Chƣơng trình và thời lƣợng học của học sinh

Một phần của tài liệu Quy chuẩn và quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật - một yếu tố đảm bảo chất lượng giáo dục trung học phổ thông Hải Phòng giai đoạn 2005 - 2010 (Trang 58 - 75)

Phân tích các yêu cầu về CSVCKT đối với từng môn học theo các định hƣớng về mục tiêu, hình thức tổ chức dạy, học , định hƣớng về phƣơng tiện dạy học của chƣơng trình thí điểm:

Số TT Môn học Định hƣớng mục tiêu, hình thức tổ chức, phƣơng pháp dạy, học Định hƣớng phƣơng tiện dạy, học / Thiết

bị

1 Ngoại ngữ

Giao tiếp thông qua việc hình thành các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết. HS tham gia tích cực thông qua hoạt động cá nhân, theo cặp, theo nhóm.

Phƣơng tiện nghe, nhìn, tranh ảnh v.v... Máy tính cá nhân, Máy in, TV, Máy chiếu qua đầu, Rario- Cassett.

Môn học này có những tiết mà học sinh phải sử dụng tai nghe, máy thu phát âm thanh, máy chiếu qua đầu, phim, tranh ảnh. Do đó việc tổ chức

Phòng học ngoại ngữ là hợp lý và cần thiết.

2 GD công dân

Tranh ảnh, Bản đồ, Băng, đĩa hình, tiếng, Bản trong Môn học này sẽ cần các thiết bị nhƣ máy thu phát âm, hình, máy chiếu qua đầu, tranh ảnh. Nhƣng không phải tiết học nào cũng cần sử dụng đủ các thiết bị đó nên các thiết bị không bắt buộc phải bố trí cố định. Do đó có thể đƣợc tổ chức trong phòng học bình thƣờng với các thiết bị dùng chung là đủ đáp ứng đƣợc.

3 Thể dục

Phối hợp học trên lớp với hoạt động ngoại khoá (có tổ chức). Tích cực hoá ngƣời học. Tổ chức phân nhóm, HS tự quản, tự điều khiển.

Sân tập, nhà tập.

Thời lƣợng học lý thuyết rất nhỏ so với thời lƣợng thực hành hoạt động thể dục. Với môn thể dục cần có sân tập tối thiểu phải phục vụ cho các hoạt động chạy, nhẩy xa, nhẩy cao, đẩy tạ, xà đơn, xà kép, bóng rổ và nếu có thể cả bóng đá. Ngoài ra Nhà đa năng phục vụ cho các môn bóng chuyền, cầu lông, vv.. và kết hợp với các hoạt động tập thể khác sẽ rất cần thiết và phát huy đƣợc hiệu quả cao.

4 Tin học

Ap dụng ngay lý thuyết vào thực tế. Tốt nhất trang bị trong phòng học cho mỗi học sinh một máy, nếu không có thể cho học và thực hành theo nhóm.

Máy tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm liên quan nội dung giảng dạy. Máy chiếu projector, tranh, ảnh, vv..

Với yêu cầu đặc trƣng của môn tin học, để dạy và học môn này thì máy tính và các phần mềm là không thể tách rời phòng học. Do vậy, việc tổ chức Phòng học tin học là hợp lý và cần thiết.

5 Công nghệ

Tăng cƣờng trực quan, thực hành trong mỗi giờ học. Tổ chức giờ học dƣới hình thức thảo luận theo nhóm, theo tổ.

Tranh, ảnh, đĩa hình Bảng biểu, bản vẽ, sơ đồ, mô hình, máy móc, vật liệu tiêu hao, vv.. Đặc điểm riêng về chƣơng trình môn công nghệ là nội dung không kéo dài liên tục từ đầu đến cuối cấp. Cụ thể :

Lớp 10: Quản trị doanh nghiệp; Nông- Lâm - Ngƣ nghiệp

Lớp 11: Công nghiệp ( Vẽ kỹ thuật, Chế tạo cơ khí, Động cơ đốt trong ) Lớp 12: Kỹ thuật điện tử và kỹ thuật điện

Đối với việc thực hành môn công nghệ học sinh sẽ phải thực hiện những thao tác với các chi tiết máy móc ( phần công nghiệp, kỹ thuật điện, điện tử ) cũng nhƣ về Nông - Lâm - Ngƣ nghiệp với không gian rộng. Nhƣ vậy tổ chức học lý thuyết riêng trong phòng học bình thƣờng và thực hành trong các Xƣởng thực hành sẽ hợp lý và cần thiết.

