Phân tích định tính các bài kiểm tra

Một phần của tài liệu Sử dụng một số phần mềm thiết kế giáo án điện tử dạy chuyên đề sinh lí thực vật cho học sinh chuyên sinh bậc trung học phổ thông (Trang 72 - 77)

- Sau TN: Sau thực nghiệm 3 tuần, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra 2 lần để xác định độ bền kiến thức, đã thu được kết quả sau:

3.4.2. Phân tích định tính các bài kiểm tra

3.4.2.1. Về chất lượng lĩnh hội kiến thức

Qua kiểm tra bài cũ và phân tích kết quả các bài kiểm tra, chúng tôi nhận thấy ở nhóm TN học sinh nắm chắc chắn kiến thức trong chuyên đề "sinh lí thực

Điểm Tần

suất ( %)

vật" và khả năng phân tích các kiến thức tốt hơn, đồng thời có khả năng hệ thống hoá, tổng hợp, khái quát hoá kiến thức tốt hơn.

Ví dụ: Bài kiểm tra số 2 mang tính tổng hợp và khái quát cao: “So sánh quá trình quang hợp và hô hấp, từ đó rút ra mối quan hệ giữa hai quá trình này?”. Nhóm thực nghiệm HS làm bài rất tốt chẳng hạn bài làm của các em Vũ Hoàng Hương Thảo lớp 10S, em Dương Thu Hương lớp 12S, em Lê Minh Hương lớp 11S trường THPT Chuyên Trần Phú và rất nhiều HS khác đã lập bảng so sánh và đều đạt điểm tối đa.

Sau khi dạy xong bài 45: “Sinh sản hữu tính ở thực vât”, chúng tôi tiến hành kiểm tra 15 phút với 2 câu hỏi sau:

Câu 1. Phân biệt quá trình thụ phấn và quá trình thụ tinh? Tại sao ở thực vật có hiện tượng thụ tinh kép?

Câu 2. So sánh khái quát sự sinh sản hữu tính với sinh sản vô tính ở thực vật? Hầu hết học sinh thuộc nhóm đối chứng đều khái quát chưa đầy đủ, còn thiếu nhiều điểm khác nhau. Còn học sinh thuộc nhóm thí nghiệm làm bài tốt và có nhiều HS đạt điểm tối đa. Ví dụ em Trần Hải Yến, em Nguyễn Tuấn Lâm, em Phùng Văn Sơn lớp 10S.

3.4.2.2. Về độc lập, tích cực và khả năng vận dụng kiến thức của học sinh.

Thông qua việc phân tích kết quả các bài kiểm tra về mặt định lượng, kết hợp với việc quan sát, theo dõi tinh thần, thái độ học tập ngay trong quá trình dạy thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy nhóm lớp thực nghiệm hơn hẳn nhóm lớp đối chứng về lòng say mê, sự nhiệt tình, tính tích cực học tập, khả năng khai thác, tích luỹ kiến thức và năng lực tư duy...

Ví dụ khi dạy bài “Cảm ứng ở thực vật”, chúng tôi yêu cầu HS sưu tầm các video ở nhà mang đến, kết hợp quan sát các tư liệu dạy học mà cô giáo đưa ra nhờ các ứng dụng của phần mềm tin học. Giờ học tại lớp, chúng tôi tiến hành cho thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung phiếu học tập như sau:

Phiếu học tập

Hãy quan sát các đoạn băng kết hợp độc lập đọc SGK và thảo luận nhóm để hoàn thiện nội dung sau trong thời gian 10 phút:

(?) Phân biệt hướng động và ứng động ở thực vật theo mẫu sau:

(Yêu cầu: ô ví dụ ghi tên các video tương ứng đã được xem vào các mục tương ứng)

Hình thức

Điểm phân biệt

Hƣớng động Ứng động

Các kiểu và ví dụ

Khái niệm

Đặc điểm chung

Vai trò

Với cách tổ chức và điều khiển hoạt động học tập như vậy nên HS rất say mê tìm hiểu và thảo luận trong nhóm để nhanh chóng tìm ra kết quả. Hầu hết ở các lớp dạy TN, HS đã hoàn thành nội dung phiếu học tập đúng tiến độ thời gian và rất ít sai sót.

