Phân tích mô hình tổ chức hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu Quy chuẩn và quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật - một yếu tố đảm bảo chất lượng giáo dục trung học phổ thông Hải Phòng giai đoạn 2005 - 2010 (Trang 75 - 91)

Có rất nhiều hình thức tổ chức quá trình dạy học, nếu xét trong phạm vi các bộ môn thực hành, thực nghiệm nhƣ vật lý, hoá học, sinh vật....thì hình thức dạy học phụ thuộc rất nhiều vào CSVCKT nhƣ phòng ốc, trang thiết bị thí nghiệm...

Nếu không có thiết bị dạy học thì hình thức dạy học theo kiểu “ dạy chay “ “ học chay “ là không thể tránh đƣợc. Trong trƣờng hợp đó mục tiêu môn học, bài học và mọi ý đồ sƣ phạm đều khó có thể thực hiện đƣợc. Điều này không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của bất cứ ngƣời nào.

Thiết bị dạy học dùng cho giáo viên sử dụng thì hình thức tổ chức là biểu diễn, chứng minh trong mối quan hệ hợp tác làm việc giữa giáo viên và học sinh. Nếu thiết bị đủ cho các nhóm hoặc cho từng học sinh thì hình thức tổ chức sẽ khác : học sinh thực hiện các bƣớc thực hành nghiên cứu theo sự hƣớng dẫn của giáo viên và qua đó đạt đƣợc sự hiểu biết về cả kiến thức, phƣơng pháp và kỹ năng thái độ. Khi đó học sinh đóng vai trò của ngƣời tập “ phát minh “. Thực hiện tƣ tƣởng dạy học theo kiểu “ tôi làm tôi hiểu “. Phƣơng tiện đã cho phép đạt đƣợc mức độ cao về tổ chức theo nguyên tắc “ học bằng hành “.

Nhƣ vậy hình thức tổ chức dạy học phụ thuộc vào tình trạng thiết bị dạy học và các điều kiện khác ( điều kiện sử dụng, trình độ giáo viên ), nếu không giải quyết vấn đề CSVCKT trong đó có thiết bị dạy học thì khó mà cải tiến hay đổi mới tổ chứic dạy học, vì trong thời kỳ khoa học và công nghệ phát triển rất nhanh nhƣ hiện nay thì mọi cải tiến và đổi mới đều phải dựa vào thiết bị.

Cơ sở vật chất kỹ thuật là điều kiện hỗ trợ cần thiết tạo động lực cho thày đổi mới phƣơng pháp dạy và trò phải đổi mới phƣơng pháp học tƣơng ứng, tạo môi trƣờng thuận lợi cho tƣơng tác giữa giáo viên và học sinh, các học sinh với nhau, giữa học sinh với đối tƣợng học tập ( tƣ liệu học tập ).Phù hợp và tạo tâm sinh lý thoải mái cho học sinh khi di chuyển môi trƣờng học ( phòng học ). Nếu CSVCKT đạt chuẩn sẽ giúp cho trình độ chuyên môn của giáo viên đƣợc nâng cao. Năng lực thực hành, tƣ duy lôgic và sáng tạo của học sinh luôn phát triển.

3.4.- Quy hoạch mạng lƣới trƣờng THPT trên địa bàn Hải Phòng đến năm 2010 nhằm tăng cƣờng CSVCKT

3.4.1.- Dự báo sự phát triển số lƣợng học sinh trung học phổ thông

Dự báo quy mô học sinh THPT thành phố Hải Phòng đến năm 2010.

Dự báo quy mô học sinh đến trƣờng có vai trò cực kỳ quan trọng trong công tác quy hoạch, kế hoạch hoá phát triển KT - XH . Quy mô học sinh là chỉ số cơ bản để căn cứ vào đó xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên, CSVC trƣờng học, quy hoạch mạng lƣới trƣờng, lớp, xây dựng các nguồn lực và các nhu cầu khác phục vụ cho việc nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện. Căn cứ vào đối tƣợng dự báo, điều kiện tiến hành dự báo, khả năng nghiên cứu và thực tế của đề tài này, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp sau cho dự báo quy mô học sinh THPT thành phố Hải Phòng đến 2010.