6 Ngữ văn

Lấy học sinh làm trung tâm, dạy kỹ năng đọc hiểu.

Không có yêu cầu đặc biệt. Theo danh mục TB dạy học tối thiểu lớp 10 thí điểm: Tranh ảnh ( nếu có ), Đĩa hình, đĩa tiếng (nếu có)

Nhƣ vậy đối với môn ngữ văn thì phòng học bình thƣờng đảm bảo đáp ứng đƣợc yêu cầu dạy, học.

7 Lịch sử

Cho học sinh tiếp cận nhiều nguồn tƣ liệu lịch sử. Tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận

Tranh ảnh, Bản đồ, Difailm ( lớp 10 )

Với môn học này sẽ cần phải có thiết bị nhƣ máy chiếu qua đầu, tranh ảnh. Nhƣng không phải tiết học nào cũng cần sử dụng đủ các thiết bị đó nên các thiết bị không bắt buộc phải bố trí cố định. Do đó môn học này có thể đƣợc tổ chức trong phòng học bình thƣờng với các thiết bị dùng chung là đủ đáp ứng đƣợc.

8 Địa lý

Phƣơng pháp dạy học hợp tác. Phối hợp dạy học các nhân và dạy học theo nhóm nhỏ

Các loại mẫu vật, mô hình, Bản đồ, Atlat, tranh ảnh, sơ đồ, biểu bảng, đĩa CD Thiết bị nghe nhìn Tài liệu tham khảo Nhƣ vậy các giờ học sẽ cần phải có các thiết bị nhƣ máy thu phát âm, hình, máy chiếu qua đầu, tranh ảnh. Nhƣng không phải tiết học nào cũng cần sử dụng đủ các thiết bị đó nên các thiết bị không bắt buộc phải bố trí cố định. Do đó, môn học này có thể dƣợc tổ chức trong phòng học bình thƣờng với các thiết bị dùng chung là đủ đáp ứng đƣợc.

9 Toán

Phát huy tính chủ động và khả năng tự học của HS. Chú trọng phƣơng pháp

Mô hình không gian, mô hình đồ thị, Máy chiếu, máy tính, phần

dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.

mềm dạy học

Tranh ảnh, đĩa mềm, bản trong

Nhƣ vậy, các giờ học sẽ cần thiết phải có thiết bị nhƣ máy thu phát âm, hình, máy chiếu qua đầu, tranh ảnh. Nhƣng không phải tiết học nào cũng cần sử

dụng đủ các thiết bị đó nên các thiết bị không bắt buộc phải bố trí cố định. Do đó môn học này có thể dƣợc tổ chức trong phòng học bình thƣờng với

các thiết bị dùng chung là đủ đáp ứng đƣợc.

10 Vật lý

Tỷ lệ thí nghiệm bằng 7% đén 9% tổng số tiết học. Tỷ lệ số tiết có thí nghiệm do giáo viên làm và học sinh làm bằng 30% - 50% ( năm 2010 )

Theo danh mục TB dạy học tối thiểu lớp 10 thí điểm :

Đa dạng theo sách giáo khoa

Nhƣ vậy phòng học cần phải đáp ứng đƣợc việc dạy, học lý thuyết; làm thí nghiệm biểu diễn của giáo viên và làm thí nghiệm của học sinh ngay trong một số giờ học lý thuyết. Do đó việc tổ chức riêng Phòng học Vật lý là hợp lý và cần thiết.

