Cơ sở khoa học của các nguyên tắc chỉ đạo việc rèn luyện kỹ năng hệ

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá kiến thức cho học sinh trong dạy học phần Sinh thái học, Sinh học 12, Trung học phổ thông (Trang 27 - 30)

thống hóa kiến thức trong dạy học phần Sinh thái học (Sinh học 12)

* Cơ sở Tâm lý học: Từ cấu trúc sinh học của bộ não, dựa trên đặc điểm tâm lý học, G. Jasper, N. N. Traugott, I. T. Lubart đã đƣa ra lý thuyết đầu tƣ về sự sáng tạo, trong đó nhấn mạnh: có thể xây dựng, phân tích cấu thành đƣợc hoạt động sáng tạo của chủ thể học sinh trong tiếp cận và giải quyết vấn đề thông qua các biện pháp cụ thể, phù hợp với môi trƣờng trí tuệ, nhà trƣờng - lớp học [4]. Tâm lý học lứa tuổi đã khẳng định thông qua các hoạt động giáo dục sẽ hình thành và phát triển những năng lực then chốt ở học sinh: năng lực thích ứng, năng lực hành động, năng lực cùng sống, cùng làm việc với cộng đồng và năng lực tự học, tự hoàn thiện nhân cách lao động sáng tạo của học sinh trong nền kinh tế tri thức.

* Cơ sở triết học: Triết học duy vật biện chứng đã đề cao vai trò lí thuyết hoạt động qua cách tiếp cận lí luận dạy học hiện đại [24]. Theo đó, kĩ năng hệ thống hoá của học sinh chỉ phát triển dƣới tác động liên hoàn của các biện pháp cụ thể, thực sự đƣa học sinh vào vị trí “hoạt động hóa” ngƣời học. Đây là quy luật tất yếu của quá trình lĩnh hội kiến thức: từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng, rồi từ tƣ duy trừu tƣơng lại quay lại phản ánh thực tiễn ở mức khái quát cao hơn.

2.1.2. Các nguyên tắc chỉ đạo việc rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức trong quá trình dạy học phần Sinh thái học (Sinh học 12)

2.1.2.1. Nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu - nội dung - phương pháp dạy học

Ba thành tố cơ bản của quá trình dạy học là mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp dạy học có tác động qua lại, hữu cơ với nhau.

Giải quyết tốt mối quan hệ này, chất lƣợng dạy học sẽ đạt kết quả cao. Vì vậy, trong quá trình rèn luyện kỹ năng hệ thống hoá kiến thức cần phải đảm bảo sự thống nhất giữa 3 yếu tố: mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp dạy học.

2.1.2.2. Nguyên tắc thống nhất giữa toàn thể và bộ phận

Giải quyết mối quan hệ giữa toàn thể và bộ phận thực chất là quán triệt tiếp cận cấu trúc hệ thống trong quá trình rèn luyện kỹ năng hệ thống hoá kiến thức cho học sinh.

2.1.2.3. Nguyên tắc thống nhất giữa cụ thể và trừu tượng

Nhận thức chỉ có thể bắt đầu bằng cái cụ thể có thể tri giác bằng giác quan. Con đƣờng nhận thức thế giới khách quan của nhân loại là “từ trực quan sinh động đến tƣ duy trừu tƣợng, từ tƣ duy trừu tƣợng đến thực tiễn”.

Hệ thống hóa kiến thức là một trong những loại mô hình có thể mô hình hóa các đối tƣợng cụ thể và cụ thể hóa các đối tƣợng thành mô hình cụ thể trong tƣ duy. Trong giai đoạn trừu tƣợng hóa, hệ thống hoá kiến thức có ý nghĩa là phƣơng tiện để mô hình hóa các mối quan hệ bản chất của đối tƣợng, làm cho những vấn đề trừu tƣợng đƣợc cụ thể trong tƣ duy.

2.1.2.4. Nguyên tắc thống nhất giữa dạy và học

Thống nhất giữa dạy và học trong hệ thống hoá kiến thức, giáo viên phải thể hiện vai trò tổ chức, chỉ đạo để phát huy tích cực, tính tự lực của học sinh.

Thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa dạy và học, giáo viên không chỉ sử dụng sơ đồ bảng biểu nhƣ một biểu đồ cho kiến thức cần minh họa, mà phải biết tổ chức cho học sinh tìm tòi khám phá kiến thức phù hợp với nội dung học tập.

