1.4.1. CSVCKT là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình sƣ phạm
1.4.1.1. Quá trình giáo dục là một hệ thống nhất toàn vẹn đƣợc liên kết bằng các nhân tố sau đây:
Mục tiêu đào tạo: M Nội dung đào tạo: N Phƣơng pháp đào tạo: P Lực lƣợng đào tạo: (thày): Th
Đối tƣợng đào tạo (trò): Tr Điều kiện đào tạo : Đ
1.4.1.2 Ba nhân tố M, N, P: mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phƣơng pháp đào tạo tuy là vô hình nhƣng chúng là nền tảng của quá trình đào tạo. Sự quản lý phải làm cho ba nhân tố này gắn kết với nhau.
Sơ đồ 1.4 : Mối quan hệ giữa M, N, P trong quá trình đào tạo
M
Quản lý
N P
1.4.1.3. Ba nhân tố Th, Tr, Đ: lực lƣợng đào tạo, điều kiện đào tạo dƣới tác động của hoạt động quản lý, vật chất hoá mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo phƣơng pháp đào tạo làm cho đối tƣợng đào tạo ( ngƣời học ) có đƣợc chất lƣợng nhân cách mới.
Sơ đồ 1.5 : Mối quan hệ giữa Th, Tr và Đ dưới sự tác động của hoạt động quản lý
Th Tr
Đ Quản lý
Sơ đồ 1.6 : Mối quan hệ giữa các thành tố M
Th Tr
N P
Đ
1.4.1.4. Nhân tố điều kiện đào tạo có hạt nhân là cơ sở vật chất - sƣ phạm. Nhân tố này bao quát một tập hợp các phần tử con rất phong phú từ cái bút, quyển vở, thiết bị dạy học, trƣờng lớp, công trình sƣ phạm, sân chơi bãi tập. Phần tử quan trọng nhất là các thiết bị giảng dạy. Tính hiện đại của một nhà trƣờng đƣợc phản ánh qua trình độ của thiết bị giảng dạy.
Giáo dục học cổ truyền chỉ chú trọng đến tri thức thuần tuý, Giáo dục học hiện đại chú trọng cả công cụ phƣơng tiện vật chất chuyển tải tri thức đến đối tƣợng đào tạo ( ngƣời học ). Một đồ dùng trực quan đem áp dụng trong giờ học không đơn thuần chỉ là phƣơng tiện giúp ngƣời dạy truyền đạt có hiệu quả nội dung kiến thức cho học sinh mà còn là đối tƣợng nhận thức của học sinh. Trong một chừng mực nào đó, nó còn góp phần giáo dục đạo dức, giáo dục thẩm mỹ cho học sinh.
Vì vậy, thiết bị giảng dạy vừa là công cụ, phƣơng tiện của việc giảng dạy, giáo dục, huấn luyện, vừa là đối tƣợng của nhận thức. Nó là thành tố không thể thiếu đƣợc trong cấu trúc toàn vẹn của quá trình giáo dục, giảng dạy nó góp phần
quyết định nâng cao chát lƣợng hiệu quả đào tạo. Việc „‟dạy chay‟‟, dạy theo lối „‟từ miệng đến tai “ hoặc dạy có dùng dạy học nhƣng cẩu thả tuỳ tiện đều gây tổn hại lớn cho chất lƣợng giáo dục. Nó làm cho ngƣời học thụ động, lệ thuộc không phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của ngƣời học. Khoa sƣ phạm cộng tác - dạy học, cộng tác chỉ có thể thực hiện nếu có sự hỗ trợ đắc lực của phƣơng tiện - đồ dùng dạy học. Đó là cái cầu nối giữa ngƣời dạy, ngƣời học, làm cho hai nhân tố này tổng hợp với nhau trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phƣơng pháp đào tạo.
Nhân tố cơ sở vật chất - sƣ phạm : Cơ sở vật chất sƣ phạm của ngành giáo dục là bộ phận không thể tách rời của cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân.Tuy vậy với tính chất phục vụ cho công tác giáo dục - đào tạo nên nhân tố này có một đặc điểm riêng.
Nó bao gồm hai nhóm:
Nhóm trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo nhƣ thiết bị dạy học, trƣờng sở.
Nhóm có tính chất phụ trợ giáo dục: Ký túc xá, câu lạc bộ, nhà ăn, phƣơng tiện vận tải.
Tập hợp cả hai nhóm này tạo ra tài sản của từng nhà trƣờng, của toàn ngành. Nó phải đƣợc quản lý theo quy chế quản lý tài sản của nhà nƣớc, của tập thể trên cả hai mặt hiện vật và giá trị.
