Kĩ thuật mảnh ghép

Một phần của tài liệu áp dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn toán lớp 12 (Trang 53 - 57)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.4. Kĩ thuật mảnh ghép

Theo [7, tr. 62], kĩ thuật mảnh ghép là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm.

Mục tiêu:

- Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp.

- Kích thích sự tham gia tích cực của học sinh trong hoạt động nhóm. - Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tác dụng đối với học sinh:

- Học sinh hiểu rõ nội dung kiến thức.

- Học sinh đƣợc phát triển kĩ năng trình bày, giao tiếp hợp tác - Thể hiện khả năng cá nhân.Tăng cƣờng hiệu quả học tập.

Cách tiến hành: Hoạt động học tập đƣợc tiến hành theo 2 giai đoạn

thể hiện qua sơ đồ kĩ thuật sau: Giai đoạn 1:

Giai đoạn 2:

……..

Sơ đồ 2.4: Kĩ thuật “Mảnh ghép

Giai đoạn 1:“Nhóm chuyên sâu”

- Lớp học chia thành các nhóm (khoảng từ 3 - 6 học sinh). Mỗi nhóm đƣợc giao nhiệm vụ tìm hiểu hoặc nghiên cứu sâu một phần nội dung học tập khác nhau nhƣng có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Các nhóm này đƣợc gọi là “nhóm chuyên sâu”.

- Các nhóm nhận nhiệm vụ và nghiên cứu, thảo luận, đảm bảo mỗi thành viên trong các nhóm đều nắm vững và có khả năng trình bày lại đƣợc các nội dung trong nhiệm vụ đƣợc giao cho các bạn ở nhóm khác. Mỗi học sinh trở thành “chuyên sâu” của lĩnh vực đã tìm hiểu trong nhóm mới ở giai đoạn tiếp theo.

Nhóm chuyên sâu Nhóm mảnh ghép 1 1 1 2 1 1 2 1 1 2 1 1 3 1 1 3 1 1 3 1 1 1 2 3 1 2 3 1 2 3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Giai đoạn 2: “Nhóm mảnh ghép”

- Sau khi hoàn thành ở giai đoạn 1, mỗi học sinh từ các nhóm “chuyên sâu” khác nhau hợp thành các nhóm mới, gọi là “nhóm mảnh ghép”. Lúc này mỗi học sinh “chuyên sâu” trở thành những “mảnh ghép” trong “nhóm mảnh ghép”. Các học sinh phải lắp ghép các mảng kiến thức thành một “bức tranh” tổng thể.

- Từng học sinh từ các nhóm “chuyên sâu” trong nhóm “mảnh ghép” lần lƣợt trình bày lại nội dung tìm hiểu của mình. Đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm “mảnh ghép” nắm bắt đƣợc đầy đủ toàn bộ nội dung của các nhóm chuyên sâu giống nhƣ nhìn thấy một “bức tranh” tổng thể.

- Sau đó nhiệm vụ mới đƣợc giao cho các nhóm “mảnh ghép”. Nhiệm vụ này mang tính khái quát, tổng hợp toàn bộ nội dung đã đƣợc tìm hiểu từ các nhóm “chuyên sâu”. Bằng cách này, học sinh có thể nhận thấy những phần vừa thực hiện không chỉ để giải trí đơn thuần mà thật sự là những nội dung học tập quan trọng.

Một số lƣu ý khi tổ chức dạy học áp dụng kĩ thuật mảnh ghép:

- Một nội dung hay chủ đề lớn của bài học, thƣờng bao gồm trong đó các phần nội dung hay chủ đề nhỏ. Nội dung của các chủ đề nhỏ phải có sự liên quan gắn kết chặt chẽ với nhau.

- Nhiệm vụ nêu ra phải hết sức cụ thể, đảm bảo tất cả mọi học sinh đều hiểu rõ và có khả năng hoàn thành nhiệm vụ.

- Thành lập nhóm mới “nhóm mảnh ghép” cần đảm bảo có đủ thành viên của các nhóm “chuyên sâu”.

- Để đảm bảo hiệu quả của hoạt động nhóm, các thành viên trong nhóm cần đƣợc phân công các nhiệm vụ nhƣ sau:

Vai trò - Nhiệm vụ

Trƣởng nhóm: Phân công nhiệm vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thƣ ký: Ghi chép kết quả

Phản biện: Đặt các câu hỏi phản biện

Liên lạc với nhóm khác: Liên hệ với các nhóm khác

Liên lạc với giáo viên: Liên lạc với giáo viên để xin trợ giúp

- Để đảm bảo hoạt động hiệu quả giáo viên cần theo dõi hoạt động của các nhóm, đảm bảo tất cả mọi học sinh đều hiểu nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.

Ví dụ: Khi chuẩn bị tìm hiểu chủ đề: Hình trụ tròn xoay, giáo viên chia

lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm:

Giai đoạn 1: “Nhóm chuyên sâu” (có thể cho thực hiện ở nhà, gắn với PPDH hợp đồng)

Nhiệm vụ nhóm 1: Định nghĩa mặt trụ tròn xoay? Hình trụ tròn xoay? Khối trụ tròn xoay? Nêu ví dụ minh họa?

Nhiệm vụ nhóm 2: Diện tích xung quanh của hình trụ tròn xoay? Nhiệm vụ nhóm 3: Thể tích khối trụ tròn xoay?

Giai đoạn 2: “Nhóm mảnh ghép”

Chọn một em từ mỗi nhóm chuyên sâu lập thành nhóm mảnh ghép. Giáo viên giao nhiệm vụ mới cho nhóm mảnh ghép (cho HS thực hiện trong vòng 15 phút)

Nhiệm vụ mới: Giới thiệu các kiến thức liên quan đến mặt trụ tròn xoay? Học sinh thảo luận và trình bày, giáo viên kết luận.

Ƣu điểm:

- Kĩ thuật mảnh ghép tạo ra hoạt động phong phú, đa dạng cho học sinh tham gia

- Hình thành ở học sinh tính chủ động, năng động, linh hoạt, sáng tạo và có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập với chính mình và với các bạn trong lớp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Hình thành ở học sinh kĩ năng giao tiếp, trình bày, hợp tác, giải quyết vấn đề.

Nhƣợc điểm:

- Cần có đủ thời gian để thực hiện vòng 1, vòng 2.

- Đòi hỏi giáo viên có kinh nghiệm tổ chức và chia nhóm tránh mất thời gian và lộn xộn khi học sinh di chuyển.

Một phần của tài liệu áp dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn toán lớp 12 (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)