Biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích sách giáo khoa, tài liệu

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá kiến thức cho học sinh trong dạy học phần Sinh thái học, Sinh học 12, Trung học phổ thông (Trang 30 - 125)

tham khảo

* Ý nghĩa: Rèn luyện kĩ năng sử dụng sách giáo khoa, tài liệu tham khảo cho học sinh là một biện pháp hết sức quan trọng, nếu không nói là quan

năng làm việc với sách giáo khoa đòi hỏi các em phải biết khai thác tất cả các nguồn cung cấp kiến thức từ kênh chữ đến kênh hình, để tự học, tự rèn luyện nâng cao trình độ kiến thức, rèn luyện các kĩ năng, trau dồi thế giới quan khoa học và nâng cao phẩm chất đạo đức.

Ngoài ra, làm việc với sách giáo khoa còn có tác dụng làm cho công việc giảng dạy của giáo viên có hiệu quả hơn. Bởi vì, khi học sinh biết cách làm việc với sách giáo khoa thì khi lên lớp, giáo viên chỉ cần đi sâu phân tích một số điểm mấu chốt, còn lại để các em làm việc với sách giáo khoa ngay trên lớp hoặc ở nhà với sự chỉ dẫn của giáo viên.

Kĩ năng làm việc với sách giáo khoa, bao gồm các kĩ năng làm việc với cả kênh chữ và kênh hình (tranh ảnh, hình vẽ sách giáo khoa hoặc phóng to), bảng biểu…

* Cách tiến hành:

Đọc sách là một trong những kĩ năng cơ bản nhất của ngƣời học. Để chọn lọc thông tin và ghi nhớ các thông tin quan trọng trong thời gian ngắn nhất, thì phải nâng cao khả năng tập trung. Muốn vậy, ngƣời đọc nên ghi ra mục tiêu cần đạt nhằm tập hợp lại những suy nghĩ của mình và có tƣ thế ngồi thoải mái (trong quá trình đọc, ngƣời đọc phải chú ý đến cách bố trí và cƣờng độ ánh sáng, tài liệu đọc, thoải mái về thể chất.

- Bƣớc đầu tiên là hƣớng dẫn cho học sinh tìm hiểu cấu trúc nội dung

của sách giáo khoa, tài liệu bằng một hệ thống câu hỏi đƣợc chuẩn bị trƣớc. Chẳng hạn:

+ Sách giáo khoa, tài liệu gồm bao nhiêu chƣơng (phần)? + Những chƣơng (phần) đó có tên là gì?

+ Sách giáo khoa, tài liệu có những phần phụ lục nào? + Các phần phụ lục có công dụng gì?

- Sau mỗi tiết dạy, giáo viên hƣớng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu nội dung bài mới nhƣ sau:

+ Bài gồm những mục nào? + Mục tiêu của bài là gì?

+ Nội dung chính của bài là gì?

+ Trong bài phần hình gồm những gì?

- Trong tiết dạy để xây dựng bài, hình thành kiến thức, giáo viên có thể hƣớng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa, các mẫu tƣ liệu bằng phiếu học tập, giáo viên có thể ra hệ thống câu hỏi nhƣ: tại sao? cái gì? ở đâu? ai? bằng cách nào? cái nào? khi nào? giáo viên có thể ra hệ thống bài tập hoặc bảng hệ thống để học sinh thực hiện.

* Ví dụ 1: Khi dạy mục IV: “Nơi ở và ổ sinh thái”, bài 47 “Môi trường

và các nhân tố sinh thái”, giáo viên có thể tiến hành nhƣ sau:

Bƣớc 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục IV sách giáo khoa: nêu khái niệm ổ sinh thái, vai trò của ổ sinh thái đối với đời sống của các loài.

Bƣớc 2: Giáo viên sử dụng câu hỏi định hƣớng - Nêu định nghĩa nơi ở và ổ sinh thái?

- Phân biệt ở sinh thái riêng và ổ sinh thái chung? - Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh của các loài ? - Ý nghĩa của sự phân hóa ổ sinh thái?

Ví dụ 2: Khi dạy bài 52: “Các đặc trưng cơ bản của quần thể”. Bƣớc 1:

Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình, nghiên cứu sách giáo khoa mục I, trang 214, hoạt động nhóm để hoàn thành nội dung phiếu học tập:

Kiểu phân bố Đặc điểm Ý nghĩa sinh thái

Ví dụ

Theo nhóm Đồng đều Ngẫu nhiên

+ Quan sát hình minh họa từng kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể, kết hợp với thông tin trong sách giáo khoa, từ đó rút ra đặc điểm của kiểu phân bố.

