Kĩ thuật dạy học tích cực

Một phần của tài liệu áp dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn toán lớp 12 (Trang 25 - 33)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Kĩ thuật dạy học tích cực

Các KTDH là những đơn vị nhỏ nhất của PPDH. Có những KTDH chung, có những kĩ thuật đặc thù của từng PPDH, ví dụ kĩ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại…

Các KTDH tích cực là những kĩ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của HS vào quá trình dạy học, kích thích tƣ duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS.

Ngày nay ngƣời ta chú trọng phát triển và sử dụng các KTDH phát huy tính tích cực, sáng tạo của ngƣời học nhƣ:

1.3.2.1. Kĩ thuật động não

Động não tức là đứng trƣớc một sự vật, một hiện tƣợng cá nhân suy nghĩ để sáng tạo ra những nhận xét, ý tƣởng mới không theo lối mòn kinh nghiệm hoặc tìm ra tối đa những yếu tố liên quan đến sự vật, hiện tƣợng đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cách tiến hành

Ngƣời điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề. Các thành viên đƣa ra những ý kiến của mình. Đánh giá, lựa chọn sơ bộ các suy nghĩ, chẳng hạn theo khả năng ứng dụng: Có thể ứng dụng trực tiếp, có thể ứng dụng cần nghiên cứu thêm, không có khả năng ứng dụng.

Ƣu điểm

Phát huy tƣ duy sáng tạo, phát hiện ra các ý tƣởng mới, khuyến khích tất cả mọi ngƣời tham gia, khai thác đƣợc kiến thức và kinh nghiệm của mọi ngƣời, có sự kích thích làm nảy sinh ý tƣởng mới từ các ý tƣởng của ngƣời khác.

Nhƣợc điểm

Các ý kiến có thể phân tán và làm mất nhiều thời gian của lớp học. Có thể có một số HS quá tích cực, số khác thụ động.

1.3.2.2. Sơ đồ tư duy

Theo [7, tr. 67], sơ đồ tƣ duy (còn đƣợc gọi là bản đồ khái niệm) là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tƣởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề.

Cách tiến hành:

-Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề. - Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng chữ in hoa. Nhánh và chữ viết trên đó đƣợc vẽ và viết cùng một màu. Nhánh chính đó đƣợc nối với chủ đề trung tâm. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh.

-Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ đƣợc viết bằng chữ in thƣờng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ƣu điểm:

Các hƣớng tƣ duy đƣợc để mở ngay từ đầu. Các mối quan hệ của các nội dung trong chủ đề trở nên rõ ràng. Nội dung luôn có thể bổ sung, phát triển, sắp xếp lại. Học sinh đƣợc luyện tập phát triển, sắp xếp các ý tƣởng.

Nhƣợc điểm: Một số ý kiến cho rằng:

Sơ đồ tƣ duy sử dụng quá nhiều màu sắc, trông nhƣ tranh vẽ trẻ con và mất công tô màu. Sơ đồ tƣ duy thì phải vẽ, nhƣng nhiều ngƣời không có năng khiếu vẽ, vẽ xấu. Mất nhiều thời gian hơn ghi chép thông thƣờng. Tốn giấy.

1.3.2.3.Kĩ thuật tia chớp

Kĩ thuật tia chớp là thông qua việc các thành viên lần lƣợt nêu ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh nhƣ chớp!) ý kiến của mình về câu hỏi hoặc tình trạng vấn đề.

Cách tiến hành:

Có thể áp dụng bất cứ thời điểm nào khi các thành viên thấy cần thiết và đề nghị. Lần lƣợt từng ngƣời nói suy nghĩ của mình về một câu hỏi đã thoả thuận, ví dụ: Hiện tại tôi có hứng thú với chủ đề thảo luận không?. Mỗi ngƣời chỉ nói ngắn gọn 1-2 câu ý kiến của mình. Chỉ thảo luận khi tất cả đã nói xong ý kiến.

