ ký Đảng Xã hội Việt Nam (1956-1988), Phó chủ tịch Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội Việt Nam (1960 - 1987). Ông đƣợc nhà nƣớc tặng thƣởng Giải thƣởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996 về Khoa học - Kỹ thuật. Ông mất ngày 9 tháng 11 năm 1997, hƣởng thọ 90 tuổi.( Ngô Thúc Lanh - Vài nét về lịch sử giáo dục Toán học bậc Đại học ở Việt Nam, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, [8], [9])

72

Giáo sƣ Hoàng Xuân Hãn sinh năm 1908, quê ở làng Yên Hồ, huyện La Sơn, nay là xã Yên Hồ, huyện Đức thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Thuở nhỏ, ông học chữ Nho và chữ quốc ngữ tại quê nhà. Năm 1926, sau khi đậu bằng thành chung, ông ra Hà Nội học. Lúc đầu ông học ở trƣờng Bƣởi. Về sau theo thiên hƣớng yêu thích toán, ông chuyển sang học ban Toán ở trƣờng (Ly- cée) Albert Sarraut.

GS. Hoàng Xuân Hãn.

Nguồn: Internet

Năm 1928 ông đỗ thủ khoa kỳ thi tú tài toàn phần và đƣợc nhận học bổng của chính quyền Đông Dƣơng sang du học ở Pháp, học lớp dự bị đại học để thi vào các trƣờng "lớn" của nƣớc Pháp. Năm 1930, ông thi đỗ vào cả hai trƣờng lớn là trƣờng Sƣ phạm cao cấp (École Normale Supérieure) và trƣờng Đại học Bách khoa (École Polytechnique) ở Paris. Ông đã chọn trƣờng Bách khoa Paris để học. Trong thời gian học ở đó, ông bắt đầu biên soạn cuốn sách Danh từ khoa học. Trong khoảng thời gian 1932-1934, ông theo học trƣờng Cầu đƣờng Paris (École Nationale des Ponts et Chaussées). Năm 1936 ông về nƣớc và dạy Toán ở trƣờng Bƣởi từ 1936 - 1939. Thời gian này ông hoàn tất cuốn Danh từ khoa học. Năm 1945, trƣờng Đại học Khoa học đƣợc thành lập ở Hà Nội và ông đƣợc mời giảng dạy môn Cơ học. Năm 1951, ông trở lại Paris và sống ở Pháp cho đến cuối đời. Thời gian này ông chuyên nghiên cứu về văn hóa và lịch sử Việt Nam. Giáo sƣ Hoàng Xuân Hãn mất ngày 10 tháng 3 năm 1996, thọ 88 tuổi. Năm 2000, ông đƣợc nhà nƣớc Việt Nam truy tặng giải thƣởng Hồ Chí Minh cho các công trình nghiên cứu về lịch sử và văn hoá Việt Nam. Tháng 8 năm 2011, trƣờng Đại học Cầu đƣờng Paris trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập đã lấy tên ông đặt cho một giảng đƣờng của trƣờng: Giảng đƣờng Hoàng Xuân Hãn (xem [B14])

73

Giáo sƣ Tạ Quang Bửu (1910 - 1986)- Nhà đại số và vật lý lý thuyết đầu tiên của Việt Nam

Ông sinh ngày 23 tháng 7 năm 1910 trong một gia đình nhà giáo tại thôn Hoành Sơn, xã Nam Hoành, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm 1922 ông thi đỗ vào trƣờng Quốc học Huế, ông học trƣờng Quốc học Huế một thời gian, sau chuyển ra Hà Nội, học trƣờng Bƣởi. Năm 1929, ông thi một lúc cả hai hệ tú tài bản xứ và tú tài Tây và đỗ đầu cả hai hệ. Ông nhận đƣợc học bổng của hội Nhƣ Tây Du học của thƣợng thƣ Nguyễn Hữu Bài sang Pháp du học với thời gian đƣợc cấp học bổng là 4 năm.

GS. Tạ Quang Bửu. Nguồn: Internet

Đến Pháp năm 1929, ông xác định cho mình học sao cho thu nhận đƣợc nhiều kiến thức nhất chứ không quan tâm nhiều đến việc học để thi cử lấy bằng cấp nhƣ mọi ngƣời. Do vậy ông đã đăng ký học lớp Toán đặc biệt của trƣờng Louis le Grand về Toán học và Vật lý lý thuyết, đăng ký học cử nhân toán ở viện Henri Poincaré. Ông đã đến nghe giảng ở cả giảng đƣờng Hermite (dành cho cử nhân), tham dự các buổi séminar ở giảng đƣờng Darboux (dành cho những ngƣời trên đại học). Tại các nơi này, ông có dịp tiếp xúc với nhiều nhà toán học trẻ của nƣớc Pháp, trong đó có nhóm Nico- las Bourbaki. Từ năm 1930 cho đến năm 1934, ông theo học chƣơng trình cử nhân khoa học ở Đại học Sorbonne, học toán tại Đại học Bordeaux, sang trao đổi một thời gian và học thêm vật lý lƣợng tử tại Đại học Oxford (Anh).

