Giới thiệu các đề KT trong và sau khi thực nghiệm

Một phần của tài liệu Sử dụng một số phần mềm thiết kế giáo án điện tử dạy chuyên đề sinh lí thực vật cho học sinh chuyên sinh bậc trung học phổ thông (Trang 86 - 89)

IV. Vận chuyển nước trong thân 1 Dòng mạch gỗ: (dòng đi lên)

Giới thiệu các đề KT trong và sau khi thực nghiệm

Bài kiểm tra số 1: Kiểm tra tự luận Phần Quang hợp và hô hấp ở thực vật Câu hỏi

Câu 1: So sánh khái quát sự quang hợp ở thực vật C3 và thực vật C4? Câu 2: Tại sao tăng diện tích lá lại làm tăng năng suất cây trồng? Câu 3: Phân biệt các giai đoạn của quá trình hô hấp ở tế bào thực vật? Câu 4: Điều kiện nào để cây diễn ra quang hô hấp?

Đáp án

Câu 1:

Chỉ tiêu so sánh Thực vật C3 Thực vật C4

Giống nhau

Đều có chu trình Calvin tạo ra AlPG, rồi từ đó hình thành nên các hợp chất Cacbohiđrat, axitamin, Protêin, Lipit,…

Khác nhau

Chất nhận CO2

đầu tiên Ribulozơ - 1,5 điP PEP

Sản phẩm đầu

tiên APG AOA

Tiến trình Chỉ có một giai đoạn C3 Có 2 giai đoạn C4 và C3

Các TB Quang

hợp Nhu mô thịt lá

Nhu mô thịt lá và bao bó mạch

Các loại lục lạp 1 loại 2 loại

Câu 2: Lá là cơ quan quang hợp. Trong lá có lục lạp với hệ sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đã được hấp thụ đến pha cố định CO2 tạo vật chất hữu cơ cho cây. Do vậy, tăng diện tích lá hấp thụ ánh sáng là

tăng cường độ quang hợp dẫn đến tăng tích luỹ chất hữu cơ trong cây  Tăng năng suất cây trồng.

Câu 3:

Đường phân Chu trình Crep Chuỗi điện tử Nơi xảy ra Tế bào chất Chất nền ti thể Màng trong ti thể

Nguyên liệu Đường Glucô axit oxaloacetic NADH, FADH2.

Điều kiện Không cần O2 Phải có O2 O2, các Xitocrom

Diễn biến

Đường Glucô

 Axit Piruvic

Axit Piruvic  Acetyl CoA  Các chất hữu cơ trung gian  Axit Oxaloacetic

Hệ vận chuyển điện tử

Sản phẩm

Axit Piruvic ATP, CO2, NADH, FADH2.

H2O

Hiệu quả

năng lượng 2 ATP 2ATP 34 ATP

Câu 4:

- Quang hô hấp là quá trình hô hấp xảy ra đồng thời với quang hợp

- Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, tại lục lạp của thực vật C3, hàm lượng CO2 cạn kiệt do hệ thống II hoạt động mạnh  O2 tích luỹ nhiều (khoảng gấp 10 lần so với CO2). Khi tỉ lệ O2/CO2 xấp xỉ 10 lần, xảy ra hiện tượng Rubisco và APG bị ôxi hoá thành glicolat (hợp chất 2C). Enzim cacboxilaza hoá thành enzim oxygenaza oxi hoá ribulozơ - 1,5 điP đến CO2 xảy ra kế tiếp nhau trong ba bào quan: Bắt đầu từ lục lạp qua peroxixom (tại đây glicolat chuyển thành aa glixin) và kết thúc tại ti thể (glixin phân giải thành CO2, NH3 và aa xêrin).

Bài kiểm tra số 2: Trao đổi nước và khoáng ở Thực vật 1. Tự luận:

Câu 1: Phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ muối khoáng ở rễ cây?