Đối với các trƣờng công lập thì phải xem xét tỷ lệ khấu hao để có kế hoạch dự toán bù đắp bao gồm việc sửa chữa hoặc mua mới.
Việc bù đắp trang bị mới đối với nhân tố này phải chiếm khoảng 25-30% tổng số chi phí cho quá trình đào tạo.
Điều đáng tiếc là hiện nay ở nhiều cơ quan quản lý giáo dục khi lập kế hoạch tổng thể hàng năm hoặc kế hoạch dài hạn vấn đề kinh tế của nhân tố này chƣa đƣợc xem xét một cách hệ thống và có căn cứ khoa học.
Chi cho nhân tố này trong tổng quyết toán của quá trình đào tạo tính trên năm học ở một số nhà trƣờng thƣờng không quá 10%.
Sự lạc hậu của nhân tố này về mặt kỹ thuật công nghệ kéo theo sự lạc hậu về mặt sƣ phạm. Nhiều trƣờng sở bị xuống cấp nghiêm trọng mà không đƣợc tu bổ định kỳ. Nhiều bài giảng vẫn còn bị dạy chay vì các nhà trƣờng không đủ kinh phí giành cho việc mua sắm thiết bị dạy học. Một số nơi có đƣợc trang bị ban đầu về thiết bị dạy học nhƣng phƣơng tiện bảo quản sơ sài nên thiết bị hỏng hóc ẩm mốc lãng phí về mặt kinh tế và có tác dụng âm tính về mặt sƣ phạm.
1.4.2. CSVCKT một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục nói chung , giáo dục THPT nói riêng
Sơ đồ 1.7 : Quá trình đào tạo
Yêu cầu của XH
Mục tiêu đào tạo
Chƣơng trình – Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học
dạy học
Kiểm tra đánh giá
Theo sơ đồ này, mục tiêu đào tạo là cơ sở quan trọng nhất để thiết kế chƣơng trình đào tạo. Mục tiêu đào tạo quy định nội dung đào tạo theo 3 lĩnh vực : Thái độ, kiến thức và kỹ năng – năng lực. Mục tiêu đào tạo cũng quy định hình thức tổ chức dạy học. Nếu mục tiêu đào tạo là truyền đạt kiến thức cần có hình thức tổ chức dạy học riêng còn nếu mục tiêu đào tạo là rèn luyện kỹ năng, tức là những “hành động” mà học sinh phải hoàn thành một cách thành thục, đòi hỏi hình thức tổ chức dạy học khác hẳn. Cơ sở vật chất kỹ thuật theo định nghĩa ở trên là yếu tố quyết định để có thể tổ chức dạy học phù hợp với mục tiêu của chƣơng trình đào tạo, của môn học và từng bài học.
Thí dụ môn học khoa học tự nhiên nhƣ Lí, Hoá, Sinh... cần đƣợc tổ chức ở các phòng học có trang bị các đồ dùng dạy học, đồ thí nghiệm... mới có thể rèn luyện đƣợc những năng lực thực hành của học sinh chứ không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức. Ngay cả các môn học của khoa học xã hội và nhân văn nhƣ Văn, Sử... nếu có các phòng chuyên dụng, với các tài liệu, tranh ảnh, cách kê bàn ghế linh hoạt tuỳ theo mục tiêu của bài giảng thì hiệu quả bài giảng sẽ tốt hơn rất nhiều.
Chính hình thức tổ chức dạy học nhƣ vậy sẽ giúp giáo viên tìm đƣợc các phƣơng pháp dạy tƣơng ứng, phù hợp với mục tiêu bài học, môn học. Lúc đó ngƣời thày sẽ dạy để trò rèn luyện kỹ năng, chứ không phải chỉ học thuộc lý thuyết, tức là thày sử dụng cách để học trò thực hành đƣợc những kiến thức đã
học. Cách dạy nhƣ vậy sẽ giúp trò có cách học tƣơng ứng, trò phải làm việc chứ không chỉ ngồi nghe thày giảng một cách thụ động. Vai trò của cơ sở vật chất kỹ thuật ở đây quan trọng chính là ở chỗ nó quyết định thày phải đổi mới cách dạy, trò đổi mới cách học để cả hai cùng đạt đƣợc mục tiêu môn học, bài học.
1.5. Một số vấn đề về quản lý CSVCKT 1.5.1. Quản lý - Quản lý Nhà trƣờng