Ƣu điểm:

Thu thông tin phản hồi nhằm cải thiện không khí lớp học hoặc tình trạng giao tiếp.

Nhƣợc điểm:

Thời gian lấy thông tin nhanh không có sự chuẩn bị nên không tránh khỏi sai sót.

1.3.2.4.Kĩ thuật phòng tranh

Tất cả các thành viên phác họa những ý nghĩ đầu tiên về cách quyết vấn đề trên trên một tờ bìa, rồi dính lên bàn hay lên tƣờng nhƣ một triển lãm tranh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cách tiến hành:

Trong vòng một triển lãm tranh mỗi một thành viên trình bày suy nghĩ của mình về cách giải quyết. Trong giai đoạn thứ hai của việc tìm lời giải cá nhân, các phƣơng án giải quyết tiếp tục đƣợc tìm kiếm. Trong giai đoạn đánh giá tất cả các phƣơng án giải quyết đƣợc tập hợp lại và tìm phƣơng án tối ƣu.

Ƣu điểm:

Tìm ra phƣơng án tối ƣu hợp lý nhất.

1.3.2.5.Kĩ thuật 3 lần 3

Kĩ thuật “3 lần 3″ là một kĩ thuật lấy thông tin phản hồi nhằm huy động sự tham gia tích cực của HS

Cách tiến hành:

HS đƣợc yêu cầu cho ý kiến phản hồi về một vấn đề nào đó (nội dung buổi thảo luận, phƣơng pháp tiến hành thảo luận…). Mỗi ngƣời cần viết ra: 3 điều tốt, 3 điều chƣa tốt, 3 đề nghị cải tiến. Sau khi thu thập ý kiến thì xử lý và thảo luận về các ý kiến phản hồi.

Ƣu điểm:

Điều chỉnh hợp lý quá trình dạy học.

Nhƣợc điểm:

1.3.2.6. Kĩ thuật “KWL”

Theo [7, tr. 73], Là sơ đồ liên hệ các kiến thức đã biết liên quan đến bài học, các kiến thức muốn biết và các kiến thức học đƣợc sau bài học.

Trong đó: K (Know) - những điều đã biết; W (Want to know) - những điều muốn biết; L (Learned) - những điều đã học đƣợc.

Các tiến hành:

Sau khi giới thiệu bài học, mục tiêu cần đạt của bài học, giáo viên phát phiếu học tập “KWL”. Kĩ thuật này có thể thực hiện cho cá nhân hoặc cho nhóm học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Học sinh điền các thông tin trên phiếu nhƣ sau:

Tên bài học: ... Tên học sinh:…………..Lớp……….Trƣờng…………

K

(Những điều đã biết)

W

(Những điều muốn biết)

L (Những điều đã học đƣợc sau bài học) - - … - - … - - …

- Yêu cầu học sinh viết vào cột K những gì đã biết liên quan đến nội

dung bài học hoặc chủ đề.

- Sau đó viết vào cột W những gì các em muốn biết về nội dung bài học hoặc chủ đề.

- Sau khi kết thúc bài học hoặc chủ đề, học sinh điền vào cột L của

phiếu những gì vừa học đƣợc. Lúc này, học sinh xác nhận về những gì các em đã học đƣợc qua bài học đối chiếu với điều muốn biết, đã biết để đánh giá đƣợc kết quả học tập, sự tiến bộ của mình qua giờ học.

Ƣu điểm:

Giúp học sinh xác định nhiệm vụ, động cơ, ý thức, tự giác học tập, biết nhìn lại quá trình học tập của mình và tự điều chỉnh cách học. Giáo viên đánh giá đƣợc kết quả giờ dạy của mình để điều chỉnh cách dạy. Giáo viên đánh giá đƣợc khả năng nhận thức của học sinh ngay sau mỗi nội dung/ bài học không cần chờ đến giờ kiểm tra.