2.1.2.5. Đảm bảo tính chính xác chặt chẽ, phù hợp

Trong quá trình dạy học rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, khi hƣớng dẫn học sinh lập các sơ đồ hay các bảng hệ thống hoá phải luôn đảm bảo tính chính xác về kiến thức của nội dung bài học, tránh việc xây dựng những sơ đồ, bảng hệ thống quá rƣờm rà, phức tạp. Việc sử dụng các sơ đồ, bảng hệ thống hoá phải phù hợp cả về trình độ nhận thức của học

2.1.2.6. Đảm bảo nâng dần mức độ từ dễ đến khó

Trong quá trình rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá cho học sinh, tuỳ vào

trình độ và năng lực cụ thể của học sinh, giáo viên nâng dần yêu cầu các mức độ hệ thống hoá từ dễ đến khó, không nóng vội sẽ dễ làm cho học sinh chán nản khi không thực hiện đƣợc các yêu cầu mà giáo viên đặt ra.

Theo chúng tôi, mức độ hệ thống hoá đƣợc sắp xếp từ dễ đến khó nhƣ sau:

+ Tham khảo tài liệu theo hƣớng dẫn của giáo viên. + Điền bảng cho trƣớc.

+ Nghiên cứu bảng, sơ đồ để rút ra nhận xét.

+ Tự hệ thống hoá và xác định hình thức diễn đạt.

Tóm lại, những nguyên tắc cơ bản nêu trên định hƣớng cho việc rèn luyện kỹ năng trong quá trình dạy học.

2.2. Xây dựng quy trình rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh

Quy trình rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh gồm 4 bước cơ bản (Hình 2.1).

Hình 2.1: Sơ đồ quy trình rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh.

Bước 1: Xác định nhiệm vụ học tập.

Trƣớc tiên, giáo viên phải chỉ ra cho học sinh đƣợc những nhiệm vụ học tập mà học sinh phải đạt đƣợc trong quá trình học tập. Để học sinh thực

Xác định nhiệm vụ học tập Phân tích xác định nội dung kiến thức cần hệ thống Xác định mối liên hệ giữa các kiến thức Hoàn thiện sơ đồ, bảng hệ thống hoá kiến thức

hiện đƣợc tốt nhiệm vụ này, thì giáo viên cần phải hình thành cho học sinh động cơ học tập, nhu cầu muốn giải quyết các nhiệm vụ học tập đặt ra.

Bước 2: Phân tích xác định nội dung kiến thức cần hệ thống hoá.

Để thực hiện bƣớc này, giáo viên cần định hƣớng cho học sinh những kiến thức trọng tâm dựa trên những nhiệm vụ học tập đã nêu ở bƣớc 1. Giáo viên có thể gợi ý bằng các yêu cầu nhƣ đọc sách giáo khoa, tài liệu, quan sát tranh vẽ, nghiên cứu sơ đồ, lập bảng, điền tiếp vào bảng, rút ra nhận xét, …

Bước 3: Xác định mối liên hệ giữa các kiến thức.

Xác định các cạnh, chiều của các cạnh đối với hệ thống hóa bằng sơ đồ. Xác định đƣợc các nhánh đối với hệ thống hoá bằng sơ đồ tƣ duy. Xác định cấu trúc của bảng hệ thống hoá kiến thức với các cột các hàng tên theo tiêu chí các cột các hàng. Tùy theo chủ đề bảng, sơ đồ hệ thống hoá và nội dung đã xác định ở bƣớc 2, mà xác định mối quan hệ và tính chất của mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức để bƣớc đầu định hình sơ đồ bảng hệ thống hoá kiến thức.

Bước 4: Hoàn thiện sơ đồ, bảng hệ thống hoá kiến thức.

Sau khi xác định đƣợc mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức, thì học sinh phải trình bày đƣợc mối quan hệ giữa các nội dung đó thông qua việc hoàn thiện sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh theo một logic xác định.

Học sinh thực hiện đƣợc 4 bƣớc này dƣới sự định hƣớng, giúp đỡ của giáo viên, tức là giáo viên đã hình thành cho học sinh năng lực hệ thống hoá kiến thức trong quá trình học tập.

2.3. Biện pháp rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh trong quá trình dạy học phần Sinh thái học (Sinh học 12)

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá kiến thức cho học sinh trong dạy học phần Sinh thái học, Sinh học 12, Trung học phổ thông (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)