Sử dụng các biện pháp rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa kiến thức

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá kiến thức cho học sinh trong dạy học phần Sinh thái học, Sinh học 12, Trung học phổ thông (Trang 49 - 125)

trong nghiên cứu tài liệu mới

Dạy học Sinh thái học bằng sử dụng các sơ đồ, bảng hệ thống hoá…để tổ chức hoạt động cùng với sách giáo khoa, tài liệu tham khảo nhằm mục đích trang bị cho học sinh phƣơng pháp thầy tổ chức hƣớng dẫn - trò tự hành động chiếm lĩnh kiến thức, làm cho học sinh hiểu sâu sắc kiến thức cần lĩnh hội. Từ đó nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa kiến thức cần dạy và cần biết cho mỗi học sinh và thời lƣợng của một giờ lên lớp.

Tùy theo mục tiêu, nội dung, yêu cầu của quá trình dạy học mà các biện pháp hệ thống hoá kiến thức có thể đƣợc sử dụng ở các mức độ khác nhau, có 3 cách để sử dụng các biện pháp hệ thống hoá kiến thức:

- Mức độ thấp: tự hệ thống hoá kiến thức dƣới dạng các sơ đồ, bảng biểu, sau đó giáo viên giới thiệu cho học sinh bằng phƣơng pháp giải thích, thuyết trình hoặc cho học sinh đọc sơ đồ bảng biểu, khái quát

hóa kiến thức. Tuy nhiên, nhƣợc điểm của biện pháp này là hiệu quả không cao vì học sinh nắm kiến thức một cách máy móc không phát huy đƣợc tính sáng tạo và tƣ duy độc lập của học sinh.

Ví dụ 1: Khi dạy mục I.1: “Khái niệm quần thể”, bài 51:“Khái niệm về

quần thể và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể”.

Giáo viên lấy ví dụ các cá thể cùng loài nhƣ chim, voi, trâu

cừu…thƣờng tạo thành đàn, ở thực vật nhƣ đồi cọ, rừng thông… Nếu các cá thể không sống chung với nhau sẽ gặp nhiều yếu tố bất lợi.

Giáo viên vẽ sơ đồ (hình 2.7).

Hình 2.7: Sơ đồ mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.

Sau đó giáo viên giải thích a1, a2, a3…là các cá thể của quần thể (a1, a2, a3 cùng loài), chúng cùng sống trong một môi trƣờng tạo thành quần thể.

Giáo viên yêu cầu học sinh phát biểu khái niệm quần thể.

- Mức độ cao hơn: giáo viên yêu cầu học sinh trả lời theo gợi ý và thầy trò cùng xây dựng sơ đồ. Với các câu trả lời của học sinh thầy có thể hình thành dần sơ đồ lên bảng. Phƣơng pháp này có ƣu điểm là phát huy đƣợc khả năng tự làm việc của học sinh, tạo cho học sinh những tình huống có vấn đề thông qua các câu hỏi hoặc các em suy nghĩ tìm tòi có thể vận dụng thực tiễn vào bài học, tạo cho các em cơ hội xây dựng bài khơi gợi trí tò mò và sự hứng thú học tập, học sinh đễ dàng tiếp thu và tiếp thu một cách tích cực khi thấy sơ đồ đƣợc hình thành dần dần trên bảng.

a3

a1 a2

109

Ví dụ: Khi dạy ” mục I: “Khái niệm”, bài 47: “Môi trường và các nhân

tố sinh thái”.

Sau khi hình thành xong khái niệm môi trƣờng. Giáo viên hỏi: Có mấy loại môi trƣờng?

Học sinh: có 4 loại môi trƣờng chủ yếu và kể tên; sau đó giáo viên lập sơ đồ (hình 2.8),

Đất Môi trƣờng Nƣớc

Môi trƣờng trên cạn Sinh vật

Hình 2.8: Sơ đồ các loại môi trường.

Ở mục II. Các nhân tố sinh thái

Giáo viên hỏi: Có mấy nhân tố sinh thái?

Học sinh: Có 2 nhóm: nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh.

Giáo viên vẽ sơ đồ theo học sinh và hỏi tiếp: kể tên các nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh?

Học sinh: Nhân tố vô sinh gồm: đất, nƣớc, gió, mƣa, nhiệt độ… Nhân tố hữu sinh gồm: Động thực vật (sinh vật) và con ngƣời. Giáo viên hoàn thiện sơ đồ (hình 2.9). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sinh vật Nhân tố hữu sinh Đất Độ ẩm Các nhân tố sinh thái

Thực vật Động vật Ánh sáng…

Nhiệt độ

Hình 2.9: Sơ đồ các nhân tố sinh thái.