Trở về nƣớc năm 1934, ông không ra làm quan mà đi dạy tƣ để kiếm sống. Ông dạy toán và tiếng Anh tại các trƣờng tƣ, ban đầu là trƣờng Phú Xuân, sau là trƣờng Thiên Hựu ở Huế. Bên cạnh đó, hoạt động trong phong trào Hƣớng đạo sinh, ông chơi thể thao và truyền đạt kinh nghiệm luyện tập

74

cho các học sinh nhƣ đánh bóng bàn theo kiểu của Barma (đƣơng kim vô địch bóng bàn thế giới, ngƣời Hungary), tập điền kinh theo phƣơng pháp khoa học nhất, bơi sải kiểu Crawl...Tháng 8 năm 1945, ông tham gia khởi nghĩa tại Hà Nội và lần lƣợt đƣợc giao các trọng trách nhƣ Bộ trƣởng bộ Quốc phòng, rồi Ủy viên Hội đồng Quốc phòng tối cao... Tuy kiêm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau, ông vẫn dành nhiều thời gian để truyền thụ kiến thức của mình cho các thế hệ học trò. Ngay trong những ngày Cách mạng mới thành công, ông vừa tham gia các công việc của chính phủ, vừa đảm nhận giảng dạy môn Vật lý và Cơ học thống kê tại Đại học Khoa học Hà Nội.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, giáo sƣ Tạ Quang Bửu là thứ trƣởng bộ Quốc phòng và là ngƣời thay mặt cho chính phủ Việt Nam ký Hiệp định Genève.

Sau năm 1954, ông tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu khoa học. Ông đƣợc cử làm hiệu trƣởng trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội (1956- 1961) đồng thời là phó chủ nhiệm kiêm tổng thƣ ký Ủy ban Khoa học nhà nƣớc. Trong khoảng thời gian 1965-1976, ông là bộ trƣởng bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Giáo sƣ Tạ Quang Bửu mất ngày 14 tháng 8 năm 1986, hƣởng thọ 76 tuổi. Năm 1996 ông đƣợc nhà nƣớc truy tặng giải thƣởng Hồ Chí Minh về khoa học kỹ thuật (xem [B14]).

Giáo sƣ Nguyễn Thúc Hào (1912 -2009)-Nhà hình học Việt Nam đầu tiên

Ông sinh ra ở Nam Đàn, Nghệ An, trong một dòng họ nhà nho nổi tiếng. Năm 1924, ông đỗ thủ khoa kỳ thi vào trƣờng Quốc học Huế. Năm sau ông chuyển ra Hà Nội, vào học trƣờng Albert Sarraut. Năm 1929, ông sang Pháp, thi đỗ tú tài Toán tại Aix-en-Provence. Ông theo học trƣờng Đại học Khoa học Marseille.

GS. Nguyễn Thúc Hào tại lễ mừng thọ giáo sƣ tròn 90 tuổi (2002).

75

Sau 4 năm học , ông có trong tay sáu chứng chỉ: Toán học đại cƣơng, Giải tích toán học, Vật lý đại cƣơng, Cơ học lý thuyết, Cơ học chất lỏng và Thiên văn học. Năm 1935 ông trở về dạy toán tại trƣờng Quốc học Huế.

Sau Cách mạng tháng 8, ông đƣợc cử làm giám đốc vụ Trung học Trung Bộ. Một thời gian ngắn sau đó, ông đƣợc cử làm tổng thƣ ký kiêm giám đốc trƣờng Đại học Khoa học Hà Nội. Sau khi Hà Nội đƣợc giải phóng, ông giữ chức phó hiệu trƣởng trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, lúc đó giáo sƣ Phạm Huy Thông đang là hiệu trƣởng của trƣờng. Sau đó là một thời gian dài 15 năm ông trở về quê hƣơng, xây dựng trƣờng Đại học Sƣ phạm Vinh từ những ngày đấu cho đến khi ông nghỉ hƣu. Giáo sƣ Nguyễn Thúc Hào mất ngày 9 tháng 6 năm 2009 tại Hà Nội, hƣởng thọ 97 tuổi (xem [B14]).

