Khảo sát sự hiện diện của flavonoid

Một phần của tài liệu khảo sát một số hợp chất có hoạt tính sinh học trong nuôi cấy mô sẹo cây kim ngân (lonicera japonica thumb) (Trang 56 - 62)

Để khảo sát sự hiện diện của hợp chất flavonid, nhỏ 1ml dung dịch H2SO4

đậm đặc vào từng dịch chiết. Kết quả thu nhận được trình bày trong bảng 4.1 Bảng 4.1 kết quả thử nghiệm với dung dịch H2SO4 đậm đặc

Dịch chiết Hiện tượng

Hoa sấy khô (M1) Đậm màu

Cành lá tự nhiên (M2) Đậm màu

Mô sẹo trên môi trường MS có bổ sung 0.1

mg/l 2,4-D + 1mg/l BA (M3) Đậm màu

Mô sẹo trên môi trường MS có bổ sung 0.5

52

Hình 4.3 kết quả phản ứng H2SO4 đậm đặc  M1: mẫu hoa sấy khô.

 M2: mẫu cành lá sấy khô.

 M3: mẫu mô sẹo được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 0.1 mg/l 2,4- D, 1 mg/l BA.

 M4: mẫu mô sẹo được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 0.5 mg/l TDZ, 0.05 mg/l IBA.

4.2.1.2. Tác dụng với FeCl3 5% trong ethanol

Để khảo sát sự hiện diện của hợp chất flavonid, nhỏ 1ml dung dịch FeCl3 5% vào từng dịch chiết. Kết quả thu nhận được trình bày trong bảng 4.2

Bảng 4.2: kết quả thử nghiệm với FeCl3 5%

Dịch chiết Hiện tượng

Hoa sấy khô (M1) Xuất hiện vòng xanh đen Lá cành tự nhiên (M2) Xuất hiện vòng xanh đen Mô sẹo trên môi trường MS có bổ sung 0.1

mg/l 2,4-D + 1mg/l BA (M3) Xuất hiện vòng xanh đen Mô sẹo trên môi trường MS có bổ sung 0.5

mg/l TDZ + 0.05 mg/l IBA (M4) Không đổi màu

53

Hình 4.4 kết quả thử nghiệm với FeCl3 5%  M1: mẫu hoa sấy khô.

 M2: mẫu cành lá tự nhiên sấy khô.

 M3: mẫu mô sẹo được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 0.1 mg/l 2,4- D, 1 mg/l BA.

 M4: mẫu mô sẹo được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 0.5 mg/l TDZ, 0.05 mg/l IBA.

 ĐC: là dịch chiết các mẫu ban đầu M1 ĐC ĐC ĐC M2 M2 M4 ĐC

54

4.2.1.3. Phản ứng Cyanidin của Wilstatter

Phản ứng dựa trên sự khử bằng bột Mg trong HCl/ethanol trên các dẫn xuất flavonoid. Kết quả thu nhận được trình bày trong bảng 4.3

Bảng 4.3 kết quả thử nghiệm phản ứng Cyanidin (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dịch chiết Hiện tượng

Hoa sấy khô (M1) Xuất hiện màu đỏ đậm Lá cành tự nhiên (M2) Xuất hiện màu đỏ Mô sẹo trên môi trường MS có bổ sung 0.1

mg/l 2,4-D + 1mg/l BA (M3) Không đổi màu Mô sẹo trên môi trường MS có bổ sung 0.5

mg/l TDZ + 0.05 mg/l IBA (M4) Không đổi màu

ĐC ĐC

ĐC

55

Hình 4.5 kết quả thí nghiệm Cyanidin  M1: mẫu hoa sấy khô.

 M2: mẫu cành lá tự nhiên sấy khô.

 M3: mẫu mô sẹo được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 0.1 mg/l 2,4- D, 1 mg/l BA sấy khô.

 M4: mẫu mô sẹo được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 0.5 mg/l TDZ, 0.05 mg/l IBA.