Trong khi đó, ở các lớp đối chứng HS vẫn sưu tầm mẫu nhưng đa số HS chỉ dựa vào SGK để đọc nội dung khái niệm mà không thể vận dụng để xác định được những dấu hiệu trên mẫu vật.

3.4.2.3. Khả năng lưu giữ thông tin (độ bền kiến thức) của HS.

Kết quả thực nghiệm cho thấy, ở nhóm lớp TN do được làm quen với cách học đòi hỏi liên tục hoạt động, được rèn luyện các kĩ năng hoạt động trí tuệ như quan sát, mô tả, phân tích, so sánh, các kĩ năng thu thập, sắp xếp thông tin, lập bảng biểu, sơ đồ…nên năng lực tư duy của HS được nâng cao rõ rệt. Biểu hiện trong bài làm của mình là các em nhớ lâu, nhớ chính xác hơn, thể hiện ở chất lượng bài làm của nhiều HS sau TN vẫn rất tốt, điểm số nhìn chung có xu hướng ổn định.

Trong khi đó ở nhóm lớp ĐC, nhiều HS không còn nhớ gì sau 3 tuần học. Vì vậy điểm số không ổn định, tỉ lệ điểm khá và giỏi giảm xuống nhanh chóng, ngược lại tỉ lệ điểm yếu, kém tăng lên nhanh.

Ví dụ: Câu 2 bài kiểm tra sau TN (bài kiểm tra số 6): “Lập sơ đồ hệ thống mối liên quan chương sinh sản ở thực vật? “Nhóm thực nghiệm phần lớn HS đều làm đúng và đủ, trong khi nhóm đối chứng đại đa số HS bỏ qua câu hỏi này hoặc nếu có thì chỉ liệt kê nhưng không đầy đủ.

Với phần trắc nghiệm khách quan trong bài kiểm tra này, chúng tôi đã đưa vào nội dung 3 câu hỏi đã từng cho HS làm trong phần củng cố bài, đó là:

Hãy chọn 1 phương án trả lời đúng/ đúng nhất trong mỗi câu sau: Câu 1: Đặc điểm không thuộc sinh sản vô tính là

A. cơ thể con sinh ra hoàn toàn giống nhau và giống cơ thể mẹ ban đầu. B. tạo ra cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm thích nghi.

C. tạo ra số lượng lớn con cháu trong một thời gian ngắn. D. tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định. Câu 2: Hình thức sinh sản của cây dương xỉ là sinh sản

A. bào tử. B. phân đôi. C. sinh dưỡng. D. hữu tính.

Câu 3: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản A. chỉ cần một cá thể.

B. không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và cái. C. có sự hợp nhất giữa giao tử đực và cái.

D. chỉ cần giao tử cái.

Tuy 3 câu hỏi trên đã được làm trong phần củng cố bài "sinh sản vô tính ở thực vật" nhưng ở nhóm ĐC vẫn có rất nhiều HS chọn sai, ở câu 3 có HS chọn cả 3 phương án A, B, D.

Qua phân tích ở trên cho thấy, việc đưa ra các biện pháp hình thành và phát triển khái niệm cho học sinh đã nâng cao được chất lượng học tập của HS.

Chứng tỏ kiến thức của học sinh lớp thực nghiệm sau 3 tuần vẫn ổn định và độ bền kiến thức ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

Tóm lại, qua việc phân tích kết quả điều tra, kiểm tra ở các giai đoạn trước, trong và sau khi thực nghiệm kết hợp với theo dõi quá trình học tập của học sinh trong suốt thời gian nghiên cứu và thực nghiệm đề tài, chúng tôi thấy tính đúng đắn giả thuyết khoa của đề tài đã đặt ra.

Một phần của tài liệu Sử dụng một số phần mềm thiết kế giáo án điện tử dạy chuyên đề sinh lí thực vật cho học sinh chuyên sinh bậc trung học phổ thông (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)