3.4.1.1. Phương án tính theo phần mềm của Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Phƣơng án này dựa trên các tiêu chí là : Tuổi thọ, tỷ lệ sinh, tỷ lệ tăng dân

n+1, số tự nhiên, các nhóm độ tuổi theo cấp học, tỷ lệ học sinh/dân số; tỷ lệ học sinh/ dân số độ tuổi, tỷ lệ tuyển mới, tỷ lệ lƣu ban, tỷ lệ lên lớp, học sinh công lập, học sinh ngoài công lập ( bán công, dân lập, tƣ thục ), tổng số học sinh; định mức học sinh/ lớp, định mức giáo viên/lớp; lớp/ phòng học....

Căn cứ chỉ số phân luồn và các định mức, sử dụng chƣơng trình tính toán trên đĩa mềm do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành với nguyên tắc lấy số liệu thực hiện của năm xây dựng kế hoạch làm gốc. Các tỷ lệ tuyển mới học sinh lớp 10 so với học sinh lớp 9, tỷ lệ lên lớp, lƣu ban, bỏ học, chuyển cấp, giáo viên/lớp, lớp/ phòng tăng dần cho đến mục tiêu năm 2010 . Trong đó số học sinh lớp T+1 năm học đƣợc xác định căn cứ vào số học sinh lớp T và T+ 1 năm học n, với các tỷ lệ lên lớp, lƣu ban đã xác định của năm học n theo công thức:

Số học sinh Lớp T+1 Năm n +1 = Số học sinh Tỷ lệ lên lớp Lớp T x Lớp T năm n năm n + Số học sinh Tỷ lệ lên lớp Lớp T+1 x Lớp T +1 năm n năm n

Kết quả dự báo số lƣợng học sinh THPT Hải Phòng giai đoạn 2002 -2010 theo phƣơng án sử dụng chƣơng trình trên đĩa mềm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảng số 3.1: Dự báo số lượng học sinh THPT thành phố Hải Phòng đến năm 2010 theo chương trình phần mềm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tiêu chí Năm học Tổng dân số toàn thành phố Tổng dân số 15 - 17 tuổi Tổng số HS đi học THPT Tỷ lệ % HS/DS độ tuổi 2002 - 2003 1 700 087 113.466 62.294 54,90 2003 - 2004 1 711 409 113.666 65.204 58,50 2004 - 2005 1 722 737 109.742 68.598 62,50 2005 - 2006 1 734 071 110.701 72.086 65,10 2006 - 2007 1 745 411 112.060 75.074 67,00 2007 - 2008 1 756 757 110.500 74.168 67,10 2008 - 2009 1 768 856 108.016 72.641 67,25 2009 - 2010 1 789 735 101.908 68.686 67,40 2010 - 2011 1 803 784 98.724 66.688 67,55

3.4.1.2. Phương án tính bằng phương pháp ngoại suy theo hàm xu thế:

Trên cơ sở số liệu thu thập đƣợc về số học sinh THPT Hải Phòng từ năm 1990 -1991 đến nay 2002- 2003 , ta thấy mặc dù có những năm dao động về tăng, giảm nhƣng cơ bản là sự phát triển liên tục về số lƣợng. Để dự báo phát

triển số lƣợng học sinh THPT Hải Phòng đến năm 2010 đƣợc thực hiện theo các bƣớc sau:

Bƣớc 1: Thống kê số lƣợng học sinh THPT từ năm 1990 đến nay và tính tỷ lệ học sinh đi học trên dân số độ tuổi từ 15 - 17 tuổi.

Bƣớc 2: Căn cứ số lƣợng học sinh trong các năm qua, xác định xu thế phát triển tỷ lệ học sinh đi học với thời gian và dùng phƣơng pháp ngoại suy theo hàm xu thế đã xác định trong qúa khứ để tính tỷ lệ học sinh đi học cho những năm dự báo.

Bƣớc 3: Tính toàn tỷ lệ học sinh trong tƣơng lai dựa vào hàm xu thế và dự báo dân số trong độ tuổi để suy ra số lƣợng học sinh đến trƣờng từng năm trong tƣơng lai.

