Xuất một số biện pháp quảnlý CSVCKT

Một phần của tài liệu Quy chuẩn và quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật - một yếu tố đảm bảo chất lượng giáo dục trung học phổ thông Hải Phòng giai đoạn 2005 - 2010 (Trang 91 - 97)

3.6.1. Nguyên tắc xác định các biện pháp quản lý CSVCKT

Để đƣa ra các biện quản lý CSVCKT chúng ta dựa vào một số nguyên tắc sau đây :

Phải quản lý theo quy hoạch

Phải căn cứ vào các vấn đề còn tồn tại cần giải quyết của thực trạng CSVCKT và công tác quản lý lĩnh vực này.

Phải phù hợp với các điểu kiện, yếu tố và các bộ phận có liên quan trong công tác dạy học.

Phải có tính khả thi

Phải đảm bảo hiệu quả công việc

Nếu là biện pháp tổng hợp gồm một số biện pháp thì các biện pháp phải thuận với nhau.

Các nguyên tắc này có liên quan chặt chẽ vơí nhau, nhƣng cũng có sự độc lập tƣơng đối, điều cốt yếu là các biện pháp đƣợc sƣqr dụng phải có sự phối hợp hài hoà và hỗ trợ lẫn nhau.

Biện pháp quản lý là tác động quan trọng của quyết định quản lý, biện pháp đúng sẽ làm biến đổi đối tƣợng quản lý theo hƣớng tích cực, trong trƣờng hợp ngƣợc lại có khi tình hình lại còn xấu hơn trƣớc.

Việc xác định các nội dung quản lý đã là khó nhƣng việc xác định đƣợc các biện pháp đúng đắn lại càng khó hơn. Kế hoạch và biện pháp quản lý là vấn đề đòi hỏi sự tập trung năng lực của ngƣời quản lý, chúng rất cần cho việc quản lý và cải tiến công tác quản lý ở những hệ quản lý phức tạp và đa dạng nhƣ vấn đề CSVCKT.

3.6.2. Phƣơng pháp xác định nội dung quản lý CSVCKT

Công tác quản lý CSVCKT bao gồm ba khâu cơ bản là : đầu tƣ , sử dụng và bảo quản tuỳ từng giai đoạn phát triển mà có thể ƣu tiên một hay một số khâu trong các khâu đó, nhƣng quan trọng nhất và cũng chính là mục đích của việc

tăng cƣờng CSVCKT là khâu sử dụng. Sử dụng sao có hiệu quả CSVCKT phải là một trong những khâu cần đƣợc quan tâm trong công tác quản lý trƣờng học.

Ta có thể mô tả “ ma trận “ “ quản lý CSVCKT “ bằng cách phối kết hợp bốn chức năng quản lý với ba khâu của công tác quản lý CSVCKT , với ma trận cho phép ta bao quát đƣợc tất cả các nội dung của công tác quản lý CSVCKT và không bỏ sót một nội dung nào.

Chức năng QL Công tác QL CSVCKT Lập kế hoạch I Tổ chức J Chỉ đạo K Kiểm tra L Đầu tƣ V CSVCKT Lập kế hoạch trang bị Tổ chức trang bị Chỉ đạo trang bị Kiểm tra trang bị Sử dụng Y Kế hoạch sử dụng Tổ chức sử dụng Chỉ đạo sử dụng Kiểm tra sử dụng Bảo quản Z Kế hoạch bảo quản Tổ chức bảo quản Chỉ đạo bảo quản Kiểm tra bảo quản

Theo „‟Ma trận quản lý CSVCKT ‟‟, các cặp yếu tố thuộc Ma trận cho ta một nội dung xác định của công tác QL và tập hợp tất cả các cặp yếu tố này ta có toàn bộ nội dung công tác QL CSVCKT ở trƣờng THPT.

Có hai kiểu cấu trúc các nội dung QL:

Kiểu 1: Lần lượt theo từng cột ta có:

Trang bị (X.I) Ví dụ: Lập kế hoạch Sử dụng (Y.I) Bảo quản (Z.I)

Đây là tác động của từng chức năng quản lý lên từng khâu của nội dung công tác CSVCKT tạo ra nội dung quản lý.

Kiểu 2: Lần lượt theo từng hàng:

Lập kế hoạch (I.X)

Tổ chức (J.X)

Trang bị

Chỉ đạo (K.X)

Kiểm tra (L.X)

Đây là phối hợp cả 4 chức năng quản lý tác động lên một khâu của nội dung công tác CSVCKT.

Nhƣ vậy trong trƣờng hợp này chúng ta có 12 cách lựa chọn nội dung quản lý.

Phƣơng pháp „‟Ma trận‟‟ cho phép bao quát tất cả các nội dung quản lý, không bỏ qƣên một nội dung nào. Ngƣời quản lý có thể chỉ tập trung xử lý một

hay vô số „‟ô‟‟ của ma trận theo thứ tự ƣu tiên mà vẫn có thể dễ dàng „‟để mắt‟‟ đến các „‟ô‟‟ khác của ma trận. Sự „‟chẻ nhỏ‟‟ thành các mặt quản lý tạo thuận lợi về mặt kỹ thuật cho việc xác định các biện pháp quản lý tƣơng ứng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.6.3. Phân loại và cấp các biện pháp quản lý CSVCKT

3.6.3.1 Phân loại các biệp pháp quản lý CSVCKT :

Trong thực tế công tác quản lý chúng ta trhƣờng gặp các loại biện pháp sau đây:

- Biện pháp Hành chính, Pháp chế. - Biện pháp kinh tế.

- Biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật. - Biện pháp động viên, khích lệ.

- Biện pháp huy động nguồn lực ( từ bên ngoài, nội tại ). - Biện pháp tổng hợp.

- Biện pháp Quản lý (thực hiện các chức năng)...

Ngoài ra ta có thể kể thêm nhiều biện pháp khi đi sâu vào chi tiết từng công việc nhƣ : Trao đổi, thuyết phục, hội họp...

Sự phân chia này chỉ là tƣơng đối, không hoàn toàn rạch ròi, tuy nhiên, làm nhƣ thế ta dễ hình dung và lựa chọn đƣợc các biện pháp phù hợp trong một tập hợp các biện pháp tƣờng minh đã đƣợc xác định trƣớc.

3.6.3.2 .Phân cấp các biện pháp quản lý CSVCKT :

Nội dung quản lý CSVCKT có nhiều mức độ khác nhau ( rộng, hẹp, nông, sâu...) thì các biện pháp quản lý tƣơng ứng cũng có những cấp độ khác nhau: - Biện pháp vĩ mô, chiến lƣợc ( thƣờng dùng cho các kế hoạch chiến lƣợc của

Quốc gia, Bộ , Ngành...)

- Biện pháp bên trong, biện pháp bên ngoài. - Biện pháp trƣớc mắt, biện pháp lâu dài. - Biện pháp chi tiết cho mỗi cá nhân.

Tuy nhiên, „‟chiến lƣợc‟‟ hay „‟chiến thuật‟‟, bên trong‟‟ hay ‟‟bên ngoài‟‟, „‟trƣớc mắt‟‟ hay „‟lâu dài‟‟.. cũng chỉ là các khái niệm với ý nghĩa tƣơng đối với mỗi đơn vị quản lý. Ví dụ nhƣ trƣờng cũng có thể có kế hoạch và biện pháp chiến lƣợc của mình. Điều cần quan tâm là dù ở cấp độ nào, nếu các mục đích là thống nhất thì các biện pháp cũng phải thống nhất, không thể „‟chiến lƣợc‟‟một đằng, „‟chiến thuật‟‟ một nẻo vẫn hay gặp trong công tác quản lý.

3.6.4. Quản lý có hiệu quả trên cơ sở các kỹ năng quản lý

3.6.4.1 Kỹ năng tổng hợp và xử lý các văn bản:

Các văn bản Quy chế do các cấp quản lý ban hành cứ tăng thêm hàng năm. Điều đó có nghĩa là quy chế thì phong phú thêm nhƣng cũng trở nên phức tạp hơn. Ngƣời quản lý có nhu cầu thƣờng xuyên dựa vào các văn bản Nhà nƣớc, nhƣng không phải lúc nào cũng sẵn sàng bộ văn bản pháp quy sắp xếp theo chuyên đề. Do vậy, việc tự tổng hợp và xử lý các văn bản đó là cần thiết và phải trở thành kỹ năng của một ngƣời quản lý.

3.6.4.2. Kỹ năng khái quát tình hình, tổ chức công việc của người lãnh đạo.

Thực tế rất phức tạp, bản chất và hiện tƣợng lẫn vào nhau khó phân biệt. Công tác quản lý CSVCKT còn tƣơng đối mới mẻ và càng phức tạp hơn khi nó luôn phải đặt trong mối quan hệ với nhiều mặt công tác khác trong trƣờng học. Điều đó đòi hỏi ngƣời quản lý ( Hiệu trƣởng ) phải có khả năng khái quát tình hình, phân lập đƣợc vấn đề chủ yếu và thứ yếu, trọng tâm và không trọng tâm, trƣớc mắt và lâu dài, thuận lợi và khó khăn, mặt mạnh và mặt yếu, nguy cơ và

thời cơ, mục đích và phƣơng tiện... nhằm đƣa ra đƣợc những quyết định quản lý kịp thời và đúng đắn.

Để có thể làm tốt công tác quản lý CSVCKT, Hiệu trƣởng phải biết cách quản lý các công việc quản lý của mình. Ví dụ: Có thể dùng các biện pháp hỗ trợ nhƣ lập các biểu, bảng cho những nội dung quản lý nhất định; dùng các loại sổ sách, máy tính quản lý các nội dung đƣợc sắp xếp có trật tự, có tính mục đích; dùng sổ tay cá nhân và sổ tay quản lý đã đƣợc biên soạn sẵn... các kỹ thuật này có tác dụng giảm nhẹ việc phải nhớ các chi tiết, trật tự hoá đƣợc các vấn đề quản lý làm cho công việc quản lý trở nên khoa học và hiệu quả hơn.

Tƣơng tự ta có thể nêu lên nhiều kỹ năng cần thiết khác của ngƣời quản lý nhƣ kỹ năng huy động các nguồn lực, kỹ năng quan hệ, giao tiếp, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, thuyết phục...

Tóm lại, để quản lý có hiệu quả công tác CSVCKT, cũng giống nhƣ các mặt quản lý khác, bên cạnh đòi hỏi ngƣời quản lý có nhiệt tình, có nhận thức đúng còn cần đến kỹ thuật và kỹ năng quản lý. Điều này chỉ có thể có đƣợc bằng việc học tập thƣờng xuyên và thông qua hoạt động thực tiễn trong công việc quản lý của mỗi ngƣời.

PHẦN THỨ BA

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Quy chuẩn và quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật - một yếu tố đảm bảo chất lượng giáo dục trung học phổ thông Hải Phòng giai đoạn 2005 - 2010 (Trang 91 - 97)