11 Hoá học

Phƣơng pháp học tập tích cực làm cơ sở cho phƣơng pháp tự học của HS

Số lƣợng thí nghiệm và thực hành gia tăng trong mỗi bài học HS biết thực hiện một số thí nghiệm độc lập và theo nhóm. Theo danh mục TB dạy học tối thiểu lớp 10 thí điểm: Tranh ảnh: Dụng cụ thí nghiệm; Hoá chất; Mô

Phần lớn các thí nghiệm trong bài học do HS tự làm

hình, mẫu vật; Bản trong.

Nhƣ vậy phòng học cần phải đáp ứng đƣợc việc dạy, học lý thuyết; làm thí nghiệm biểu diễn của giáo viên và làm thí nghiệm của học sinh ngay trong một số giờ học lý thuyết. Do đó, việc tổ chức riêng Phòng học Hoá học là hợp lý và cần thiết.

12 Sinh vật

Phƣơng pháp quan sát và thí nghiệm. Quan sát, thí nghiệm, thảo luận trong nhóm nhỏ.

Tranh ảnh, bản trong, băng hình, đĩa CD, phần mềm đĩa vi tính.

Nhƣ vậy phòng học cần phải đáp ứng việc dạy, học lý thuyết; làm thí nghiệm biểu diễn của giáo viên và làm thí nghiệm của học sinh ngay trong một số giờ học lý thuyết. Do đó, việc tổ chức riêng Phòng học Sinh học là hợp lý và cần thiết. Sinh hoạt lớp Sử dụng phòng học bình thƣờng Hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp Theo chủ đề, theo tháng, theo lớp, khối lớp. Nghe báo cáo, thảo luận, trắc nghiệm, giao lƣu, vv..

Tài liệu tham khảo Phƣơng tiện nghe, nhìn TB, công cụ cho tƣ vấn nghề Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Theo chủ đề, theo lớp hoặc toàn trƣờng, thông qua 5 hoạt động cơ bản.

Tài liệu tham khảo Phƣơng tiện nghe nhìn

Hai hoạt động này đƣợc tổ chức chủ yếu dƣới hình thức trao đổi, thảo luận đông ngƣời. Đối với hoạt động theo lớp: có thể tổ chức trong phòng bình thƣờng có khả năng bố trí bàn ghế phù hợp cho việc trao đổi, thảo luận chung. Đối với hoạt động theo khối lớp: sử dụng phòng tập đa năng.

3.2.- Đề xuất những quy chuẩn về CSVC trƣờng THPT

3.2.1. Cơ cấu phòng học, phòng thí nghiệm thực hành; phòng học bộ môn

3.2.1.1 Khái niệm chung :

Đã có nhiều tác giả đƣa ra định nghĩa về PHBM. Theo PGS.TSKH Trần Doãn Quới : Thực chất của phƣơng thức dạy học theo phòng học bộ môn là việc dạy và học đƣợc tiến hành trong các phòng mà ở đó đã đƣợc sắp đặt sẵn TBDH truỳ theo các môn khác nhau.

Tuy cách diễn đạt khác nhau nhƣng chúng ta có thể hiểu :

PHBM là phòng học riêng cho từng bộ môn hoặc liên môn, tại phòng đó hệ thống phƣơng tiện nghe nhìn đã đƣợc lắp đặt cố định, hệ thống TBDH đƣợc chuẩn bị sẵn cùng với hệ thống bàn ghế phù hợp đặc trƣng bộ môn nhờ thế mà hiệu quả sử dụng TBDH của giáo viên và học sinh đƣợc nâng cao.

3.2.1.2. Một số đặc trưng cơ bản của phòng học thường, phòng thí nghiệm và PHBM:

- Chỉ có bảng, bàn ghế giáo viên và học sinh, không có phƣơng tiện nghe nhìn. - Phòng học và học sinh không di chuyển, giáo viên bộ môn di chuyển theo Thời khoá biểu.

- Giáo viên tự mang TBDH đến lớp học nếu nội dung bài giảng có thiết bị.

- Phù hợp với kiểu dạy học chay: Thầy đọc, trò chép, trò thụ động, không có hoặc có thí nghiệm không đáng kể.

- Hiệu quả giờ dạy thấp.

- Giáo viên bộ môn không vất vả nếu không có TBDH hoặc không sử dụng TBDH.

