Đánh giá mặt mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn của giáo dục THPT Hải Phòng

Một phần của tài liệu Quy chuẩn và quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật - một yếu tố đảm bảo chất lượng giáo dục trung học phổ thông Hải Phòng giai đoạn 2005 - 2010 (Trang 52 - 58)

Phòng hiện nay:

2.4.1. Mặt mạnh:

Quy mô giáo dục đào tạo ổn định và phát triển phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội theo từng vùng, miền trong thành phố. Mạng lƣới trƣờng lớp phủ kín các quận , huyện , thị xã trong thành phố và bao gồm nhiều loại hình trƣờng học ( công lập, bán công, dân lập, tƣ thục ) đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của thanh thiếu niên kể cả vùng xã xôi , khó khăn, miền núi, hải đảo.

Chất lƣợng , hiệu quả giáo dục cấp THPT luôn ở mức cao so với mặt bằng chung của cả nƣớc. Mục tiêu giáo dục xã hội chủ nghĩa luôn đƣợc giữ vững. Hàng năm số lƣợng giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế đều tăng và là một trong những tỉnh, thành phố dẫn đầu toàn quốc.

Đội ngũ giáo viên đủ về số lƣợng, đƣợc chuẩn hoá nhanh và ngày càng nâng cao về chất lƣợng. Cơ sở vật chất trƣờng học ngày càng đƣợc tăng cƣờng theo hƣớng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Ngân sách chi cho sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục THPT nói riêng đƣợc tăng lên hàng năm.

Trong số trƣờng quốc lập có những trƣờng qui mô lớp/ trƣờng quá lớn, ảnh hƣởng đến chất lƣợng giáo dục toàn diện cho học sinh.

Ngoại thành, tỉ lệ học sinh vào học THPT chƣa cao do các tổ chức, cá nhân chƣa mạnh dạn mở các loại hình trƣờng ngoài công lập.

Chất lƣợng văn hoá và đạo đức của học sinh THPT có chuyển biến lớn song chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của xã hội. Về trình độ văn hoá thì khả năng thực hành của học sinh còn yếu, các kiến thức khoa học còn xa rời thực tế, ý thức trách nhiệm của học sinh chƣa cao, khả năng tự học yếu.

Chất lƣợng dạy nghề chƣa cao, việc hƣớng nghiệp cho học sinh còn lúng túng, tính thiết thực trong dạy nghề phổ thông còn thấp.

Một bộ phận không nhỏ học sinh ở các trƣờng ngoài công lập yếu về kiến thức cơ bản. Việc học ngoại ngữ ở các trƣờng chƣa thiết thực, chất lƣợng thấp. Số học sinh học tiếng Anh vẫn chiếm tỷ lệ quá lớn trong nhà trƣờng. Các tiếng Nga, Pháp, Trung, Nhật... còn quá ít học sinh theo học do chƣa có giáo viên hoặc chƣa tổ chức dạy trong nhiều trƣờng THPT.

Giảng dạy còn thiên về lý thuyết, ít gắn với cuộc sống, học chƣa đi đôi với hành, thiếu liên thông giữa các cấp học, bậc học, loại hình đào tạo. Phƣơng pháp dạy học còn lạc hậu, thiên về truyền thụ một chiều, ít phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.

Việc dạy các môn khoa học xã hội nhân văn, các môn khoa học Mác - Lê nin cũng nhƣ công tác giáo dục tƣ tƣởng chính trị, tƣ tƣởng đạo đức và nhân cách cho học sinh chƣa đƣợc quan tâm đầy đủ, hiệu quả còn thấp.

Giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ còn nặng về hình thức, ở một số nội dung chƣa có điều kiện thực hành nên ảnh hƣởng đến mục tiêu giáo dục toàn diện.

Tâm lý khoa cử còn nặng nề, các kỳ thi còn căng thẳng, tốn kém dễ làm phát sinh tiêu cực.

