Chƣơng trình sách giáo khoa và thực trạng dạy học Toán 12 THPT

Một phần của tài liệu áp dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn toán lớp 12 (Trang 38 - 89)

8. Cấu trúc của luận văn

1.5.Chƣơng trình sách giáo khoa và thực trạng dạy học Toán 12 THPT

1.5.1. Chương trình sách giáo khoa Toán 12

Chƣơng trình Toán 12 là một bộ phận của chƣơng trình Toán THPT. Chƣơng trình đƣợc xây dựng theo quan điểm: sát thực, trực quan, đúng chuẩn và đổi mới. Biên soạn đủ các dạng bài tập, ví dụ giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giải toán và phân hóa theo mức độ. Chú trọng các ví dụ, bài tập có nội dung thực tiễn đời sống và gắn với các môn học khác (làm cho học sinh thấy rõ Toán học gắn với cuộc sống và làm quen với việc áp dụng tri thức Toán học để giải các bài Toán thực tế, các bài toán của môn học Vật Lí, Sinh học, Hóa học…).

Theo [24], nội dung chƣơng trình toán 12 đƣợc phân chia thành các mảng kiến thức, cụ thể là (phần in nghiêng dành riêng cho chương trình nâng cao)

+) Số

Số phức. Dạng đại số và các phép cộng, trừ, nhân, chia số phức. Căn bậc hai của số phức. Giải phƣơng trình bậc hai. Dạng lượng giác của số phức và ứng dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+) Đại số

Hàm số lũy thừa, hàm số mũ và hàm số lôgarit. Phƣơng trình, bất phƣơng trình mũ và lôgarit đơn giản. Một số hệ phương trình mũ lôgarit đơn giản.

+) Giải tích

1. Ứng dụng đạo hàm để khảo sát hàm số. Đƣờng tiệm cận đứng, đƣờng tiệm cận ngang, đường tiệm cận xiên của đồ thị hàm số. Một số phép biến đổi đơn giản đồ thị. Sự tƣơng giao của hai đồ thị.

2. Nguyên hàm. Tích phân. Ứng dụng tích phân để tính diện tích và thể tích vật thể.

+) Hình học

1. Khối đa diện. Khối đa diện đều. Thể tích của khối đa diện.

2. Mặt nón, mặt trụ, mặt cầu và tƣơng giao của chúng với mặt phẳng. Mặt tròn xoay. Diện tích mặt cầu. Diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình trụ, hình nón. Thể tích của khối trụ, khối nón.

3. Phƣơng pháp tọa độ trong không gian. Phƣơng trình mặt cầu. Phƣơng trình mặt phẳng. Phƣơng trình đƣờng thẳng trong không gian. Vị trí tƣơng đối giữa: hai đƣờng thẳng, đƣờng thẳng và mặt phẳng, hai mặt phẳng. Khoảng cách giữa: một điểm và một đƣờng thẳng, một đƣờng thẳng và một mặt phẳng, hai đƣờng thẳng chéo nhau.

1.5.2. Thực trạng dạy học Toán 12 THPT

Qua việc điều tra, khảo sát bằng phiếu điều tra và thông qua hình thức dự giờ, trao đổi với đồng nghiệp, chúng tôi nhận thấy một số vấn đề nổi bật lên nhƣ sau:

- Do thời gian của một tiết học bị hạn chế, khối lƣợng kiến thức theo quy định lại nhiều. Nên phần lớn GV vẫn dùng những PPDH truyền thống nhƣ: PPDH thuyết trình và PPDH vấn đáp vẫn chiếm ƣu thế và đƣợc vận dụng theo quy trình sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Dạy giờ lý thuyết: GV dạy theo các bƣớc: Đặt vấn đề, giảng giải để dẫn HS tới kiến thức kết hợp với PPDH vấn đáp để củng cố kiến thức, hƣớng dẫn việc học ở nhà.

+ Dạy giờ luyện tập: HS chuẩn bị bài tập ở nhà hoặc ít phút tại lớp, GV gọi HS lên bảng chữa bài, sau đó gọi HS khác nhận xét lời giải của bạn, GV đƣa ra lời giải chính xác thông qua đó củng cố kiến thức cho HS. Đối với HS khá, giỏi một số ít GV phát triển bài toán bằng cách khái quát hoá, đặc biệt hoá bài toán.

