Thực trạng giáo dục trung học phổ thông thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Quy chuẩn và quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật - một yếu tố đảm bảo chất lượng giáo dục trung học phổ thông Hải Phòng giai đoạn 2005 - 2010 (Trang 49 - 52)

2.3.1. Quy mô học sinh THPT giai đoạn 1990-2003:

Quy mô học sinh THPT tăng nhanh trong những năm học gần đây: Từ 35.446 học sinh năm học 1996–1997 lên tới 60.791 học sinh năm học 2002- 2003. Điều đáng chú ý là công tác xã hội hoá giáo dục đã thúc đẩy nhanh số lƣợng học sinh học các trƣờng ngoài công lập: Từ 6.449 học sinh năm 1996- 1997 lên tới 19.744 vào năm 2002- 2003. Số học sinh tuyển vào lớp 10 THPT công lập và ngoài công lập đạt 70,4% số học sinh tốt nghiệp THCS. Tỷ lệ học sinh vào lớp 10 các trƣờng THPT công lập chiếm 43,4%. Tỷ lệ học sinh vào lớp 10 các trƣờng THPT ngoài công lập là 27%. Tỷ lệ học sinh THPT công lập/học sinh THPT là 57%.

2.3.2. Chất lƣợng giáo dục THPT

Chất lƣợng giáo dục THPT khá ổn định, tỷ lệ tốt nghiệp THPT hàng năm dao động từ 95% - 98% ( cả công lập và ngoài công lập ), không có trƣờng nào có tỷ lệ tốt nghiệp dƣới 80%. Tỷ lệ học sinh đỗ vào các trƣờng Cao đẳng, Đại học ngày một tăng ( trên 40% ).

Số lƣợng học sinh giỏi thành phố rải đều khắp các trƣờng trong thành phố. Các trƣờng ngoại thành, ngoài công lập đều có học sinh giỏi cấp thành phố, quốc gia ( ví dụ: THPT Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Marie Curie, Thăng Long...)

2.3.3. Mạng lƣới trƣờng, lớp THPT

Toàn thành phố có 55 trƣờng THPT, bao gồm các loại hình trƣờng công lập , bán công , dân lập và tƣ thục , đƣợc phân bố theo các quận, huyện ( xem bảng 2.4 phần phụ lục ):

Mạng lƣới các trƣờng THPT Hải Phòng phát triển tƣơng đối mạnh về loại hình và qui mô, đã đáp ứng 70% nhu cầu học tập của thanh thiếu niên . Tuy nhiên loại hình trƣờng ngoài công lập chủ yếu tập trung ở khu vực nội thành.

Số trƣờng quốc lập phân bố tƣơng đối đều, mỗi quận, huyện có từ 2 đến 4 trƣờng, riêng huyện Thuỷ Nguyên thành lập mới 1 trƣờng quốc lập mở ra cơ hội học tập cho học sinh vùng sâu, xa. quận Kiến An cũng mới thành lập thêm 1 trƣờng quốc lập.

2.3.4. Đội ngũ giáo viên THPT

Đến nay số lƣợng giáo viên THPT ở tất cả các môn học trong các trƣờng

cơ bản đã đủ. Hầu hết giáo viên THPT đều có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Tuyệt đại đa số giáo viên có lòng yêu nghề, yêu trẻ , hết lòng vì sự nghiệp giáo

dục - đào tạo. Trƣớc yêu cầu đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông các giáo viên không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Công tác

đào tạo và bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ đƣợc Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai thƣờng xuyên Thành phố có cơ chế chính sách động viên giáo viên giỏi, giáo viên tiếp tục học các lớp sau đại học, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ và các giáo viên công tác ở các trƣờng thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn, miền núi, hải đảo. Thực trạng số lƣợng và trình độ của đội ngũ giáo viên các trƣờng THPT ( xem bảng 2.5 phần phụ lục )

2.3.5..Cơ sở vật chất kỹ thuật trƣờng học khối THPT:

Cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là số phòng học chung, phòng thực hành, thí nghiệm, thƣ viện, trang bị máy tính có sự thay đổi rõ rệt: 100% trƣờng có nhà lớp học cao tầng, 50% số trƣờng có thƣ viện đạt chuẩn, 75% số trƣờng có phòng máy vi tính . Một số trƣờng nhƣ THPT Nguyễn trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Bảo, An Lão, Hồng Bàng, Tiên Lãng, Thái Phiên.... có các điều kiện để có thể đầu tƣ cải tạo, nâng cấp xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia.

Cũng nhƣ các ngành học khác, ở bậc THPT vẫn còn tình trạng nhiều phòng học chƣa đạt chuẩn; trang thiết bị còn thiếu, chƣa đồng bộ, có loại chất lƣợng kém gây lãng phí, trang bị máy tính còn dàn trải, hiệu quả sử dụng còn thấp. Mặt bằng của các trƣờng nội thành, nội thị quá chật, không đủ điều kiện để giáo dục toàn diện, đặc biệt cho các hoạt động thực hành, thí nghiệm, dạy nghề, thể dục thể thao, thẩm mỹ. Thƣ viện trƣờng còn nghèo nàn, hoạt động đơn điệu chƣa phát huy hết tác dụng .

Riêng các trƣờng ngoài công lập cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nhiều phòng học chƣa đƣợc xây dựng kiên cố, còn phải thuê mƣợn nên không có đủ điều kiện để giáo dục toàn diện.

Về tỷ lệ chi cho giáo dục từ ngân sách nhà nƣớc trong tổng chi tiêu của địa phƣơng Hải Phòng so với Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng thì Hải Phòng là địa phƣơng có mức chi thấp đặc biệt về tỷ lệ vốn xây dựng cơ bản tập trung (các thành phố trên chi từ 15%- 20%, Hải Phòng mới có 7% đến 8% ); hoặc thực hiện cơ chế vay vốn ngân hàng thành phố trả lãi theo cơ chế 50/50 thì các thành phố trên thực hiện cho vay phần 50% dân góp để thu dân trả dần còn Hải Phòng yêu cầu đã thực hiện cơ chế vốn vay thì không đƣợc thực hiện cơ chế 50/50.

Một phần của tài liệu Quy chuẩn và quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật - một yếu tố đảm bảo chất lượng giáo dục trung học phổ thông Hải Phòng giai đoạn 2005 - 2010 (Trang 49 - 52)