Căn cứ vào động thái phát triển trong quá khứ, hàm xu thế đƣợc chọn theo dạng tuyến tính: y = a + bt

Kết quả tính toán ( xem bảng 3.2 phần phụ lục )

Bảng 3.3 : Dự báo số học sinh THPT Hải Phòng đến năm 2010 theo phương pháp hàm xu thế:

STT NĂM HỌC DÂN SỐ TRONG ĐỘ TUỔI 15 - 17 TUỔI SỐ HỌC SINH THPT TỶ LỆ HS/DSĐT (t) % THỜI GIAN (t) 1 2003 - 2004 113.666 70 552 62,07 14 2 2004 - 2005 109.742 71 870 65,49 15 3 2005 - 2006 110.701 76 284 68,91 16 4 2006 - 2007 112.060 81 052 72,33 17 5 2007 - 2008 110.500 83 703 75,75 18 6 2008 - 2009 108.016 85 516 79,17 19 7 2009 - 2010 101.908 84 165 82,59 20 8 2010 - 2011 98.724 84 912 86,01 21

3.4.1.3. Phương án tính theo định hướng phát triển giáo dục THPT của thành phố:

Chiến lƣợc phát triển giáo dục - đào tạo 2001- 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt ngày 28/10/2001 xác định chỉ tiêu phát triển giáo dục THPT đến năm 2010 là:

Tăng tỷ lệ học sinh trong độ tuổi vào THPT từ 38 % năm 2000 lên 45 % vào năm 2005 và 50% vào năm 2010.

Trên cơ sở đó Hải Phòng đã xác định các chỉ tiêu phát triển giáo dục THPT theo Quy hoạch đã đƣợc Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt (số 4392/QĐ - ngày 25/12/ 2002) nhƣ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tăng tỷ lệ học sinh THPT trong độ tuổi từ 45% hiện nay lên 55%/ tổng số ngƣời trong độ tuổi vào năm 2005 và 65% vào năm 2010 .

Căn cứ vào chỉ tiêu định hƣớng trên và sự phát triển dân số , chúng tôi có dự báo số lƣợng học sinh THPT đến năm 2010 theo phƣơng án này nhƣ sau:

Bảng 3.4: Dự báo số lượng học sinh THPT Hải Phòng đến năm 2010 theo định hướng phát triển giáo dục THPT của thành phố:

STT NĂM HỌC DÂN SỐ TRONG ĐỘ TUỔI THPT (15-17) THPT TRÊN DÂN SỐ TỶ LỆ HÄC SINH 15 - 17 TUỔI SỐ HỌC SINH THPT THEO DỰ BÁO 1 2003 - 2004 113.666 57,5 65 358 2 2004 - 2005 109.742 61,0 66 943 3 2005 - 2006 110.701 62,5 69 188 4 2006 - 2007 112.060 64,5 72 278 5 2007 - 2008 110.500 66,0 72 930 6 2008 - 2009 108.016 67,5 72 910 7 2009 - 2010 101.908 68,0 69 297

8 2010 - 2011 98.724 68,0 67 132

3.4.1.4. Phương án Dự báo số lượng học sinh THPT bằng phương pháp chuyên gia:

Phƣơng pháp dự báo này thực hiện bằng cách lập phiếu hỏi ý kiến các nhà quản lý giáo dục và chuyên môn; tổng hợp ý kiến trả lới theo các phiếu. Chúng tôi đã hỏi ý kiến của 80 ngƣời, gồm:

+ 04 đồng chí trong Ban giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng + 09 Trƣởng, Phó phòng ban Cơ quan Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng

+ 16 đồng chí Trƣởng, Phó phòng Giáo dục của các huyện, thị xã, thành phố

+ 35 Hiệu trƣởng trƣờng THPTcông lập tại Hải Phòng

+ 16 Hiệu trƣởng các trƣờng THPT ngoài công lập tại Hải Phòng

Nội dung phiếu hỏi là: Nêu tỷ lệ học sinh đi học/ dân số độ tuổi học THPT (15- 17 tuổi) theo số liệu thực tế từ năm 1990 đến năm 2002 và đề nghị các cán bộ chuyên môn cho ý kiến dự báo tỷ lệ đi học THPT trên dân số độ tuổi 15 - 17 tuổi vào các thời điểm 2004, 2005, 2007, 2010.