- Ban Giám hiệu dễ xếp thời khoá biểu (TKB).

Phòng thí nghiệm:

- Hệ thống TBDH đƣợc chuẩn bị sẵn.

- Phòng học cố định, giáo viên và học sinh chỉ đến phòng thí nghiệm làm thí nghiệm với những bài có thí nghiệm.

- Phù hợp với những môn có bài thí nghiệm thực hành đồng loạt. - Giáo viên phải chuẩn bị trƣớc với những bài có thí nghiệm. - Hiệu quả giờ dạy cao hơn kiểu dạy chay.

- Dễ xếp thời khoá biểu.

Phòng học bộ môn :

PHBM phải có một số điều kiện tiêu chuẩn tối thiểu nhƣ phòng học nhƣ hệ thống điện, nƣớc, ánh sáng, độ thông thoáng, bàn ghế, tủ, thiết bị an toàn... - Hệ thống phƣơng tiện nghe nhìn đƣợc lắp đặt cố định, hệ thống TBDH bộ môn đƣợc chuẩn bị trƣớc.

- Giáo viên bộ môn và TBDH không di chuyển, còn học sinh thì di chuyển chỗ học theo TKB.

- PHBM vừa là phòng học vừa là phòng thí nghiệm, thực hành tuỳ theo từng nội dung bài học.

- Cạnh PHBM là phòng chứa TBDH và chuẩn bị thí nghiệm. - Có phụ tá thí nghiệm.

- Hiệu quả giờ dạy rất cao.

- Giáo viên chỉ vất vả khi chuẩn bị TBDH lần đầu.

- Giáo viên không thể dạy chay nếu bài học có TBDH ngay trong PHBM. - Khó xếp TKB với những trƣờng nhiều lớp học nhƣng ít phòng và ít giáo viên.

Một số ưu điểm chính của phòng học bộ môn:

So với kiểu dạy học truyền thống thì PHBM có những ƣu điểm chính nhƣ sau: - Phòng học bộ môn là nơi bảo quản tốt nhất TBDH.

Đã là PHBM thì ở đó TBDH phải đƣợc sắp đặt một cách khoa học (Gọn gàng, ngăn nắp, dễ tìm, dễ cất...). Các tủ và giá đựng thiết bị là những tủ và giá chuyên dùng theo tiêu chuẩn quy định. Phòng ốc cũng đƣợc xây dụng theo kích thƣớc và tiêu chuẩn chung. Có các loại tủ chỉ để hoá chất, có loại tủ chỉ để tiêu bản, có loại tủ chỉ để dụng cụ... do đó các TBDH đƣợc bảo quản tốt nhất. Điều này sẽ tránh đƣợc thực trạng cái gọi là „‟Phòng thí nghiệm‟‟ của các trƣờng hiện nay, thực chất chỉ là một cái kho chứa toàn bộ các thiết bị của tất cả các môn. Nhiều phòng thí nghiẹm khi chúng tôi tới kiểm tra, mùi hóa chất bốc hơi không những gây độc hại cho con ngƣời mà còn làm nhanh hỏng các TBDH các môn khác để cùng phòng.

Do giáo viên và PHBM cố định nên giáo viên và phụ tá thí nghiệm không phải mang thí nghiệm đến lớp.

Trong thực tế, những giáo viên có tâm huyết với việc dạy học có thiết bị, đã phải rất vất vả khi mang thí nghiệm đến từng lớp. Điều đó buộc giáo viên phải lựa chọn một vài thí nghiệm với những dụng cụ nhẹ, gọn gàng, dễ vận chuyển, không độc hại. Đó là chƣa kể đến các thiết bị nặng nhƣ máy chiếu qua đầu, máy vi tính để sử dụng phần mềm dạy học... Với sách giáo khoa mới nhƣ môn Vật lý, có bài có tới 4 thí nghiệm thì giáo viên không thể mang cả thiết bị của 4 thí nghiệm đến từng lớp, giáo viên Hoá cũng rất khó vận chuyển những thiết bị thuỷ tinh, dễ vỡ đến lớp... Nếu có mang đƣợc thì cũng phải huy động học sinh giúp đỡ và giáo viên cũng không còn thời gian để nghỉ 10 phút giữa giờ. Giai đoạn tới TBDH tăng lên nhiều thì việc mang vác thiết bị đến từng lớp lại càng khó khăn gấp bội. Cách giải quyết tốt nhất các khó khăn trên là dạy học tại PHBM.

