6. Cấu trúc của luận văn
2.2. Giảng dạy Toán học Việt Nam thời Pháp thuộc
Dƣới thời phong kiến ở nƣớc ta Toán học gần nhƣ không đƣợc giảng dạy trong nhà trƣờng. Sau khi thực dân Pháp đô hộ nƣớc ta, trong các trƣờng học dạy cho ngƣời Việt Nam tuy có dạy toán song trình độ toán học cũng không vƣợt quá trình độ phổ thông. Ngay cả chƣơng trình dạy toán trong các trƣờng kỹ thuật về trình độ toán học cũng không vƣợt quá chƣơng trình Giải tích lớp 12 hiện nay (xem, [B16]).
70
Cho đến năm 1941, khi chiến tranh Thế giới thứ II bùng nổ, đƣờng từ Việt Nam sang Pháp bị tắc nghẽn, chỉ khi đó thực dân pháp mới mở ở Hà Nội trƣờng Cao đẳng Khoa học Đông Dƣơng để cho các con Tây sau bậc tú tài có chỗ học. Trƣờng đào tạo bậc cử nhân cho các nghành Lý, Hóa, Sinh, Toán học đến ngang trình độ Toán đại cƣơng, với mục đích cung cấp các kiến thức cần thiết cho việc học các môn Lý, Hóa, Sinh cho sinh viên trong trƣờng (xem, [B16]).
Ngƣời Pháp đã áp đặt nền giáo dục phƣơng Tây vào Nam Kỳ Việt Nam:
Về nội dung giáo dục, chƣơng trình đƣợc xây dựng với nội dung giáo dục toàn diện không chỉ có khoa học xã hội mà cả khoa học tự nhiên, kĩ thuật, ngoại ngữ. Trong khoa học xã hội học sinh đƣợc học cả lịch sử, văn học thế giới, triết học đông tây, luân lý; trong khoa học tự nhiên có toán học, địa dƣ, kinh tế...; về sau học sinh còn đƣợc phân ban theo các ban khoa học, ban toán và ban triết học. Nội dung giáo dục không chỉ giới hạn trong sách "thánh hiền" mà hiểu biết của học sinh đã đƣợc mở rộng ra nhiều lĩnh vực, điều mà giáo dục Nho học trƣớc đây không có.