+ Từ đặc điểm của từng kiểu phân bố rút ra ý nghĩa sinh thái?

2.3.2. Biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng các thao tác tư duy (phân tích - tổng hợp, đối chiếu - so sánh)

Kĩ năng phân tích - tổng hợp:

* Ý nghĩa: Phân tích và tổng hợp là hai mặt của một quá trình tƣ duy thống nhất, có sự liên hệ mật thiết với nhau. Nhờ có phân tích từng thành phần, từng mặt của sự vật, hiện tƣợng mà ta hiểu rõ ràng, đầy đủ về sự vật, hiện tƣợng đó. Tổng hợp sơ bộ ban đầu cho ngƣời học ấn tƣợng chung về đối tƣợng, nhờ đó mà xác định đƣợc phƣơng hƣớng phân tích đối tƣợng. Từ sự phân tích đối tƣợng sẽ giúp ngƣời học có một nhận thức đầy đủ hơn về đối tƣợng. Quá trình phân tích càng sâu thì sự tổng hợp cuối cùng càng cao, càng đầy đủ. Sự tổng hợp hoàn chỉnh sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng của sự phân tích tiếp theo. Cứ nhƣ vậy, nhận thức ngày càng tiến sâu vào bản chất của sự vật, hiện tƣợng.

* Cách tiến hành: Trong dạy học để rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích - tổng hợp, giáo viên cần thông báo cho học sinh quy trình thực hiện các bƣớc nhất quán và ra các bài tập để học sinh thực hiện.

Các hình thức diễn đạt phân tích - tổng hợp có thể sử dụng là: Liệt kê bằng lời hoặc bằng chữ viết, dùng sơ đồ bằng mũi tên để chỉ mối quan hệ, dùng bảng để phân tích (thƣờng bảng có hàng ngang và cột dọc, một phía dùng để chỉ các chỉ tiêu phân tích, một phía dùng để chỉ các bộ phận phân tích, mối quan hệ giữa cột dọc và hàng ngang là thể hiện sự tổng hợp của các yếu tố phân tích)…

Ví dụ 1: Khi dạy mục II. 1 “Quan hệ hỗ trợ”, bài 51: “Khái niệm về

quần thể và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể”.

Bƣớc 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa mục II (trang 211) tìm hiểu về quan hệ hỗ trợ giữa các cá thẻ trong quần thể.

Bƣớc 2: Giáo viên đƣa ra hệ thống câu hỏi gợi ý: + Thế nào là quan hệ hỗ trợ?

+ Phân tích ý nghĩa của quan hệ hỗ trợ? + Nêu thêm ví dụ về quan hệ hỗ trợ?

Thông qua việc làm việc phân tích nội dung kiến thức trong sách giáo khoa, học sinh sẽ nêu đƣợc định nghĩa, vai trò, ví dụ về mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể.

Ví dụ 2: Dạy mục I “Diễn thế sinh thái”, bài 59: “Diễn thế sinh thái”. Giáo viên: Yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa (H41.2, sách giáo khoa cơ bản).

Vẽ sơ đồ biểu diễn quá trình diễn thế sinh thái ở đầm nƣớc nông? Học sinh phân tích tranh hình, nội dung sách giáo khoa, vẽ đƣợc quá trình diễn thế sinh thái ở đầm nƣớc nông, từ đó tổng hợp kiến thức để hình thành nên khái niệm diễn thế sinh thái (hình 2.2).

Hình 2.2: Sơ đồ quá trình diễn thế sinh thái ở đầm nước nông

Kĩ năng so sánh - đối chiếu

* Ý nghĩa: Biện pháp so sánh là thao tác cơ bản trong dạy học Sinh học, vì nó gắn liền chặt chẽ với phân tích tổng hợp để từ đó khái quát hóa, trừu tƣợng hóa đối tƣợng, thiết lập mối quan hệ nhân quả.

Một đầm nƣớc mới hình thành Hình thành rừng cây (cây gỗ, cây bụi). - Đầm nƣớc nông biến đổi thành vùng đất trũng. - Cỏ và cây bụi đến sống trong đầm Các vùng đất quanh đầm bị xói mòn, theo thời gian đáy

đầm nông dần, thành phần loài sinh vật thay đổi Trong đầm có nhiều loài thủy sinh ở các tầng khác nhau

Trong nhận thức, cùng với sự hiểu biết sự vật, hiện tƣợng là cái gì và nhƣ thế nào? Còn phải hiểu đƣợc sự vật, hiện tƣợng này không giống sự vật, hiện tƣợng khác ở chỗ nào? Muốn vậy cần phải thực hiện các thao tác so sánh, đối chiếu. Qua sự so sánh, đối chiếu, học sinh phân biệt đƣợc các sự vật, hiện tƣợng đó, sắp xếp chúng vào hệ thống nhất định và củng cố các khái niệm.