- Mức độ cao nhất: giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh, yêu cầu học sinh tự hệ thống hóa kiến thức. Vì vậy học sinh phải suy nghĩ về những câu hỏi, yêu cầu, gợi ý của giáo viên, phải phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp tìm ra cái chung từ những cái riêng lẻ cụ thể, từ đó khái quát thành các khái niệm, cơ chế hay quá trình. Cách này giúp học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo.

Ví dụ: Sau khi học sinh học hết chƣơng I: “Cơ thể và môi trường”, giáo viên yêu cầu học sinh hệ thống hoá kiến thức chƣơng.

Học sinh suy nghĩ về những câu hỏi, gợi ý của giáo viên, phải phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp tìm ra cái chung từ những cái riêng lẻ cụ thể, từ đó khái quát kiến thức theo sơ đồ (hình 2.10).

Quy luật tác động không đều Đất, nƣớc, trên cạn, sinh vật

Hữu sinh gồm: sinh vật (thực vật, động vật, vi sinh vật) và con ngƣời

Môi trƣờng Các nhân tố

sinh thái

Vô sinh (nhiệt độ, đất, độ ẩm, ánh sáng)

Trong các gđ pt hay trạng thái khác nhau cơ thể phản ứng khác nhau với tác động nhƣ nhaucủa một nhân tố.

Các loài khác nhau phản ứng khác nhau với tác động nhƣ nhau của cùng một nhân tố sinh thái. Quy luật tác động tổng Quy luật tác động của các nhân tố sinh thái

Hình 2.10: Sơ đồ hệ thống hoá kiến thức chương “Cơ thể và môi trường”. 2.4.2. Sử dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức để điều khiển quá trình dạy học

Đối với tiết nghiên cứu tài liệu mới, kiến thức và kĩ năng mới hình thành sẽ chƣa vững chắc nếu không đƣợc củng cố. Việc củng cố, nâng cao bằng cách hệ thống hoá là biện pháp rất hiệu quả trong dạy học nói

chung và trong dạy học Sinh thái nói riêng. Bởi vì nhờ hệ thống hoá học sinh đƣợc nhìn nhận lại kiến thức đã học trong một hệ thống logic nhất

định dƣới một góc độ mới, qua đó giúp học sinh nắm đƣợc các kiến thức và kĩ năng một cách sâu sắc và bền vững hơn.

Mặt khác nhờ hệ thống hoá bằng các sơ đồ, tức chuyển từ ngôn ngữ lời nói, chữ viết sang một dạng ngôn ngữ khác sẽ giúp cho học sinh có một hình ảnh đậm nét với các dấu hiệu cơ bản, nhờ đó những thông tin này học sinh nhớ đầy đủ và lâu hơn, tránh đƣợc việc học vẹt, đồng thời qua đó học sinh sẽ biết nhận thức các vấn đề một cách khái quát, tổng hợp và sáng tạo hơn trong việc lĩnh hội và ghi nhớ kiến thức tƣơng tự.

Qua việc thực hiện các kĩ năng hệ thống hoá của học sinh nhƣ lập bảng, vẽ sơ đồ… giáo viên biết đƣợc kết quả học tập đồng thời biết đƣợc quá trình suy nghĩ của học sinh. Nhƣ vậy thông qua việc rèn luyện các kĩ năng hệ thống hoá mà giáo viên điều khiển cách thức suy nghĩ, định hƣớng sự suy nghĩ đúng, uốn nắn cách suy nghĩ sai.

Sơ đồ, bảng hệ thống ngoài việc sử dụng nhƣ là một phƣơng tiện tích cực giúp học sinh tiếp thu tri thức mới, đào sâu, mở rộng, ôn tập hệ thống hóa kiến thức, rèn luyện tƣ duy và kĩ năng sinh học còn giúp giáo viên kiểm tra khả năng nắm vững kiến thức, qua đó điều chỉnh việc dạy của mình cho phù hợp với trình độ học sinh.