-Việc giảng dạy còn tùy thuộc vào mỗi GV, một số GV chỉ dành nhiều thời gian vào những tiết dự giờ thao giảng, chú trọng đến việc chấm điểm, chƣa khuyến khích HS chủ động, sáng tạo trong học tập.

- Phƣơng tiện, thiết bị dạy học ở một số trƣờng còn quá nghèo nàn, do đó cũng không thuận lợi cho việc áp dụng PPDH mới, nên cũng ảnh hƣởng đến thái độ học tập thụ động, tính tự giác không cao của HS.

- Số lƣợng bài tập để cho HS luyện tập còn ít. Phần lớn bài tập chỉ mục đích áp dụng. Cần phải có những bài toán nhằm phát triển tƣ duy, hoặc có những gợi ý để giúp HS tự nghiên cứu phát triển bài học.

- HS chƣa làm quen nhiều với các PPDH mới, nên khi thực hiện các HĐ học tập còn gặp nhiều lúng túng.

- Một số HS đã rỗng kiến thức nên ảnh hƣởng đến việc thực hiện các HĐ học tập, hay tiếp thu kiến thức mới. HS chƣa giác ngộ mục đích học tập, tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kết quả chung của lớp, HS chƣa biết tự học.

- Một số GV còn chƣa biết ứng dụng CNTT, một số phần mềm Toán học để phục vụ cho dạy học, hay vận dụng chƣa đúng mục đích nên hiệu quả chƣa cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đa phần GV chƣa vận dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực, vẫn chỉ chú trọng vào việc trang bị cho HS các tri thức trình bày trong SGK, luyện cho HS giải số lƣợng lớn các bài toán, chƣa chú trọng tới việc tổ chức các HĐ học tập, chƣa chú ý tới việc phát triển trí tuệ cho HS. Hoặc có cho HS thực hiện các HĐ trong SGK nhƣng chƣa đƣa ra đƣợc những câu hỏi hay dẫn dắt HS phát hiện ra vấn đề.

Kết luận chƣơng 1

Trong chƣơng này , chúng tôi đã trình bày cơ sở lí luận của kĩ thuật dạy học tích cực , gồm các nội dung : nhu cầu và định hƣớng đổi mới PPDH; một số PPDH tích cực; một số kĩ thuật dạy học tích cực phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Chúng tôi cũng đã điều tra (bằng cách phát phiếu phỏng vấn các GV ) về việc vận dụng phƣơng pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy Toán nói chung và giảng dạy môn Toán 12 nói riêng . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua nội dung chƣơng này có thể thấy rằng PPDH, kĩ thuật dạy học tích cực có nhiều ƣu điểm, phát huy đƣợc tính chủ động, sáng tạo, tích cực học tập của HS, tuy nhiên hiệu quả vận dụng chƣa cao.

Những cơ sở lí luận trình bày trong chƣơng này sẽ định hƣớng cho quá trình vận dụng cụ thể ở chƣơng 2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

XÂY DỰNG MỘT SỐ GIÁO ÁN DẠY HỌC MÔN TOÁN 12 CÓ ÁP DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

2.1. Một số định hƣớng khi tổ chức áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực

2.1.1. Bám sát mục tiêu dạy học và chuẩn kiến thức

Các nội dung trong chƣơng trình Toán lớp 12 là những nội dung rất quan trọng, là vấn đề thƣờng gặp trong các đề thi tốt nghiệp phổ thông và thi vào các trƣờng chuyên nghiệp. Vì vậy, việc giảng dạy của GV và việc học tập của học sinh phải hết sức đƣợc chú trọng. GV cần phải làm cho HS nắm chắc nội dung kiến thức và đặc biệt là vận dụng vào các bài tập đa dạng, phong phú. Do đó, trong các giáo án, cần đảm bảo bám sát chuẩn kiến thức và bám sát mục tiêu dạy học.

2.1.2. Lựa chọn các kĩ thuật dạy phải học đảm bảo tính tiên tiến, phát huy được tính tích cực học tập của học sinh được tính tích cực học tập của học sinh

Do yêu cầu của chƣơng trình và áp lực thi cử của năm cuối cấp nên hầu hết các học sinh lớp 12 đều phải học tập vất vả, tâm trạng mệt mỏi. Vì vậy khi lựa chọn các kĩ thuật để áp dụng chúng tôi cố gắng chọn lựa những kĩ thuật tạo đƣợc hứng thú cho học sinh trong các tiết học, giúp các em tích cực học tập, chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội tri thức.

