Thực trạng sử dụng giáo án điện tử trong chuyên đề Sinh lí thực vật trong trường chuyên

Một phần của tài liệu Sử dụng một số phần mềm thiết kế giáo án điện tử dạy chuyên đề sinh lí thực vật cho học sinh chuyên sinh bậc trung học phổ thông (Trang 37 - 41)

trong trường chuyên

Theo nhận định của một số chuyên gia, thì việc đưa công nghệ thông tin và truyền thông ứng dụng vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở các trường chuyên nói riêng bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, những gì đã đạt được vẫn còn hết sức khiêm tốn. Khó khăn, vướng mắc và những thách thức vẫn còn ở phía trước bởi những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn. Chẳng hạn:

- Tuy máy tính điện tử mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học nhưng trong một mức độ nào đó, thì công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ giáo viên hoàn toàn trong các bài giảng của họ. Nó chỉ thực sự hiệu quả đối với

một số bài giảng chứ không phải toàn bộ chương trình do nhiều nguyên nhân, mà cụ thể là, với những bài học có nội dung ngắn, không nhiều kiến thức mới, thì việc dạy theo phương pháp truyền thống sẽ thuận lợi hơn cho học sinh, vì giáo viên sẽ ghi tất cả nội dung bài học đó đủ trên một mặt bảng và như vậy sẽ dễ dàng củng cố bài học từ đầu đến cuối mà không cần phải lật lại từng “slide” như khi dạy trên máy tính điện tử. Những mạch kiến thức “vận dụng” đòi hỏi giáo viên phải kết hợp với phấn trắng bảng đen và các phương pháp dạy học truyền thống mới rèn luyện được kĩ năng cho học sinh.

- Bên cạnh đó, kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin ở một số giáo viên vẫn còn hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né tránh. Mặc khác, phương pháp dạy học cũ vẫn còn như một lối mòn khó thay đổi, sự uy quyền, áp đặt vẫn chưa thể xoá được trong một thời gian tới. Việc dạy học tương tác giữa người - máy, dạy theo nhóm, dạy phương pháp tư duy sáng tạo cho học sinh, cũng như dạy học sinh cách biết, cách làm, cách chung sống và cách tự khẳng định mình vẫn còn mới mẻ đối với giáo viên và đòi hỏi giáo viên phải kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học đồng thời phát huy ưu điểm của phương pháp dạy học này làm hạn chế những nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống. Điều đó làm cho công nghệ thông tin, dù đã được đưa vào quá trình dạy học, vẫn chưa thể phát huy tính trọn vẹn tích cực và tính hiệu quả của nó.

- Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó.

- Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin còn lúng túng, chưa xác định hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Chính sách, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự đồng bộ trong thực hiện. Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học

bằng phương tiện chiếu projector, … còn thiếu và chưa đồng bộ và chưa hướng dẫn sử dụng nên chưa triển khai rộng khắp và hiệu quả.

- Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều sâu; sử dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, do tốc độ đường truyền. Công tác đào tạo, Công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chỉ mới dừng lại ở việc xoá mù tin học nên giáo viên chưa đủ kiến thức, mất nhiều thời gian và công sức để sử dụng công nghệ thông tin trong lớp học một cách có hiệu quả

Tóm lại, từ thực tế của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học sinh học nói chung và chuyên đề Sinh lí thực vật nói riêng ở trường chuyên hiện nay có những thuận lợi và khó khăn sau:

* Thuận lợi:

- Nhận thức của giáo viên về việc sử dụng phương thức trực quan nói chung và công nghệ thông tin nói riêng trong dạy học là một nhu cầu cần thiết.

- Phần lớn giáo viên có độ tuổi từ dưới 50 cho rằng: trang bị kiến thức tin học cho giáo viên là cần thiết và mong muốn có các phần mềm chuyên dụng hỗ trợ cho quá trình dạy học và được dự các lớp tập huấn sử dụng máy tính, sử dụng phần mềm dạy học và học tin học.

Như vậy, hiện nay hầu hết giáo viên đã có những nhận thức đúng đắn về vai trò của phương thức trực quan nói chung và vai trò của công nghệ thông tin nói riêng trong dạy học. Song tình hình sử dụng trong thực tế thì còn gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế.

* Khó khăn:

- Cơ sở hạ tầng cho ứng dụng công nghệ thông tin còn thấp là một trong những vấn đề nan giải nhất hiện nay. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đi liền với việc trang bị máy vi tính và các thiết bị ngoại vi khác như: máy chiếu (Projector) hệ thống điện lưới, mạng cục bộ, phòng máy đạt tiêu chuẩn và

các phần mềm dạy học... Trong các lý do trên thì phầm mềm dạy học chuyên dụng đang là hàng rào lớn nhất trong tình hình thực tế ở nước ta hiện nay. Chúng ta còn thiếu quá nhiều các lập trình chuyên nghiệp cho môn Sinh học để có thể lập trình mô phỏng các quá trình sinh học mà các phương tiện máy móc khác không thể thực hiện được. Trong khi đó, các nước có trình độ tin học phát triển đã rất thành công nhưng trong tương lai chúng ta không thể sử dụng để cung cấp trên thị trường với nhiều lý do khác nhau trong đó có vấn đề bản quyền. Bên cạnh đó việc trang bị các trang thiết bị dạy học hiện nay chưa đồng bộ hầu hết các trường THPT đã được trang bị máy vi tính và mạng internet, song các thiết bị ngoại vi phục vụ cho dạy học hiện nay chưa có hoặc không đồng bộ.

- Hình thức tổ chức lớp học theo kiểu áp dụng CNTT đòi hỏi phải có những điều chỉnh về cách thức tổ chức lớp học, thói quen dạy học theo kiểu truyền thống đã và sẽ gây khó khăn cho GV, HS và cả các nhà quản lý giáo dục. Ví dụ: Muốn sử dụng phần mềm dạy học và CNTT vào tổ chức giờ học thì không có Projector riêng cho từng lớp học vì vậy học sinh phải di chuyển địa điểm học tập đến phòng học chuyên dụng, điều này khó khăn cho việc xếp thời khoá biểu và thời gian di chuyển của HS.

Chƣơng 2: SỬ DỤNG CÁC PHẦN MỀM DẠY HỌC TRONG XÂY DỰNG CÁC GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ CHUYÊN ĐỀ SINH LÍ THỰC VẬT

Một phần của tài liệu Sử dụng một số phần mềm thiết kế giáo án điện tử dạy chuyên đề sinh lí thực vật cho học sinh chuyên sinh bậc trung học phổ thông (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)