Nhƣợc điểm:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.3.2.7. Kĩ thuật bể cá

Kĩ thuật bể cá là một kĩ thuật dùng cho thảo luận nhóm.

Cách tiến hành:

Một nhóm HS ngồi giữa lớp và thảo luận với nhau, còn những HS khác trong lớp ngồi xung quanh ở vòng ngoài theo dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì đƣa ra những nhận xét về cách ứng xử của những HS thảo luận. Trong nhóm thảo luận có thể có một vị trí không có ngƣời ngồi. HS tham gia nhóm quan sát có thể ngồi vào chỗ đó và đóng góp ý kiến vào cuộc thảo luận.

Ƣu điểm:

Phát huy đƣợc tính tích cực của tập thể.

Nhƣợc điểm:

1.3.2.8. Kĩ thuật mảnh ghép

Theo [7, tr. 62], kĩ thuật mảnh ghép là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm.

Cách tiến hành:

Hoạt động học tập đƣợc tiến hành theo 2 giai đoạn

Giai đoạn 1:“Nhóm chuyên sâu”

- Lớp học chia thành các nhóm (khoảng từ 3 - 6 học sinh). Mỗi nhóm đƣợc giao nhiệm vụ tìm hiểu hoặc nghiên cứu sâu một phần nội dung học tập khác nhau nhƣng có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Các nhóm này đƣợc gọi là “nhóm chuyên sâu”.

- Các nhóm nhận nhiệm vụ và nghiên cứu, thảo luận, đảm bảo mỗi thành viên trong các nhóm đều nắm vững và có khả năng trình bày lại đƣợc các nội dung trong nhiệm vụ đƣợc giao cho các bạn ở nhóm khác. Mỗi học sinh trở thành “chuyên sâu” của lĩnh vực đã tìm hiểu trong nhóm mới ở giai đoạn tiếp theo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Giai đoạn 2: “Nhóm mảnh ghép”

- Sau khi hoàn thành ở giai đoạn 1, mỗi học sinh từ các nhóm “chuyên sâu” khác nhau hợp thành các nhóm mới, gọi là “nhóm mảnh ghép”. Lúc này mỗi học sinh “chuyên sâu” trở thành những “mảnh ghép” trong “nhóm mảnh ghép”. Các học sinh phải lắp ghép các mảng kiến thức thành một “bức tranh” tổng thể.

- Từng học sinh từ các nhóm “chuyên sâu” trong nhóm “mảnh ghép” lần lƣợt trình bày lại nội dung tìm hiểu của mình. Đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm “mảnh ghép” nắm bắt đƣợc đầy đủ toàn bộ nội dung của các nhóm chuyên sâu giống nhƣ nhìn thấy một “bức tranh” tổng thể.

- Sau đó nhiệm vụ mới đƣợc giao cho các nhóm “mảnh ghép”. Nhiệm vụ này mang tính khái quát, tổng hợp toàn bộ nội dung đã đƣợc tìm hiểu từ các nhóm “chuyên sâu”. Bằng cách này, học sinh có thể nhận thấy những phần vừa thực hiện không chỉ để giải trí đơn thuần mà thật sự là những nội dung học tập quan trọng.

Ƣu điểm:

Kĩ thuật mảnh ghép tạo ra hoạt động phong phú, đa dạng cho học sinh tham gia. Hình thành ở học sinh tính chủ động, năng động, linh hoạt, sáng tạo và có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập với chính mình và với các bạn trong lớp. Hình thành ở học sinh kĩ năng giao tiếp, trình bày, hợp tác, giải quyết vấn đề.

Nhƣợc điểm:

Cần có đủ thời gian để thực hiện vòng 1, vòng 2. Đòi hỏi giáo viên có kinh nghiệm tổ chức và chia nhóm tránh mất thời gian và lộn xộn khi học sinh di chuyển.