Tổng hợp kết quả trả lời theo câu hỏi chọn có tỷ lệ số ngƣời đồng ý cao nhất nhƣ sau:

- Năm học 2003 - 2004, tỷ lệ đi học THPT trong khoảng 57% - 58% có 65 ngƣời đồng ý, chỉêm tỷ lệ 81%

- Năm học 2005 - 2006, tỷ lệ đi học THPT trong khoảng 62% - 63% có 71 ngƣời đồng ý, chiếm tỷ lệ 89%

- Năm học 2007 - 2008, tỷ lệ đi học THPT trong khoảng 63% - 64% có 73 ngƣời đồng ý, chiếm tỷ lệ 91%

- Năm học 2010 - 2011, tỷ lệ đi học THPT trong khoảng 69% - 70% có 75 ngƣời đồng ý, chiếm tỷ lệ 94%

Bảng 3.5: Dự báo số lượng học sinh THPT theo ý kiến các chuyên gia:

STT NĂM HỌC DÂN SỐ TRONG ĐỘ TUỔI HỌC THPT (15 -17TUỔI) THPT TRÊN DÂN SỐ TỶ LỆ %HỌC SINH

ĐỘ TUỎI SỐ HỌC SINH THPT 1 2003 - 2004 113.666 57 64 790 2 2004 - 2005 109.742 59 64 748 3 2005 - 2006 110.701 62 68 635 4 2006 - 2007 112.060 63 70 598 5 2007 - 2008 110.500 64 70 720 6 2008 - 2009 108.016 66 71 290 7 2009 - 2010 101.908 68 69 297 8 2010 - 2011 98.724 70 69 107

3.4.2. Phân tích và lựa chọn kết quả:

Bảng 3.6 : Tổng hợp kết quả theo 4 phương án trên:

S T T

NĂM HỌC

CÁC PHƢƠNG ÁN

Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 Phương án 4

H S (ngƣời) H S/DS ĐT(%) H S (ngƣời) H S/DS ĐT(%) H S (ngƣời) H S/DS ĐT(%) H S (ngƣời) H S/DS ĐT(%) 1 2003-2004 65.204 58,50 70 552 62,07 65 358 57,5 64 790 57 2 2004-2005 68.598 62,50 71 870 65,49 66 943 61,0 64 748 59 3 2005-2006 72.086 65,10 76 284 68,91 69 188 62,5 68 635 62 4 2006-2007 75.074 67,00 81 052 72,33 72 278 64,5 70 598 63

5 2007-2008 74.168 67,10 83 703 75,75 72 930 66,0 70 720 64

6 2008-2009 72.641 67,25 85 516 79,17 72 910 67,5 71 290 66

7 2009-2010 68.686 67,40 84 165 82,59 69 297 68,0 69 297 68 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8 2010-2011 66.688 67,55 84 912 86,01 67 132 68,0 69 107 70

Bốn phƣơng án dự báo trên đều dựa trên cơ sở khoa học và xu thế phát triển vừa qua để tính toán dự báo số lƣợng học sinh THPT, chúng có những ƣu nhƣợc điểm sau:

Phƣơng án 1: Dựa trên cơ sở số liệu tổng hợp: Tỷ lệ lƣu ban, lên lớp, tỷ lệ bỏ học của học sinh và định hƣớng huy động học sinh trong độ tuổi đi học theo chủ trƣơng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phƣơng án này thể hiện đƣợc cả các mục tiêu về quản lý nhƣ : Bình quân học sinh /lớp; định mức giáo viên/lớp; lớp/ phòng học; mục tiêu đa dạng hoá các loại hình trƣờng lớp...phƣơng pháp tính toán dựa trên phần mềm đã đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo dùng để xác định quy hoạch, kế hoạch cho cả nƣớc và từng địa phƣơng cho nên phù hợp với thực tiễn phát triển giáo dục.

