Khảo sát sự hiện diện flavonoid

Một phần của tài liệu khảo sát một số hợp chất có hoạt tính sinh học trong nuôi cấy mô sẹo cây kim ngân (lonicera japonica thumb) (Trang 64 - 67)

Sắc ký lớp mỏng rất hữu dụng đối với tất cả các loại flavonoid. Các aglycon của flavonol và flavon dễ dàng tách xa nhau (Nguyễn Kim Phi Phụng, 2007). Vì vậy chỉ cần trong dịch chiết mẫu có một lượng rất nhỏ hợp chất flavonoid thì bằng sắc ký lớp mỏng (TLC) vẫn có thể phát hiện được bằng cách hiện ra các vết màu đặc trưng với thuốc thử đặc trưng.

 Hệ dung môi: CHCl3 : metanol = 89 : 11.

Hệ dung môi này giúp tách các thành phần flavonoid, anthranoid, coumarin, phenolcarbocyclic acid dưới dạng glycosid có trong dịch chiết (Nguyễn Thị Bích, 2006). Bản sắc ký sau khi được giải ly sẽ được nhúng qua thuốc thử đặc trưng là FeCl3 5% /ethanol. Kết quả thu được được trình bày ở bảng 4.7

Bảng 4.7 kết quả của thí nghiệm khảo sát hợp chất flavonoid bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng (TLC)

Dịch chiết Hiện tượng

Hoa sấy khô (M1) Vết màu xanh đen

Cành lá tự nhiên (M2) Vết màu xanh đen Mô sẹo trên môi trường MS có bổ sung 0.1

mg/l 2,4-D + 1mg/l BA (M3) Vết màu xanh đen Mô sẹo trên môi trường MS có bổ sung 0.5

60

Hình 4.7 bản sắc ký sau khi nhúng thuốc thử FeCl3 5%  M1: mẫu hoa sấy khô.

 M2: mẫu cành lá tự nhiên.

 M3: mẫu mô sẹo được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 0.1 mg/l 2,4- D, 1 mg/l BA .

 M4: mẫu mô sẹo được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 0.5 mg/l TDZ, 0.05 mg/l IBA.

 Hệ dung môi: etyl acetate : methanol : nước = 100 : 17 : 13

Hệ dung môi trên giúp tách phần lớn các acid phenolic, coumarin và flavonoid dưới dạng aglycon (Nguyễn Thị Bích, 2006). Bản sắc ký sau khi được giải ly đã được nhúng qua thuốc thử là FeCl3 5% / ethanol. Kết quả thu nhận được trình bày ở bảng 4.8.

61

Bảng 4.8: kết quả của thí nghiệm khảo sát hợp chất flavonoid bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng (TLC)

Dịch chiết Hiện tượng

Hoa sấy khô (M1) Vết màu xanh đen

Cành lá tự nhiên (M2) Vết màu xanh đen Mô sẹo trên môi trường MS có bổ sung 0.1

mg/l 2,4-D + 1mg/l BA (M3) Vết màu xanh đen Mô sẹo trên môi trường MS có bổ sung 0.5

mg/l TDZ + 0.05 mg/l IBA (M4) Không có vết

Hình 4.8 bản sắc ký sau khi nhúng thuốc thử FeCl3 5%  M1: mẫu hoa sấy khô.

 M2: mẫu cành lá sấy khô.

 M3: mẫu mô sẹo được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 0.1 mg/l 2,4- D, 1 mg/l BA.

 M4: mẫu mô sẹo được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 0.5 mg/l TDZ, 0.05 mg/l IBA.

62

Nhận xét: 2 hệ dung mô khảo sát đều rất phù hợp vì hệ đều cho các vết chính hiện diện trong khoảng 1/3 đến 2/3 chiều dài triển khái bản mỏng (Nguyễn Kim Phi Phụng, 2007).

Nguyễn Kim Phi Phụng (2007) đã ghi nhận các hợp chất thuộc nhóm flavonoid có màu xanh đen đối với thuốc thử đặc trưng là FeCl3 5% . Do vậy từ bảng kết quả 4.7, bảng 4.8 có thể kết luận:

+ Dịch chiết hoa, cành lá tự nhiên, dịch chiết mô sẹo trong môi trường MS bổ sung 0.1 mg/l 2,4-D, 1 mg/l BA có thể có sự hiện diện của nhóm hợp chất flavonoid.

+ Còn dịch chiết mô sẹo trong môi trường MS có bổ sung 0.5 mg/l TDZ, 0.05 mg/l IBA có thể không có sự hiện diện của nhóm hợp chất flavonoid

Một phần của tài liệu khảo sát một số hợp chất có hoạt tính sinh học trong nuôi cấy mô sẹo cây kim ngân (lonicera japonica thumb) (Trang 64 - 67)