* Cách tiến hành: Tuỳ theo mục đích, nội dung của bài học mà phƣơng pháp so sánh có thể nặng về tìm sự giống nhau hay sự khác nhau (so sánh điểm khác nhau chủ yếu dùng trong phân tích, so sánh điểm giống nhau thƣờng dùng trong tổng hợp).

Theo Đinh Quang Báo và Nguyễn Đức Thành thì khi so sánh tìm sự giống nhau hay khác nhau của các đối tƣợng ta có thể dạy theo trình tự sau:

Bƣớc 1: Nêu định nghĩa các đối tƣợng cần so sánh.

Bƣớc 2: Phân tích đối tƣợng, tìm ra dấu hiệu bản chất của mỗi đối tƣợng. Bƣớc 3: Xác định những điểm khác nhau của từng dấu hiệu tƣơng ứng. Bƣớc 4: Xác định những điểm giống nhau của từng dấu hiệu tƣơng ứng. Bƣớc 5: Khái quát các dấu hiệu quan trọng giống và khác nhau của hai đối tƣợng so sánh.

Bƣớc 6: Nếu có thể, thì nêu rõ nguyên nhân của sự giống và khác nhau đó.

* Ví dụ 1: So sánh các dạng biến động số lƣợng cá thể của quần thể Bƣớc 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa mục II trang 224 - 225, bài 54 trong so sánh các dạng biến động số lƣợng cá thể của quần thể.

Bƣớc 2: Giáo viên yêu cầu học sinh tiếp tục đọc sách giáo khoa, thảo luận nhóm, hoàn thành bảng 2.1.

Bảng 2.1: So sánh các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể.

Kiểu biến động số lƣợng cá thể của quần thể

Nguyên nhân gây biến động

Biến động không theo chu kì Biến động

theo chu kì

Chu kì ngày đêm

Chu kì tuần trăng và hoạt động của thủy triều Chu kì mùa

Chu kì nhiều năm

Ví dụ 2: Sau khi học xong bài: “Quần xã’’, giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập so sánh quần thể và quần xã theo bảng mẫu 2.2.

Bảng 2.2: So sánh quần thể và quần xã.

Dấu hiệu Quần thể Quần xã

Định nghĩa Đơn vị cấu trúc Mối quan hệ giữa các đơn vị cấu trúc

Độ đa dạng về loài Cấu trúc

Chức năng dinh dƣỡng Cơ chế đảm bảo cân bằng sinh học

2.3.3. Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích tranh ảnh, hình vẽ

* Ý nghĩa: Tranh ảnh, hình vẽ và video là một trong các phƣơng tiện trực quan quan trọng giúp kích thích tƣ duy, tạo hứng thú học tập cho học sinh, hình thành những biểu tƣợng và khái niệm cụ thể, làm cơ sở lĩnh hội sâu sắc các kiến thức sinh học. Video clip có thể đƣợc sử dụng để nâng cao nhận thức của mối quan hệ giữa các hình thức (tranh ảnh, sự chuyển động, âm thanh, thuyết minh). Video clip tạo điều kiện cho ngƣời học quan sát những hình ảnh thực, xem chuỗi chuyển động và những cảnh mà khó quan sát đƣợc

vẽ, trong sách giáo khoa hoặc phóng to, video đƣợc lựa chọn để phục vụ sát nội dung của mỗi bài.

* Cách tiến hành:

- Cho học sinh đọc tiêu đề của bức tranh và quan sát một cách bao quát bức tranh, xác định các đối tƣợng đƣợc thể hiện trong tranh.

- Hƣớng dẫn học sinh quan sát chi tiết nội dung bức tranh bằng những câu hỏi gợi ý, tập trung vào những đối tƣợng đặc trƣng nhất của bức tranh.

- Đối chiếu với bài đọc chính trong sách giáo khoa để bổ sung thêm những chi tiết của đối tƣợng trong trƣờng hợp bức tranh chƣa nêu rõ.

- Cuối cùng, hƣớng dẫn học sinh tổng kết, tóm tắt nội dung tranh và khắc sâu kiến thức.

Ví dụ 1: Khi dạy mục III.2 “Giới hạn sinh thái”, bài 47: “Môi trường

và các nhân tố sinh thái”, sách giáo khoa sinh học 12 nâng cao, giáo viên có

thể hƣớng dẫn học sinh tiến hành nhƣ sau:

Bƣớc 1: Xác định nhiệm vụ: giáo viên cho học sinh quan sát H.47.1 - sách giáo khoa.