Giáo sƣ Lê Văn Thiêm (1918 - 1991)- Nhà giải tích phức và ứng dụng toán đầu tiên của Việt Nam

Ông sinh ngày 29 tháng 3 năm 1918 tại xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình có truyền thống khoa bảng. Năm 1939 ông đứng thứ nhì kỳ thi kết thúc lớp P. C. B. (Lý-Hóa-Sinh) và đƣợc cấp học bổng sang Pháp du học tại trƣờng Sƣ phạm cao cấp Paris (École Normale Supérieure). Ông là ngƣời Việt Nam đầu tiên có bằng tiến sĩ toán học, không những thế lại bảo vệ tại một trong những trung tâm toán học nổi tiếng nhất vào thời gian bấy giờ là đại học Goettin- gen (Đức).

Giáo sƣ Lê Văn Thiêm là hiệu trƣởng đầu tiên của trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội (khi đó có tên là Đại học Sƣ phạm Khoa học) và trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội (khi đó có tên là Đại học Khoa học Cơ bản). Ông cũng là viện trƣởng đầu tiên của Viện Toán học, viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, và là chủ tịch đầu tiên của hội Toán học Việt Nam. Giáo sƣ Lê Văn Thiêm đƣợc nhà nƣớc Việt Nam truy tặng giải thƣởng Hồ Chí Minh đợt 1, năm 1996, cho lĩnh vực khoa học công nghệ.

GS. Lê Văn Thiêm. Nguồn: Internet

76

Hiện nay hội Toán học Việt Nam có một giải thƣởng mang tên ông dành cho các thầy cô dạy toán giỏi và các học sinh học giỏi toán ở bậc trung học phổ thông. Giải thƣởng này đƣợc trao hàng năm. Giáo sƣ Lê Văn Thiêm mất ngày 3 tháng 7 năm 1991 tại thành phố Hồ Chí Minh, thọ 73 tuổi (xem [B14]).

77

KẾT LUẬN

Luận văn cố gắng đƣa ra một bức tranh tổng quan về toán học và giáo dục toán học Việt Nam thời xã hội phong kiến và trong thời kỳ thuộc Pháp. Luận văn cố gắng mô tả quá trình phát triển toán học, trình bày lịch sử phát triển toán học Việt Nam và các ứng dụng của toán học trong cuộc sống hàng ngày.

Khó khăn cơ bản trong nghiên cứu đề tài liên quan đến chữ Hán-Nôm mà tác giả không có kiến thức. Điều đó đã hạn chế việc nghiên cứu các tài liệu gốc.

Luận văn mới chỉ nghiên cứu khái quát về toán học Việt Nam chủ yếu trong sách Hán Nôm, phần lớn thông qua các bài viết tiếng Việt và tiếng Anh. Rất nhiều vấn đề còn chƣa sáng tỏ, cần đƣợc nghiên cứu tiếp là: công cụ tính toán, so sánh toán học và giảng dạy toán học truyền thống của Việt Nam so với Trung Quốc, để từ đó làm rõ hơn bức tranh toán học và giáo dục toán học ngày xƣa cũng nhƣ hiểu rõ hơn con đƣờng phát triển của toán học Việt Nam ngày nay.

78

TÀI LIỆU THỐNG KÊ, THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN A. Sách Hán Nôm

Xem trích dẫn trong Luận văn (trang 13-21)

B. Tài liệu chung Tiếng Việt

[B1] Nguyễn Cang, Lịch sử toán học, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 1999.

[B2] Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, Nhà xuất bản Giáo dục, 2005.

[B3] Văn Nhƣ Cƣơng, Lịch sử hình học, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 1977.

[B4] Nguyễn Xuân Diện,Tạ Duy Phƣợng, Sơ lược giới thiệu di sản sách toán trong thư tịch Hán Nôm, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Các chuyên đề toán chọn lọc theo xu hướng Hội nhập Quốc tế (Nguyễn Văn Mậu, Nguyễn Văn Tuấn chủ biên), Nam Định, 5-6 tháng 10, 2013, trang 96-117.

[B5] Nguyễn Xuân Diện,Tạ Duy Phƣợng, Những tài liệu sách toán Hán Nôm Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Các chuyên đề toán chọn lọc bồi dưỡng học sinh giỏi Trung học Cơ sở năm học 2013-2014 (Nguyễn Văn Mậu, Đỗ Bá Oai chủ biên), Hà Giang, 22-25 tháng 11, 2013, trang 46-52.

