Kĩ thuật khăn phủ bàn

Một phần của tài liệu áp dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn toán lớp 12 (Trang 43 - 89)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Kĩ thuật khăn phủ bàn

Theo [7, tr. 60], kĩ thuật khăn phủ bàn là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm.

Mục tiêu:

- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh. - Tăng cƣờng tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh. - Phát triển mô hình có sự tƣơng tác giữa học sinh với học sinh.

Tác dụng đối với học sinh:

- Học sinh học đƣợc cách tiếp cận với nhiều giải pháp và chiến lƣợc khác nhau.

- Rèn kĩ năng suy nghĩ, quyết định và giải quyết vấn đề.

- Học sinh đạt đƣợc mục tiêu học tập cá nhân cũng nhƣ hợp tác.

- Sự phối hợp làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm nhỏ tạo cơ hội nhiều hơn cho học tập có sự phân hóa.

- Nâng cao mối quan hệ giữa học sinh. Tăng cƣờng sự hợp tác, giao tiếp, học cách chia sẻ kinh nghiệm và tôn trọng lẫn nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cách tiến hành:

- Chia HS thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy Ao. - Trên giấy Ao chia thành các phần, gồm phần chính giữa và các phần xung quanh. Phần xung quanh đƣợc chia theo số thành viên của nhóm (ví dụ nhóm 4 ngƣời). Mỗi ngƣời ngồi vào vị trí tƣơng ứng với từng phần xung quanh.

2 4 3 1 Viết ý kiến cá nhân

Viết ý kiến cá nhân

Viết ý kiến cá nhân Ý kiến chung của cả nhóm Viết ý kiến cá nhân

Sơ đồ 2.1: Kĩ thuật “Khăn phủ bàn

- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung suy nghĩ trả lời câu hỏi (hoặc nhiệm vụ) theo cách nghĩ cách hiểu riêng của mỗi cá nhân và viết vào phần giấy của mình trên tờ Ao.

- Trên cơ sở những ý kiến của mỗi cá nhân, học sinh thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa của tờ giấy Ao “khăn phủ bàn”

Một số lƣu ý khi tổ chức dạy học theo kĩ thuật khăn phủ bàn:

- Câu hỏi thảo luận là câu hỏi mở.

- Trong trƣờng hợp số học sinh trong nhóm quá đông, không đủ chỗ trên “khăn phủ bàn”, có thể phát cho học sinh những mảnh giấy nhỏ để học sinh ghi ý kiến cá nhân, sau đó đính vào phần xung quanh “khăn phủ bàn”.

- Trong quá trình thảo luận thống nhất ý kiến, đính những ý kiến thống nhất vào chính giữa “khăn phủ bàn”. Những ý kiến trùng nhau có thể đính trồng lên nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Những ý kiến không thống nhất, cá nhân có quyền bảo lƣu và đƣợc giữ lại ở phần xung quanh của “khăn phủ bàn”.

Ví dụ:

Trƣớc khi vào tiết bài tập PT mũ, giáo viên yêu cầu học sinh: Nêu các phương pháp giải phương trình mũ? Lấy ví dụ minh họa?

- Mỗi cá nhân suy nghĩ, trả lời câu hỏi vào phần giấy của mình trên “ Khăn phủ bàn”.

- Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến, ghi kết quả vào giữa “Khăn phủ bàn”.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác tham gia phản hồi góp ý kiến, giáo viên nhận xét, kết luận.

Ƣu điểm:

- Kĩ thuật khăn phủ bàn là kĩ thuật đơn giản, dễ thực hiện, có thể tổ chức trong tất cả các bài học, môn học, cấp học giống nhƣ học theo nhóm.

- Kĩ thuật khăn phủ bàn khắc phục đƣợc hạn chế của học theo nhóm vì mỗi học sinh đều phải suy nghĩ đƣa ra ý kiến của mình trƣớc khi thảo luận nhóm, không ỷ lại vào các bạn khá, giỏi.

- Có thể thay số trên khăn phủ bàn bằng tên học sinh để sau đó giáo viên có thể đánh giá đƣợc khả năng nhận thức của từng học sinh về chủ đề đƣợc nêu.

Nhƣợc điểm:

Đòi hỏi thời gian đủ để HS làm việc cá nhân và thống nhất ý kiến trong nhóm.