- Nước được hấp thụ vào rễ theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu), nghĩa là nước di chuyển từ môi trường đất nơi có nồng đọ chất tan thấp (môi trường nhược trương) vào tế bào rễ, nơi có nồng độ chất tan cao (dịch bào ưu trương, áp suất thẩm thấu cao)

- Khác với sự hấp thụ nước, các ion di chuyển từ đất vào tế bào một cách chọn lọc theo 2 cơ chế:

+ Cơ chế thụ động: Các ion khoáng di chuyển từ đất (hoặc môi trường dinh dưỡng) vào rễ theo građien nồng độ. Các chất đó đi từ môi trường (nơi có nồng độ của ion cao) vào rễ (nơi có nồng độ của ion đó thấp)

+ Cơ chế thụ động: Đối với một số ion cây có nhu cầu cao (VD như K+ ), di chuyển ngược chiều građien nồng độ. Sự di chuyển ngược chiều nồng độ như vậy đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng sinh học ATP từ hô hấp (phải dùng bơm ion như bơm Na+

- ATPaza, bơm K+- ATPaza,...)

Câu 2: Động lực nào giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ

lên lá ở những cây gỗ cao lớn hàng chục mét?

- Các động lực giúp cho dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn là:

+ Áp suất rễ (bơm đẩy dưới): nước di chuyển từ đất vào lông hút của rễ cây theo cơ chế thụ động, các ion khoáng vào rễ cây theo cơ chế thụ động và chủ động (có sử dụng năng lượng) tạo ra áp suất rễ như bơm đẩy đầu dưới đưa nước lên

+ Lực hút do sự thoát hơi nước ở lá (bơm hút đầu trên): Do hơi nước thoát ra không khí, tế bào khí khổng bị mất nước nên hút nước từ tế bào như mô bên cạnh. Tế bào như mô lại huuts nước từ mạch gỗ ở lá, cứ như vậy làm thành lực hút từ lá đến rễ như bơm hút đầu trên kéo nước lên

+ Do các phân tử nước có tính phân cực nên liên kết với nhau và với các phân tử nước ở mạch gỗ làm thành cột nước liên tục từ rễ lên lá cây

Câu 3: Vì sao cần bón phân với liều lượng hợp lí tùy thuộc vào đất, loại phân

bón, giống và loài cây trồng?

- Phân bón là nguồn quan trọng cúng cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Mỗi loại cây trồng co nhu cầu dinh dưỡng khác nhau và ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau chúng cũng cần các chất khác nhau

- Liều lượng phân bón quá cao quá mức cần thiết sẽ không chỉ độc hại đối với cây mà còn gây ô nhiềm môi trường và nông phẩm. Ví dụ, nếu lượng Mo trong mô thực vật đạt 20mg/kg chất khô hay cao hơn, động vật ăn ra tươi sẽ bị ngộ độc Mo và ở người sẽ xuất hiện bệnh Gutt. Dư lượng (dư lượng thừa) phân bón khoáng chất sẽ làm xấu lí tính (cấu trúc) của đất, giết chất các vi sinh vật có lợi và bị rửa trôi xuống các ao, hồ, sông, suối gây ô nhiễm nguồn nước.

Do vậy, cần bón phân hợp lí (đúng lúc, đúng cách) để cho cây sinh trưởng tốt, năng suất cao, hiệu quả của phân bón cao nhưng giảm chi phí sản xuất và không gây ô nhiễm môi trường và nông phẩm.

Câu 4: Nêu các dạng Nitơ có trong đất mà cây có thể hấp thụ được?

- Các dạng Nitơ có trong đất:

+ Nitơ vô cơ trong muối khoáng như NH4 +

, NO3-,… -,…

+ Nitơ hữu cơ trong xác sinh vật: Xác động vật, xác thực vật, xác VSV.

Một phần của tài liệu Sử dụng một số phần mềm thiết kế giáo án điện tử dạy chuyên đề sinh lí thực vật cho học sinh chuyên sinh bậc trung học phổ thông (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)