Quy mô giáo dục tăng nhanh nhƣng chƣa khắc phục đƣợc tình trạng phát triển không đồng đều, còn nhiều bất cập trong cơ cấu xã hội, cơ cấu vùng miền và thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

Tỷ lệ giáo viên đạt tiêu chuẩn đào tạo của cấp học tăng lên nhƣng trình độ tin học, ngoại ngữ của đa số giáo viên còn yếu, phƣơng pháp giảng dạy còn lạc hậu, chậm đổi mới. Chất lƣợng đội ngũ giáo viên ở địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn và vùng núi, hải đảo còn yếu, không đồng đều.

Mặc dù có nhiều cố gắng, cơ sở vật chất có đƣợc cải thiện nhƣng nhìn chung Giáo dục THPT Hải Phòng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới, chuẩn hoá và hiện đại hoá nhà trƣờng. Đặc biệt các trƣờng vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn , một số trƣờng dân lập, tƣ thục cơ sở vật chất kỹ thuật nhất là trang thiết bị dạy học còn nghèo nàn lạc hậu.

Công tác quản lý giáo dục còn những yếu kém bất cập.

Hệ thống văn bản qui phạm pháp luật về Giáo dục, công văn hành chính chƣa đồng bộ, nhiều khi còn chồng chéo, hiệu quả thực thi chƣa cao.

Cơ chế quản lý chậm đổi mới, chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới, một số cán bộ quản lý giáo dục THPT yếu về năng lực, còn có tƣ tƣởng bảo thủ, trì trệ, ít đƣợc cập nhật kiến thức mới về quản lý giáo dục.

Nguyên nhân của những yếu kém.

+ Về khách quan.

Cơ chế thị trƣờng, chính sách mở cửa đã phát huy các mặt tích cực của nó nhƣng cũng đang có những tác động tiêu cực vào xã hội nói chung và Giáo dục - Đào tạo nói riêng.

Về mặt kinh tế - xã hội : Đất nƣớc còn nghèo, nguồn tài chính dành cho giáo dục hạn hẹp trong khi quy mô giáo dục tăng nhanh không khỏi tạo nên những ách tắc

+ Về chủ quan:

Chƣa gắn cơ sở vật chất kỹ thuật với mục tiêu đào tạo

Trình độ năng lực của một số cán bộ quản lý, giáo viên còn bất cập: một số cán bộ quản lý chƣa thực giỏi về chuyên môn, ở một số khác kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo còn ít, không theo kịp thực tiễn phát triển của Giáo dục đang thay đổi không ngừng.

Công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đôn đốc của một số nhà trƣờng chƣa thƣờng xuyên, kịp thời, chƣa dứt điểm, còn có một số trƣờng chƣa thực sự quan tâm đến công tác chuyên môn, ở một số nhà trƣờng kỷ cƣơng chƣa nghiêm, các quy trình thực hiện quá trình dạy - học chƣa phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trƣờng.

2.4.3. Những thuận lợi:

Các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển giáo dục, đặc biệt là quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XII. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 2 ( khoá VIII ) trên tầm cao mới theo kết luận Hội Nghị Trung ƣơng 6 ( khoá IX ). Chính quyền thành phố, các cấp, ngành và nhân dân ngày càng coi trọng vai trò giáo dục, quan tâm nhiều hơn đến giáo dục, có cơ chế chính sách tạo động lực cho dạy, học.

Triển khai và thực hiện chiến lƣợc phát triển Giáo dục và Đào tạo của Chính phủ thời kỳ 2001 - 2010, Quy hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo Hải Phòng đến năm 2010, triển khai và thực hiện đổi mới chƣơng trình giáo dục Phổ thông theo các Nghị quyết của Quốc Hội.

Sự phát triển nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin tạo ra cơ hội mới cho sự phát triển giáo dục và đào tạo nhờ việc tăng nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực có trí tuệ cao, do đó có điều kiện thuận lợi hơn để tiến hành quá trình giáo dục và đào tạo.