2.3.2. Sơ đồ tư duy

Theo [7, tr. 67], sơ đồ tƣ duy (còn đƣợc gọi là bản đồ khái niệm) là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tƣởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề. Sơ đồ tƣ duy do Tony Buzan, ngƣời có chỉ số sáng tạo cao nhất thế giới phát minh ra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mục tiêu:

Sử dụng trong dạy học và mang lại hiệu quả cao, phát triển tƣ duy lôgic, khả năng phân tích tổng hợp, học sinh hiểu bài, nhớ lâu, thay cho ghi nhớ dƣới dạng thuộc lòng, học “vẹt”.

Tác dụng đối với học sinh:

Phù hợp với tâm sinh lý học sinh, đơn giản dễ hiểu thay cho việc ghi nhớ lí thuyết bằng ghi nhớ dƣới dạng sơ đồ hóa kiến thức. Nhiều nghiên cứu cho rằng:

Việc ghi chép tuần tự theo lối truyền thống với bút và giấy có dòng kẻ đã khiến cho con ngƣời cảm thấy nhàm chán.

Toàn bộ não hoạt động một cách đồng bộ trong các hoạt động tinh thần của con ngƣời và quá trình tƣ duy là sự kết hợp phức tạp giữa ngôn ngữ, hình ảnh, khung cảnh, màu sắc, âm thanh và giai điệu.

Trực giác đóng vai trò quan trọng trong sáng tạo. Cơ sở của trực giác là trí tƣởng tƣợng khoa học.

Chính vì vậy sơ đồ tƣ duy đã đạt đƣợc một số mục đích sau:

- Tìm hiểu những gì ta biết, giúp xác định những khái niệm then chốt, thể hiện mối liên hệ giữa các ý tƣởng và lập nên một mẫu có ý nghĩa từ những gì ta biết và hiểu, do đó giúp ghi nhớ một cách bền vững.

- Trợ giúp lập kế hoạch cho một hoạt động hoặc một dự án thông qua tổ chức và tập hợp các ý tƣởng và thể hiện mối liên hệ giữa chúng.

- Trợ giúp đánh giá kinh nghiệm hoặc kiến thức thông qua quá trình suy nghĩ về những yếu tố chính trong những gì đã biết hoặc đã làm.

Trong sơ đồ tƣ duy, học sinh đƣợc tự do phát triển các ý tƣởng, xây dựng mô hình và thiết kế mô hình vật chất hoặc tinh thần để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Với việc lập sơ đồ tƣ duy, học sinh không chỉ là ngƣời tiếp nhận thông tin mà còn cần phải suy nghĩ về các thông tin đó, giải thích nó và kết nối nó với cách hiểu biết của mình. Nhƣ vậy học sinh học đƣợc một quá trình tổ chức thông tin, tổ chức các ý tƣởng.

Cách tiến hành:

-Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề. - Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng chữ in hoa. Nhánh và chữ viết trên đó đƣợc vẽ và viết cùng một màu. Nhánh chính đó đƣợc nối với chủ đề trung tâm. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh.

-Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ đƣợc viết bằng chữ in thƣờng.

- Tiếp tục nhƣ vậy ở các tầng phụ tiếp theo.

Một số lƣu ý khi tổ chức dạy học sử dụng sơ đồ tƣ duy

-Học sinh cần đƣợc giới thiệu nhiều cách tổ chức thông tin dƣới dạng sơ đồ tƣ duy: sơ đồ mạng, sơ đồ thứ bậc, sơ đồ chuỗi…

-Giáo viên đƣa ra các câu hỏi để gợi ý học sinh lập sơ đồ (thấy đƣợc quan hệ giữa chủ đề chính với các chủ đề nhỏ).