2.1.3. Bảo đảm tính khả thi và hiệu quả của phương án đề xuất

Trong quá trình nghiên cứu các kĩ thuật mà chúng tôi lựa chọn phải đảm bảo thực hiện đƣợc trong các giờ dạy, đem lại hiệu quả cao cho tiết dạy.

2.2. Một số tiêu chí lựa chọn những kĩ thuật dạy học có thể áp dụng trong tiết học tiết học

- Các kĩ thuật dạy học phải đảm bảo tính tiên tiến, phát huy đƣợc tính tích cực học tập của học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Các kĩ thuật dạy học phải phù hợp với nội dung bài học.

- Các kĩ thuật dạy học phải phù hợp với đặc điểm tâm lí học sinh lớp 12 - Các kĩ thuật dạy học phải phù hợp với cơ sở vật chất của nhà trƣờng THPT.

2.3. Một số kĩ thuật dạy học tích cực áp dụng vào soạn giáo án

Các kĩ thuật dạy học tích cực có thể đƣợc áp dụng thuận lợi trong làm việc nhóm. Tuy nhiên cũng có thể đƣợc kết hợp thực hiện trong các hình thức dạy học toàn lớp nhằm phát huy tính tích cực của HS.

Trong khuôn khổ của luận văn (xác định bởi mục tiêu, đối tƣợng, giới hạn, nhiệm vụ đặt ra của đề tài…) chúng tôi xin trình bày một số kĩ thuật dạy học sau:

2.3.1. Kĩ thuật khăn phủ bàn

Theo [7, tr. 60], kĩ thuật khăn phủ bàn là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm.

Mục tiêu:

- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh. - Tăng cƣờng tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh. - Phát triển mô hình có sự tƣơng tác giữa học sinh với học sinh.

Tác dụng đối với học sinh:

- Học sinh học đƣợc cách tiếp cận với nhiều giải pháp và chiến lƣợc khác nhau.

- Rèn kĩ năng suy nghĩ, quyết định và giải quyết vấn đề.

- Học sinh đạt đƣợc mục tiêu học tập cá nhân cũng nhƣ hợp tác.

- Sự phối hợp làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm nhỏ tạo cơ hội nhiều hơn cho học tập có sự phân hóa.

- Nâng cao mối quan hệ giữa học sinh. Tăng cƣờng sự hợp tác, giao tiếp, học cách chia sẻ kinh nghiệm và tôn trọng lẫn nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cách tiến hành:

- Chia HS thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy Ao. - Trên giấy Ao chia thành các phần, gồm phần chính giữa và các phần xung quanh. Phần xung quanh đƣợc chia theo số thành viên của nhóm (ví dụ nhóm 4 ngƣời). Mỗi ngƣời ngồi vào vị trí tƣơng ứng với từng phần xung quanh.

2 4 3 1 Viết ý kiến cá nhân

Viết ý kiến cá nhân

Viết ý kiến cá nhân Ý kiến chung của cả nhóm Viết ý kiến cá nhân

Sơ đồ 2.1: Kĩ thuật “Khăn phủ bàn

- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung suy nghĩ trả lời câu hỏi (hoặc nhiệm vụ) theo cách nghĩ cách hiểu riêng của mỗi cá nhân và viết vào phần giấy của mình trên tờ Ao.

- Trên cơ sở những ý kiến của mỗi cá nhân, học sinh thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa của tờ giấy Ao “khăn phủ bàn”

Một số lƣu ý khi tổ chức dạy học theo kĩ thuật khăn phủ bàn:

- Câu hỏi thảo luận là câu hỏi mở.

- Trong trƣờng hợp số học sinh trong nhóm quá đông, không đủ chỗ trên “khăn phủ bàn”, có thể phát cho học sinh những mảnh giấy nhỏ để học sinh ghi ý kiến cá nhân, sau đó đính vào phần xung quanh “khăn phủ bàn”.

- Trong quá trình thảo luận thống nhất ý kiến, đính những ý kiến thống nhất vào chính giữa “khăn phủ bàn”. Những ý kiến trùng nhau có thể đính trồng lên nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Những ý kiến không thống nhất, cá nhân có quyền bảo lƣu và đƣợc giữ lại ở phần xung quanh của “khăn phủ bàn”.