1.3.2.9. Kĩ thuật XYZ

X là số ngƣời trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi ngƣời cần đƣa ra, Z là phút dành cho mỗi ngƣời. Con số X-Y-Z có thể thay đổi. Sau khi thu thập ý kiến thì tiến hành thảo luận, đánh giá các ý kiến.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cách tiến hành:

Ví dụ kĩ thuật 635 thực hiện nhƣ sau: Mỗi nhóm 6 ngƣời, mỗi ngƣời viết 3 ý kiến trên một tờ giấy trong vòng 5 phút về cách giải quyết 1 vấn đề và tiếp tục chuyển cho ngƣời bên cạnh. Tiếp tục nhƣ vậy cho đến khi tất cả mọi ngƣời đều viết ý kiến của mình, có thể lặp lại vòng khác.

Ƣu điểm:

Kĩ thuật XYZ là một kĩ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong thảo luận nhóm.

Nhƣợc điểm:

Có thể HS xa vào những ý kiến tản mạn, xa đề.

1.3.2.10. Kĩ thuật tranh luận ủng hộ - phản đối

Tranh luận ủng hộ - phản đối (tranh luận chia phe) là một kĩ thuật dùng trong thảo luận, trong đó đề cập về một chủ đề có chứa đựng xung đột.

Cách tiến hành:

Các thành viên đƣợc chia thành hai nhóm: Nhóm ủng hộ hay phản đối. Một nhóm cần thu thập những lập luận ủng hộ, còn nhóm đối lập thu thập những luận cứ phản đối. Nhóm ủng hộ đƣa ra một lập luận ủng hộ, tiếp đó nhóm phản đối đƣa ra một ý kiến phản đối và cứ tiếp tục nhƣ vậy. Nếu mỗi nhóm nhỏ hơn 6 ngƣời thì không cần đại diện mà mọi thành viên có thể trình bày lập luận. Tiếp theo là giai đoạn thảo luận chung và đánh giá, kết luận thảo luận.

Ƣu điểm:

Xem xét một vấn đề dƣới nhiều góc độ khác nhau.

Nhƣợc điểm:

1.3.2.11. Kĩ thuật khăn phủ bàn

Theo [7, tr. 60], kĩ thuật khăn phủ bàn là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cách tiến hành:

- Chia HS thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy Ao. - Trên giấy Ao chia thành các phần, gồm phần chính giữa và các phần xung quanh. Phần xung quanh đƣợc chia theo số thành viên của nhóm (ví dụ nhóm 4 ngƣời). Mỗi ngƣời ngồi vào vị trí tƣơng ứng với từng phần xung quanh.

- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung suy nghĩ trả lời câu hỏi (hoặc nhiệm vụ) theo cách nghĩ cách hiểu riêng của mỗi cá nhân và viết vào phần giấy của mình trên tờ Ao.

- Trên cơ sở những ý kiến của mỗi cá nhân, học sinh thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa của tờ giấy Ao “khăn phủ bàn”

Ƣu điểm:

Kĩ thuật khăn phủ bàn là kĩ thuật đơn giản, dễ thực hiện, có thể tổ chức trong tất cả các bài học, môn học, cấp học giống nhƣ học theo nhóm. Kĩ thuật khăn phủ bàn khắc phục đƣợc hạn chế của học theo nhóm vì mỗi học sinh đều phải suy nghĩ đƣa ra ý kiến của mình trƣớc khi thảo luận nhóm, không ỷ lại vào các bạn khá, giỏi. Có thể thay số trên khăn phủ bàn bằng tên học sinh để sau đó giáo viên có thể đánh giá đƣợc khả năng nhận thức của từng học sinh về chủ đề đƣợc nêu.

Nhƣợc điểm:

Đòi hỏi thời gian đủ để HS làm việc cá nhân và thống nhất ý kiến trong nhóm.

Một phần của tài liệu áp dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn toán lớp 12 (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)