-Khuyến khích học sinh phát triển, sắp xếp ý tƣởng để hoàn thành sơ đồ. -Khi vẽ sơ đồ tƣ duy cần tránh:

Ghi lại nguyên cả đoạn văn dài Ghi quá nhiều ý không cần thiết

Chỉ nên vẽ những hình ảnh liên quan đến kiến thức - Có thể vẽ sơ đồ tƣ duy trên giấy, bìa, bảng phụ…

- Thiết kế sơ đồ tƣ duy trên máy vi tính (sử dụng phần mềm Buzan’s ImindMap, hƣớng dẫn cài đặt và sử dụng IminMap)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sơ đồ 2.2: “Phương pháp giải PT mũ”

Ví dụ:

Với tiết ôn tập chƣơng nguyên hàm - tích phân, thay vì ôn tập theo cách truyền thống, chúng ta có thể triển khai ôn tập bằng cách sử dụng sơ đồ tƣ duy nhƣ sau:

Sau khi nêu mục đích, yêu cầu của tiết ôn tập giáo viên có thể nêu câu hỏi: Hãy sử dụng sơ đồ tƣ duy để tìm hiểu về vấn đề liên quan đến chƣơng nguyên hàm - tích phân?

Cách tiến hành:

- Viết: NGUYÊN HÀM - TÍCH PHÂN ở trung tâm.

- Từ trung tâm vẽ ba nhánh chính, nhánh 1 viết NGUYÊN HÀM, nhánh 2 viết TÍCH PHÂN, nhánh 3 viết ỨNG DỤNG CỦA TÍCH PHÂN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

-Ở nhánh 1 vẽ tiếp 2 nhánh ở tầng tiếp theo là nguyên hàm và tính chất, và phƣơng pháp tính nguyên hàm. Ở nhánh 2 vẽ 3 nhánh ở tầng tiếp theo là khái niệm tích phân, tính chất của tích phân và phƣơng pháp tính tích phân. Ở nhánh 3 vẽ 2 nhánh ở tầng tiếp theo là tính diện tích hình phẳng và tính thể tích khối tròn xoay.

- Tiếp tục nhƣ vậy ở tầng tiếp theo. Chú ý: chữ và nhánh (trên mỗi nhánh chính) đƣợc vẽ cùng một màu.

Sơ đồ 2.3: “Chương III: Nguyên hàm-tích phân” - Giải tích 12

Ƣu điểm:

- Các hƣớng tƣ duy đƣợc để mở ngay từ đầu.

- Các mối quan hệ của các nội dung trong chủ đề trở nên rõ ràng. - Nội dung luôn có thể bổ sung, phát triển, sắp xếp lại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhƣợc điểm: Một số ý kiến cho rằng:

- Sơ đồ tƣ duy sử dụng quá nhiều màu sắc, trông nhƣ tranh vẽ trẻ con và mất công tô màu.

- Sơ đồ tƣ duy thì phải vẽ, nhƣng nhiều ngƣời không có năng khiếu vẽ, vẽ xấu.

- Mất nhiều thời gian hơn ghi chép thông thƣờng. - Tốn giấy.

2.3.3. Kĩ thuật “KWL”

Theo [7, tr. 73], Là sơ đồ liên hệ các kiến thức đã biết liên quan đến bài học, các kiến thức muốn biết và các kiến thức học đƣợc sau bài học.

Trong đó: K (Know) - những điều đã biết; W (Want to know) - những điều muốn biết; L (Learned) - những điều đã học đƣợc.

Mục tiêu: Giúp học sinh

-Xác định đƣợc động cơ, nhiệm vụ học tập và tự đánh giá kết quả học tập sau nội dung bài học. Thông qua việc xác định những hiểu biết, kinh nghiệm và kiến thức đã có liên quan đến bài học, xác định nhu cầu và kiến thức mới và đánh giá kết quả học tập của mình sau bài học. Trên cơ sở kết quả thu đƣợc học sinh tự điều chỉnh cách học của mình.

-Tăng cƣờng tính độc lập của học sinh.

-Phát triển mô hình có sự tƣơng tác giữa học sinh với học sinh.

Giúp giáo viên có thể đánh giá đƣợc kết quả của giờ học thông qua tự đánh giá, thu hoạch của học sinh. Trên cơ sở đó có thể điều chỉnh cách dạy của mình cho phù hợp.

Tác dụng đối với học sinh:

Học sinh xác định đƣợc nhiệm vụ học tập, nhu cầu, mong muốn đƣợc trang bị thêm hiểu biết, kiến thức, kĩ năng qua bài học. Qua việc nhìn lại những gì đã học đƣợc sau bài học, học sinh phân tích, đánh giá những thông tin mới đƣợc hình thành và nhận thức đƣợc sự tiến bộ của mình sau bài học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các tiến hành:

Sau khi giới thiệu bài học, mục tiêu cần đạt của bài học, giáo viên phát phiếu học tập “KWL”. Kĩ thuật này có thể thực hiện cho cá nhân hoặc cho nhóm học sinh.