Quá trình CNH và HĐH ở nƣớc ta sẽ đề ra yêu cầu đào tạo nhân lực nhằm đáp ứng thay đổi cơ cấu kinh tế, làm gia tăng tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong lực lƣợng lao động xã hội cũng nhƣ trong tổng sản phẩm nội địa. Lĩnh vực dịch vụ chủ yếu dựa vào nguồn lực con ngƣời và không đòi hỏi đầu tƣ cao về cơ sở vật chất nhƣ trong các ngành công nghiệp khác nên nƣớc ta có thể nhanh chóng vƣơn lên chiếm lĩnh nó, rút ngắn thời gian phát triển.

Hội nhập quốc tế và khu vực, sự đổi mới và phát triển giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu là điều kiện tốt để giáo dục - đào tạo tiếp thu, trao đổi , học tập kinh nghiệm .

Ngƣời dân Hải Phòng có truyền thống hiếu học, trình độ dân trí cao so với mặt bằng chung của cả nƣớc trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng phát triển.

Kinh tế Hải Phòng liên tục tăng trƣởng, quốc phòng an ninh ổn định, văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ, công cuộc xoá đói giảm nghèo tiến hành có hiệu quả; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân thành phố liên tục đƣợc cải thiện và nâng cao đã trở thành hậu thuẫn vững chắc cho giáo dục và đào tạo phát triển tƣơng xứng với yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

2.4.5. Những khó khăn:

Quy mô Giáo dục phát triển nhanh hơn sự gia tăng các nguồn lực dành cho giáo dục, làm cho điều kiện đảm bảo chất lƣợng giáo dục và đào tạo chƣa đƣợc cải thiện. Tỷ lệ ngân sách nhà nƣớc chi cho giáo dục THPT có tăng nhƣng chƣa theo kịp tốc độ tăng quy mô học sinh THPT, chƣa đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện.

Mạng lƣới trƣờng THPT trên địa bàn thành phố chƣa hợp lý, có nơi tập trung nhiều trƣờng, có nơi còn ít trƣờng THPT, có trƣờng quy mô quá lớn, đông học sinh, còn nhiều trƣờng THPT có CSVCKT nghèo nàn, thiết bị dạy học lạc hậu không phù hợp với chƣơng trình sách giáo khoa hiện hành.

Tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trƣờng trên phạm vi toàn xã hội trong đó có đội ngũ giáo viên, học sinh, những khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế , xã hội .v.v.. dẫn đến chênh lệch về đời sống nhân dân giữa các vùng miền do đó sự phát triển giáo dục không đồng đều chậm đƣợc khắc phục.

Việc phân luồng học sinh sau bậc trung học, công tác đào tạo nghề gắn với sử dụng ngƣời có nghề, giải quyết việc làm còn nhiều bất cập dẫn đến hiện tƣợng quá tải trong các nhà trƣờng THPT gây nên sức ép xã hội quá lớn đối với ngành Giáo dục trong thi cử, tuyển sinh.

Công tác đào tạo, tuyển chọn giáo viên những năm đầu thập kỷ 90 chƣa đón đầu đƣợc sự phát triển của Giáo dục , dẫn đến quá trình khắc phục sự khủng hoảng về số lƣợng, cơ cấu, chất lƣợng đội ngũ giáo viên còn kéo dài, làm chậm tốc độ phát triển của Giáo dục phổ thông. Một số giáo viên chƣa kịp đổi mới nội dung, phƣơng pháp giảng dạy nên chƣa phát huy đƣợc tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập.

CHƢƠNG 3

ĐỀ XUẤT QUY CHUẨN CHI TIÊT VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT GÓP PHẦN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HẢI PHÕNG GIAI ĐOẠN 2005 – 2010

Một phần của tài liệu Quy chuẩn và quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật - một yếu tố đảm bảo chất lượng giáo dục trung học phổ thông Hải Phòng giai đoạn 2005 - 2010 (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)