Phòng học bộ môn làm tăng tần số sử dụng và tăng độ bền của TBDH. Vì không phải mang vác thiết bị đến từng lớp do đó sẽ tránh đƣợc hỏng hóc khi di chuyển và tiết kiệm đƣợc thời gian. Đã là PHBM thì không có lý do gì giáo viên lại dạy chay ở chính phòng có TBDH, do đó tần số sử dụng TBDH nhất định đƣợc tăng lên.

Phòng học bộ môn giúp cho trình độ chuyên môn của giáo viên đƣợc nâng cao

Năng lực thực hành, năng lực tƣ duy lô gic, tƣ duy sáng tạo của học sinh không ngừng đƣợc phát triển. Khi đã sử dụng nhiều lần thì đƣơng nhiên trình độ sử dụng TBDH của giáo viên sẽ thành thạo, họ sẽ bớt ngại làm thí nghiệm và trong thực tế nhiều giáo viên còn say mê với thí nghiệm, trình độ chuyên môn sẽ đƣợc nâng cao. Học sinh đƣợc làm nhiều thí nghiệm thì năng lực thực hành và tƣ duy logic của các em không ngừng đƣợc phát triển.

Chỉ có PHBM thì mới có điều kiện lắp đặt hệ thống phƣơng tiện nghe nhìn hỗ trợ cho dạy học. Ngày nay với thành tựu của công nghệ thông tin, các phƣơng tiện nghe nhìn đã đƣợc sử dụng rất nhiều trong giáo dục. Một phƣơng tiện nghe nhìn bao gồm hai khối: Khối mang thông tin ( Phim, ảnh, bản trong, đĩa mềm...) và khối truyền tải thông tin ( Máy chiếu qua đầu, Radio Cassette, Máy vi tính, Máy chiếu đa năng...). Để sử dụng khối mang thông tin thì bắt buộc phải có khối di chuyển tải thông tin. Khối này không thể nào mang đến từng lớp học đƣợc mà phải lắp cố định ở PHBM.

Phòng học bộ môn tạo ra đƣợc bầu không khí khoa học. Đã đến học tại PHBM thì các em học sinh đã mang một tâm thế là ở đó sẽ đƣợc quan sát thí nghiệm do giáo viên làm hoặc đƣợc trực tiếp làm thí nghiệm sử dụng máy móc nào đó. Các thí nghiệm khó hoặc có thể gây nguy hiểm cho giáo viên và học sinh thì các em đƣợc quan sát qua thí nghiệm ảo hoặc phim ảnh. Ví dụ môn Địa lý, khi dạy đến phần núi lửa, các em đƣợc xem phim giáo khoa về núi lửa, hiện tƣợng núi lửa, các nguyên nhân gây ra núi lửa, các tác hại lửa. Với không gian học là PHBM thì giờ học đã mang một sắc thái nghiên cứu khoa học, cả giáo viên và học sinh đều rất hứng thú với khoa học.

Phòng học bộ môn tiết kiệm đƣợc kinh tế. Nói đến tiết kiệm kinh tế ở đây có nghĩa là nói đến hiệu quả sử dụng TBDH. Nếu hiệu qủa TBDH đƣợc nâng cao thì chất lƣợng dạy và học đã đáp ứng đƣợc yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực. Tiết kiệm đƣợc kinh tế vì TBDH sử dụng đƣợc lâu dài, tăng tuổi thọ của TBDH và do đó các địa phƣơng có điều kiện đầu tƣ thêm các TBDH hiện đại khác.

Một phần của tài liệu Quy chuẩn và quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật - một yếu tố đảm bảo chất lượng giáo dục trung học phổ thông Hải Phòng giai đoạn 2005 - 2010 (Trang 58 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)