Ví dụ:

Trƣớc khi vào tiết bài tập PT mũ, giáo viên yêu cầu học sinh: Nêu các phương pháp giải phương trình mũ? Lấy ví dụ minh họa?

- Mỗi cá nhân suy nghĩ, trả lời câu hỏi vào phần giấy của mình trên “ Khăn phủ bàn”.

- Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến, ghi kết quả vào giữa “Khăn phủ bàn”.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác tham gia phản hồi góp ý kiến, giáo viên nhận xét, kết luận.

Ƣu điểm:

- Kĩ thuật khăn phủ bàn là kĩ thuật đơn giản, dễ thực hiện, có thể tổ chức trong tất cả các bài học, môn học, cấp học giống nhƣ học theo nhóm.

- Kĩ thuật khăn phủ bàn khắc phục đƣợc hạn chế của học theo nhóm vì mỗi học sinh đều phải suy nghĩ đƣa ra ý kiến của mình trƣớc khi thảo luận nhóm, không ỷ lại vào các bạn khá, giỏi.

- Có thể thay số trên khăn phủ bàn bằng tên học sinh để sau đó giáo viên có thể đánh giá đƣợc khả năng nhận thức của từng học sinh về chủ đề đƣợc nêu.

Nhƣợc điểm:

Đòi hỏi thời gian đủ để HS làm việc cá nhân và thống nhất ý kiến trong nhóm.

2.3.2. Sơ đồ tư duy

Theo [7, tr. 67], sơ đồ tƣ duy (còn đƣợc gọi là bản đồ khái niệm) là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tƣởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề. Sơ đồ tƣ duy do Tony Buzan, ngƣời có chỉ số sáng tạo cao nhất thế giới phát minh ra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mục tiêu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sử dụng trong dạy học và mang lại hiệu quả cao, phát triển tƣ duy lôgic, khả năng phân tích tổng hợp, học sinh hiểu bài, nhớ lâu, thay cho ghi nhớ dƣới dạng thuộc lòng, học “vẹt”.

Tác dụng đối với học sinh:

Phù hợp với tâm sinh lý học sinh, đơn giản dễ hiểu thay cho việc ghi nhớ lí thuyết bằng ghi nhớ dƣới dạng sơ đồ hóa kiến thức. Nhiều nghiên cứu cho rằng:

Việc ghi chép tuần tự theo lối truyền thống với bút và giấy có dòng kẻ đã khiến cho con ngƣời cảm thấy nhàm chán.

Toàn bộ não hoạt động một cách đồng bộ trong các hoạt động tinh thần của con ngƣời và quá trình tƣ duy là sự kết hợp phức tạp giữa ngôn ngữ, hình ảnh, khung cảnh, màu sắc, âm thanh và giai điệu.

Trực giác đóng vai trò quan trọng trong sáng tạo. Cơ sở của trực giác là trí tƣởng tƣợng khoa học.

Chính vì vậy sơ đồ tƣ duy đã đạt đƣợc một số mục đích sau:

- Tìm hiểu những gì ta biết, giúp xác định những khái niệm then chốt, thể hiện mối liên hệ giữa các ý tƣởng và lập nên một mẫu có ý nghĩa từ những gì ta biết và hiểu, do đó giúp ghi nhớ một cách bền vững.

- Trợ giúp lập kế hoạch cho một hoạt động hoặc một dự án thông qua tổ chức và tập hợp các ý tƣởng và thể hiện mối liên hệ giữa chúng.

- Trợ giúp đánh giá kinh nghiệm hoặc kiến thức thông qua quá trình suy nghĩ về những yếu tố chính trong những gì đã biết hoặc đã làm.

Trong sơ đồ tƣ duy, học sinh đƣợc tự do phát triển các ý tƣởng, xây dựng mô hình và thiết kế mô hình vật chất hoặc tinh thần để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Với việc lập sơ đồ tƣ duy, học sinh không chỉ là ngƣời tiếp nhận thông tin mà còn cần phải suy nghĩ về các thông tin đó, giải thích nó và kết nối nó với cách hiểu biết của mình. Nhƣ vậy học sinh học đƣợc một quá trình tổ chức thông tin, tổ chức các ý tƣởng.

Cách tiến hành:

-Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề. - Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng chữ in hoa. Nhánh và chữ viết trên đó đƣợc vẽ và viết cùng một màu. Nhánh chính đó

Một phần của tài liệu áp dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn toán lớp 12 (Trang 38 - 89)