 ĐC: là dịch chiết mẫu ban đầu. 4.2.1.4. Kết luận sơ bộ

Bảng 4.4 tóm tắt kết quả khảo sát sự hiện diện của hợp chất flavonoid bằng phương pháp trắc nghiệm hóa sinh

H2SO4 đậm đặc FeCl3 5% Phản ứng Cyanidin

Mẫu hoa sấy khô Đậm màu Xanh đen Đỏ

Mẫu cành lá tự nhiên

Đậm màu Xanh đen Đỏ

Mẫu mô sẹo trên môi trường MS có bổ sung 0.1 mg/l

Đậm màu Xanh đen Không đổi màu

M3 M4

56 2,4-D + 1mg/l BA

Mô sẹo trên môi trường MS có bổ sung 0.5 mg/l TDZ + 0.05 mg/l IBA

Đậm màu Không đổi màu Không đổi màu

Theo Nguyễn Kim Phi Phụng (2007) đã ghi nhận rằng, nếu dịch chiết có chứa hợp chất flavonoid thì:

+ Dịch chiết đậm màu lên khi tác dụng với dung dịch H2SO4 đậm đặc, + Dịch chiết xuất hiện màu xanh đen khi tác dụng với FeCl3 5% . + Dịch chiết xuất hiện màu đỏ trong phản ứng Cyanidin

Từ kết quả của các thí nghiệm (bảng 4.4) cho thấy, trong dịch chiết của hoa sấy khô, cành lá tự nhiên đều cho kết quả dương tính với các phản ứng dung dịch FeCl3 5%, dung dịch H2SO4 đậm đặc và phản ứng Cyanidin . Điều này chứng tỏ, trong dịch chiết của hoa sấy khô có thể có sự hiện diện của hợp chất flavonoid. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đỗ Tất Lợi (2004),trong hoa, cành lá cây Kim ngân có chứa lonicerin là hợp chất thuộc nhóm flavonoid. Phạm Thanh Kỳ và cộng sự (2002) cũng đã ghi nhận hoa, cành lá tự nhiên của cây Kim ngân chứa flavonoid, chất chính là luteolin-7-rutinosid. Bằng phương pháp HPLC Wie-Jong Kwak cùng cộng sự (2005) đã xác định được hàm lượng loganin từ 13.9%-41.4% thuộc nhóm flavonoid trong cành lá của cây Kim Ngân.

Dưới sự kích thích của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật khác nhau, mô sẹo hình thành cũng khác nhau về hình thái và màu sắc. Trên môi trường có bổ sung 0.1 mg/l 2,4-D + 1mg/l BA mô sẹo hình thành có màu nâu, xốp, thành khối. Còn trên môi trường có bổ sung 0.5 mg/l TDZ + 0.05 mg/l IBA mô sẹo hình thành có màu xanh lục, tạo thành khối, cứng.

Qua ba phản ứng đặc trưng để khảo sát sự có mặt của nhóm hợp chất flavonoid thì có thể tạm thời kết luận rằng trong dịch chiết mô sẹo trên môi trường MS có bổ sung 0.1 mg/l 2,4-D + 1mg/l BA có thể có sự hiện diện của nhóm flavonoid.

57

Dịch chiết mô sẹo trên môi trường MS có bổ sung 0.5 mg/l TDZ + 0.05 mg/l IBA cho kết quả âm tính với phản ứng FeCl3 5% và phản ứng Cyanidin nhưng lại dương tính với phản ứng H2SO4 đậm đặc. Tuy nhiên không thể kết luận mô sẹo này có chứa nhóm flavonoid vì H2SO4 đậm đặc là acid mạnh nên có thể có tính phân hủy mạnh đối với một số hợp chất khác ngoài nhóm flavonoid dẫn tới dương tính giả. Từ đó kết luận rằng, dịch chiết mô sẹo trên môi trường MS có bổ sung 0.5 mg/l TDZ + 0.05 mg/l IBA có thể không có sự hiện diện của nhóm hợp chất flavonoid. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu khảo sát một số hợp chất có hoạt tính sinh học trong nuôi cấy mô sẹo cây kim ngân (lonicera japonica thumb) (Trang 56 - 62)