Kết quả của phép thử cho điểm thị hiếu

Một phần của tài liệu thử nghiệm tạo thức uống lên men lactic từ gạo lức (Trang 67 - 69)

Phòng thí nghiệm phân tích cảm quan

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM Phép thử cho điểm

Sản phẩm đồ uống lên men lactic từ gạo lức

Mục đích: So sánh mức độ yêu thích của người thử đối với 3 mẫu thức uống lên men

lactic từ gạo lức có mã số A, B, C được bổ sung các hương liệu cam, dâu và hương sữa.

Mô tả thí nghiệm: Hội đồng cảm quan gồm 30 người có nghề nghiệp là sinh viên, độ

tuổi từ 18 – 22. Mỗi người nhận được 3 mẫu dịch gạo lức lên men với 3 mùi vị khác nhau, mỗi mẫu 15ml. Mẫu thử được lưu giữ trong nhiệt lạnh từ 4 – 60C. Trong thí nghiệm đã sử dụng phương pháp phân tích phương sai để xử lí số liệu.

Kết quả: Kết quả phân tích phương sai đã chỉ ra sự khác biệt về mùi vị giữa các mẫu

A, B, C ở mức ý nghĩa 5%. Mẫu B (hương cam) được yêu thích nhất, kế đến là mẫu A (hương dâu) và cuối cùng là mẫu C (hương sữa tự nhiên). Các mẫu đều nằm trong mức độ hơi thích và thích vừa phải của người thử.

[9]. Bằng phép thử cho điểm chất lượng

Chúng tôi chọn mẫu B (hương cam) xếp vị trí cao nhất trong kết quả phép thử cảm quan thị hiếu để đánh giá chất lượng bằng phép thử cho điểm chất lượng theo TCVN 3215 – 79

Nhận xét: Dựa vào điểm trung bình có trọng lượng và bảng TCVN tạm xây dựng cho “Đồ uống lên men lactic từ gạo lức” (phụ lục), chúng tôi nhận thấy

Về màu sắc: Đạt điểm trung bình là 4,2/5 tương ứng với mô tả “Trạng thái màu sắc tương đối đồng đều, hơi đặc trưng”.

Về cấu trúc: đạt điểm trung bình là 4,1/5, tương ứng với mô tả “Dịch lên men hơi sánh, cấu trúc tương đối đồng đều”

Về vị: Đạt điểm trung bình là 3,8/5, tương ứng với mô tả “Vị chua ngọt ít hài hòa”,.

Bằng cả hai phương pháp đánh giá cảm quan, chúng tôi thu được kết quả: sản phẩm chất lượng loại khá

Một phần của tài liệu thử nghiệm tạo thức uống lên men lactic từ gạo lức (Trang 67 - 69)