Học sinh điền các thông tin trên phiếu nhƣ sau: Tên bài học:……….. Tên học sinh:…………..Lớp……….Trƣờng………… K (Những điều đã biết) W

(Những điều muốn biết) L (Những điều đã học đƣợc sau bài học) - - … - - … - - …

- Yêu cầu học sinh viết vào cột K những gì đã biết liên quan đến nội

dung bài học hoặc chủ đề.

- Sau đó viết vào cột W những gì các em muốn biết về nội dung bài học hoặc chủ đề.

- Sau khi kết thúc bài học hoặc chủ đề, học sinh điền vào cột L của

phiếu những gì vừa học đƣợc. Lúc này, học sinh xác nhận về những gì các em đã học đƣợc qua bài học đối chiếu với điều muốn biết, đã biết để đánh giá đƣợc kết quả học tập, sự tiến bộ của mình qua giờ học.

Ví dụ: Khi bắt đầu vào bài 4: Phƣơng trình bậc hai với hệ số thực của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Giới thiệu căn bậc 2 của một số thực âm và cách giải phƣơng trình bậc hai với hệ số thực trong mọi trƣờng hợp đối với Δ

GV phát phiếu học tập “KWL” , yêu cầu học sinh điền vào hai cột K và W và yêu cầu học sinh khi kết thúc bài học thì điền vào cột L.

Tên bài học:……….. Tên học sinh:………Lớp……….Trƣờng………… K (Những điều đã biết) W (Những điều muốn biết) L (Những điều đã học đƣợc sau bài học) Cách giải PT bậc hai   2 ax bx c 0 a0 PT có hai nghiêm phân biệt 1,2 2 b x a     0   PT có nghiệm kép 1 2 2 b x x a    0   PT vô nghiệm - Cách giải PT bậc hai trên tập số phức. - Công thức nghiệm PT bậc hai với  0 - Mọi PT bậc hai   2 ax bx c 0 a0 đều có hai nghiệm Nếu 0 PT có hai nghiêm thực phân biệt

1,2 2 b x a     Nếu  0 PT có nghiệm kép 1 2 2 b x x a    Nếu  0 PT có hai nghiệm phức 1,2 2 b i x a    

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một số lƣu ý khi tổ chức dạy học sử dụng sơ đồ KWL

- Nếu sử dụng kĩ thuật này đối với nhóm học sinh thì trƣớc khi học sinh điền vào cột K, yêu cầu học sinh trao đổi thống nhất ý kiến trong nhóm.

- Khi mới áp dụng kĩ thuật KWL, có thể dùng các câu hỏi gợi ý để học sinh có thể viết những gì các em đã biết, muốn biết và đã học đƣợc vào các cột tƣơng ứng. Ví dụ:

+ Tôi đã biết những kiến thức, kĩ năng nào liên quan đến nội dung của bài học?

+ Tôi cần biết những kiến thức, kĩ năng nào ở bài học này? + Tôi có thêm hiểu biết gì?

+ Tôi đã học đƣợc kiến thức gì?

+ Tôi đã phát triển những kĩ năng nào?

Ƣu điểm:

- Giúp học sinh xác định nhiệm vụ, động cơ, ý thức, tự giác học tập, biết nhìn lại quá trình học tập của mình và tự điều chỉnh cách học.

- Giáo viên đánh giá đƣợc kết quả giờ dạy của mình để điều chỉnh cách dạy.

- Giáo viên đánh giá đƣợc khả năng nhận thức của học sinh ngay sau mỗi nội dung/ bài học không cần chờ đến giờ kiểm tra.

Nhƣợc điểm:

Cần nhiều thời gian

2.3.4. Kĩ thuật mảnh ghép

Theo [7, tr. 62], kĩ thuật mảnh ghép là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm.

Mục tiêu:

- Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp.

- Kích thích sự tham gia tích cực của học sinh trong hoạt động nhóm. - Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác.

Một phần của tài liệu áp dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn toán lớp 12 (Trang 43 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)