Phƣơng án 2: Kết quả tính toán phụ thuộc vào xu thế phát triển số lƣợng học sinh của 13 năm về trƣớc, số lƣợng học sinh tăng giảm đột biến. Kết quả tính toán dựa vào xu thế tuyến tính của số lƣợng học sinh mà không căn cứ vào các yếu tố lên lớp, lƣu ban, bỏ học... chƣa thực sự phù hợp với thực tế phát triển giáo dục, so sánh với các phƣơng án khác ta thấy có sự chênh lệch khá xa nên không thể dùng phƣơng án này làm dự báo quy mô phát triển số lƣợng học sinh THPT Hải Phòng đến năm 2010 đƣợc.

Phƣơng án 3: Căn cứ vào định hƣớng phát triển giáo dục THPT và số lƣợng học sinh thực tế để tính toán, kết quả của phƣơng án này gần với phƣơng án 1 và 4.

Phƣơng án 4: Dựa vào ý kiến của các cán bộ chuyên môn, những ngƣời hỏi ý kiến đều có kinh nghiệm trong quản lý giáo dục THPT, kết quả trả lời tập trung ở số đông là đáng tin cậy. Tuy nhiên xét về tính toàn diện thì phƣơng án này còn có một số hạn chế vì chuyên gia thƣờng chỉ am hiểu sâu lĩnh vực mình phụ trách, các yếu tố về dân số, định hƣớng quản lý chƣa hẳn đã hiểu tƣờng tận. Do đó phƣơng án này có thể coi là phƣơng án dùng để kiểm chứng lại kết quả của phƣơng án chọn.

Với những nhận xét về kết quả dự báo theo 4 phƣơng án trên đây, chúng tôi chọn phƣơng án 1 là phƣơng án tính toán dự báo số lƣợng học sinh THPT Hải Phòng làm căn cứ để xây dựng mạng lƣới các trƣờng THPT Hải Phòng đến năm 2010. Bảng 3.7: Kết quả rút ra từ phương án chọn: ST T NĂM HỌC

KẾT QUẢ DỰ BÁO SỐ LƯỢNG HỌC SINH

THPT (NGƯỜI) TỶ LỆ HS/DSĐT (15 - 17 TUỔI) TỔNG SỐ TRƯỜNG THPT LỚP 10 LỚP 11 LỚP 12 TỔNG SỐ HS TS LỚP THPT 1 2003 - 2004 23.640 22.392 19.173 65.204 1325 58,50 56 2 2004 - 2005 24.546 22.309 21.743 68.598 1410 62,50 58 3 2005 - 2006 27.142 23.243 21.701 72.086 1499 65,10 61 4 2006 - 2007 26.641 25.787 22.646 75.074 1579 67,00 62 5 2007 - 2008 23.591 25.412 25.165 74.168 1578 67,10 63 6 2008 - 2009 25.204 22.594 24.843 72.641 1567 67,25 64

7 2009 -

2010 22.356 24.205 22.125 68.686 1502 67,40 64 8 2010 -

2011 21.386 21.563 23.739 66.688 1478 67,55 64

3.4.3.- Quy hoạch mạng lƣới trƣờng THPT trên địa bàn Hải Phòng đến năm 2010

Quy hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo Hải Phòng đến năm 2010 đã đƣợc Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt tại quyết định số: 644/QĐ-UB ngày 27/3/2003 đã chỉ rõ : Quy hoạch mạng lƣới các cơ sở giáo dục và đào tạo đảm bảo sự phân bố phù hợp về địa lý trong cung cấp giáo dục và sự cân bằng giữa các vùng trên cơ sở :

- Tất cả các xã, phƣờng, thị trấn có trƣờng Mầm non, Tiểu học, THCS và Trung tâm Giáo dục cộng đồng.

- Quận, huyện, thị xã có trƣờng THPT, Trung tâm GDKTTH-DN, Trung

Một phần của tài liệu Quy chuẩn và quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật - một yếu tố đảm bảo chất lượng giáo dục trung học phổ thông Hải Phòng giai đoạn 2005 - 2010 (Trang 75 - 91)