Bƣớc 2: Xác định nội dung kiến thức trọng tâm.

Để giúp học sinh thu nhận đầy đủ thông tin qua quan sát các tranh, giáo viên sử dụng các câu hỏi vấn đáp gợi mở nhƣ sau:

- Hãy đọc kĩ phần ghi chú của các bức tranh nói trên?

- Chú ý về sự tƣơng quan giữa số cây sống, cây chết ở giới hạn trên, giới hạn dƣới, khoảng thuận lợi?

- So sánh mật độ cây sống ở khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu? - Giải thích sự khác nhau về sức sống của sinh vật ở các khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu theo nhân tố nhiệt độ?

- Giới hạn sinh thái là gì?

- Khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu của các nhân tố sinh thái là gì? Ví dụ 2 : Khi dạy mục II.2 “Quan hệ cạnh tranh giữa các loài và sự

Để chỉ ra đƣợc mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã, và cạnh tranh với sự phân li ổ sinh thái.

Giáo viên: Yêu cầu học sinh nghiên cứu H 56.4 sách giáo khoa trang 234 phân tích sự cạnh tranh giữa 2 loài trùng P. Caudatum và P. Aurelia?

+ Nêu nguyên nhân hình thành ổ sinh thái khác nhau trong quần xã? + Tại sao nói, cạnh tranh là một trong những động lực chủ yếu của quá trình tiến hoá?

2.3.4. Biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích các bảng biểu cho sẵn

* Ý nghĩa: Bảng biểu là một phƣơng tiện dạy học gồm các cột và các

hàng đƣợc bố trí trên một mặt phẳng thể hiện mối liên hệ kiến thức.

Trên một bảng biểu thể hiện mối quan hệ giữa các cột và các hàng (các cột thƣờng thể hiện các đặc điểm, các hiện tƣợng. Các hàng thƣờng thể hiện các tiêu chí, các mục cần so sánh).

Bảng biểu là một công cụ đắc lực phục vụ việc hệ thống hóa kiến thức: trên một bảng biểu, học sinh có thể thể hiện tổng hợp kiến thức của nhiều phần, nhiều bài có liên hệ với nhau.

Bảng biểu giúp học sinh suy nghĩ, hình dung và sắp xếp kiến thức của mình. Qua việc phân tích các số liệu, sự kiện trong bảng sẽ giúp học sinh phát huy các kĩ năng thao tác tƣ duy phân tích - tổng hợp, so sánh - đối chiếu, kĩ năng khái quát hóa, hệ thống hóa. Việc phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu các số liệu, sự kiện ghi trong bảng không chỉ giúp học sinh rút ra đƣợc những nhận xét đúng, mà còn có tác dụng giúp các em nhớ lâu, hiểu cặn kẽ vấn đề, có khả năng tƣ duy sáng tạo trong việc so sánh các đối tƣợng tƣơng tự.

* Cách tiến hành: Để rèn luyện kĩ năng làm việc với bảng, giáo viên cần hƣớng dẫn học sinh thực hiện theo quy tắc chung nhƣ sau:

- Đọc kĩ nhan đề của bảng, xem nội dung đề cập đến vấn đề gì và nhằm mục đích gì?

- Đọc kĩ tiêu đề các cột dọc, hàng ngang, tìm hiểu kĩ những thuật ngữ chƣa hiểu rõ.

- Đọc kĩ số liệu hoặc sự kiện lần lƣợt theo cột dọc rồi đến hàng ngang hoặc ngƣợc lại.

- Phân tích, đối chiếu so sánh các số liệu, sự kiện và rút ra những nhận xét, kết luận phù hợp.

+ Để lập bảng, giáo viên yêu cầu học sinh tiến hành theo các bƣớc sau: - Tìm hiểu loại bảng và chủ đề của bảng định thể hiện (bảng liệt kê một số chỉ tiêu của hai hay nhiều đối tƣợng, bảng so sánh giữa các đối tƣợng, bảng tổng kết…).

- Xác định các đối tƣợng, các chỉ tiêu cần liệt kê hay so sánh.

- Căn cứ vào chủ đề và số đối tƣợng, số chỉ tiêu so sánh để xác định số hàng, số cột phù hợp.

- Căn cứ vào các bƣớc trên để xác định cách trình bày bảng (kích thƣớc của bảng, kích thƣớc các hàng, các cột, bố trí theo chiều ngang hay dọc…).

- Thiết kế bảng với các số liệu xác định. Ví dụ 1: Nghiên cứu bảng số liệu

Khi dạy bài 48: “Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá kiến thức cho học sinh trong dạy học phần Sinh thái học, Sinh học 12, Trung học phổ thông (Trang 30 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)