[B6] Nguyễn Xuân Diện, Tạ Duy Phƣợng, Giới thiệu di sản sách toán trong thư tịch Hán Nôm, Báo cáo tại Hội thảo khoa học Thông báo Hán Nôm học 2013, Hà Nội, 27 tháng 12, 2013. Có thể xem trên:

http://xuandienhannom.blogspot.de/2013/12/gioi-thieu-di-san-sach-toan-html. [B7] Vũ Phƣơng Đề, Công dư tiệp kí, Nhà xuất bản Văn học (Đoàn Thăng dịch), Hà Nội, 2001.

[B8] Trần Văn Giáp, Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1990.

79

[B9] Hoàng Xuân Hãn, Thi Toán đời xưa, Báo Khoa- Học, số 13, 14 tháng 1, 2 năm 1943, trang 207- 215; In lại trong Báo Thanh Nghị, số 38, tháng 6- 1943; In lại trong La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn, [B19], Nhà xuất bản Giáo dục, 1998, trang 1117-1124.

[B10] Hoàng Xuân Hãn, Ma phương, Báo Khoa- Học, số 16+17 tháng 3- 4, năm 1943. In lại trong [B19] La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn (Hữu Ngọc, Nguyễn Đức Hiền biên soạn), Nhà xuất bản Giáo dục, 1998, trang 1097- 1110.

[B11] Hoàng Xuân Hãn, Lịch và lịch Việt Nam, Tập san Khoa học Xã hội, Tập 9, 1982, Paris, 145 trang. In lại trong [B12], trang 795-1023.

[B12] Hoàng Xuân Hãn, Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2003.

[B13] Ngô Thúc Lanh, Vài nét về lịch sử giáo dục Toán học bậc Đại học ở Việt Nam và sự thành lập Khoa Toán – tin, Trường ĐHSP Hà Nội, Nội san T&T, Khoa Toán – tin, ĐHSP Hà Nội, 2011, trang 2 – 5.

[B14] Ngô Thúc Lanh, Phạm Trà Ân, Những bước đi chập chững đầu tiên của Toán học Việt Nam, Thông tin Toán học, Tập 16, số 2 - 2012, trang 8 – 12.

[B15] Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử kí toàn thư, Nhà xuất bản Thời đại, Hà Nội, 2011

[B16] Phan Ngọc Liên, Giáo dục và khoa cử Việt Nam, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2006.

[B17] Tạ Ngọc Liễn, Vài nét về toán học ở nước ta thời xưa, trong Tìm hiểu khoa học kỹ thuật trong lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1979, 289-314.

[B18] Trần Nghĩa, Gros François (chủ biên), Di sản Hán Nôm Việt Nam – Thư mục đề yếu (3 tập), Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993.

80

[B19] La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn (Hữu Ngọc, Nguyễn Đức Hiền biên soạn), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1998.

[B20] Ngô Minh Oanh, Sự du nhập giáo dục phương Tây vào Nam kỳ Việt Nam thời thuộc Pháp (1861-1945), Tạp chí Khoa học Xã hội, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

[B21] Nguyễn Thủy Thanh, Lịch sử toán học giản yếu, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2012.

[B22] Nguyễn Đặng Tiến, Lịch sử giáo dục Việt Nam trước Cách mạng tháng 8 - 1945, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[B23] Nguyễn Cảnh Toàn, Chữ nho với nền văn hóa Việt Nam, Báo Văn Nghệ số 16 (2257), 19/4/2003; in lại trong Tạp chí Hán Nôm.

[B24] Toán học trong thế giới ngày nay, Nhà xuất bản Khoa học Kĩ thuật, Hà Nội, 1976 ,Tập I.

[B25] W. Dampier, Un voyage au Tonkin en 1688, Revue Indochinoise, No 9, Sept. 1909; Một chuyến đi tới đàng ngoài 1688 (Bản dịch I của trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội); Một chuyến du hành đến Đàng Ngoài năm 1688 (Bản dịch II: Hoàng Anh Tuấn), Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, 2005, 2007.

[B26] Nguyen Dien Xuan, “Ancient Vietnamese Manuscript and Printed Books Related to Science, Medicine and Technology (Inventory, Classification and Preliminary Assessment)”, in Alan Kam-leung Chan, Gregory K. Clancey, Hui-Chieh Loy, eds., Historical Perspective on East

Một phần của tài liệu Tìm hiểu lịch sử phát triển toán học và giảng dạy toán học ở Việt Nam trước 1945 (Trang 70 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)