2.4.3. Sử dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức để tổ chức hoạt động học tập tổ chức hoạt động học tập

Trong quá trình nhận thức, thông qua các hoạt động học sinh có thể thu nhận đƣợc kiến thức một cách chủ động, tích cực. Khi sử dụng các biện pháp rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá trong dạy học sinh thái, thông thƣờng giáo viên đặt ra hệ thống câu hỏi yêu cầu học sinh sử dụng các thao tác tƣ duy để hoàn thành nhiệm vụ hệ thống hoá. Trong quá trình đó, hoạt động của học sinh là tập trung suy nghĩ về những câu hỏi, những yêu cầu của giáo viên, phải qua phân tích, so sánh, đối chiếu tìm ra cái chung bản chất từ những cái riêng lẻ cụ thể, từ đó khái quát thành các khái niệm, cơ chế hay quá trình.

càng tích cực, chủ động bao nhiêu thì kiến thức và kĩ năng thu đƣợc càng chính xác, vững chắc và linh hoạt bấy nhiêu.

Sử dụng biện pháp hệ thống hoá kiến thức trong quá trình dạy học, giáo viên có thể kiểm tra đƣợc mức độ hiểu biết kiến thức cũ, tự học ở nhà để chuẩn bị cho bài học mới hoặc tổ chức dạy học kiến thức mới hay củng cố, ôn tập kiến thức sau mỗi tiết học. Thông qua các hoạt động tổ chức dạy có sử dụng biện pháp hệ thống hoá kiến thức, giáo viên có thể đánh giá đƣợc mức độ tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, mức độ hiểu biết kiến thức, khả năng tƣ duy, sáng tạo của từng học sinh, định hƣớng suy nghĩ đúng, uốn nắn kiến thức, kĩ năng sai của học sinh, đồng thời phát triển toàn diện kĩ năng học tập của học sinh.

Sử dụng biện pháp hệ thống hoá kiến thức trong quá trình dạy học nhƣ là một phƣơng tiện tích cực giúp học sinh tiếp thu tri thức mới, đào sâu, mở rộng, ôn tập hệ thống hoá kiến thức, rèn luyện tƣ duy và kĩ năng, học sinh cong giúp giáo viên tự đánh giá hiệu quả của quá trình dạy của mình cho phù hợp với trình độ của học sinh.

Ví dụ: trong quá trình dạy học có thể sử dụng các câu hỏi, bài tập sau: + Lập bảng so sánh quần thể và quần xã.

+ Lập bảng so sánh mối quan hệ đối kháng và quan hệ hỗ trợ. + Lập bảng phân biệt nơi ở và ổ sinh thái.

+ Phân biệt tăng trƣởng không bị giới hạn và tăng trƣởng bị giới hạn. + Lập sơ đồ mô tả quả trình diễn thế sinh thái.

+ So sánh số loài của quần xã vùng nhiệt đới và vùng ôn đới? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4.4. Sử dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức để củng cố, vận dụng và nâng cao kiến thức củng cố, vận dụng và nâng cao kiến thức

Ý nghĩa chính của hệ thống hoá là làm phong phú thêm kiến thức đã học bằng một tƣ tƣởng mới, xem xét các vấn đề đã học dƣới góc độ mới. Do đó dẫn đến kết quả là không những củng cố những điều đã học mà còn sắp xếp chúng thành hệ thống chặt chẽ giúp học sinh lí giải đƣợc ý nghĩa sâu xa

của kiến thức ấy. Bằng hệ thống câu hỏi, bài tập khai thác từ các bảng, sơ đồ … giáo viên tổ chức để học sinh củng cố, vận dụng, nâng cao về các khái niệm, quy luật, cơ chế hay các quá trình sinh học. Qua đó giáo viên cũng có thể đánh giá đƣợc mức độ nhận thức, kỹ năng học tập của học sinh, có thể nâng cao, mở rộng, khắc sâu kiến thức đã học. Qua việc rèn luyện các kĩ năng hệ thống hoá học sinh sẽ có khả năng chuyển thông tin về kiến thức từ sách giáo khoa, tài liệu, lời nói của giáo viên sang các dạng ngôn ngữ khác (mô hình hóa) để ghi nhớ. Việc ghi nhớ kiến thức dƣới dạng các mô hình sẽ giúp học sinh ghi nhớ lâu bền và vững chắc hơn. Từ những hình ảnh lƣu giữ đƣợc trong trí nhớ, về mô hình kiến thức, giáo viên có thể hƣớng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi, bài tập vận dụng và nâng cao khác, biết chuyển kiến thức từ dạng mô hình ngôn ngữ này sang dạng mô hình ngôn ngữ khác giúp học sinh hiểu sâu các khái niệm, thiết lập đƣợc mối quan hệ giữa cấu trúc hay các yếu tố của quá trình sinh học.

Ví dụ 1: Dạy bài 48: “Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời

sống sinh vật”.

Để làm rõ ở sinh vật biến nhiệt nhiệt đƣợc tích luỹ trong một giai đoạn phát triển hay cả đời sống gần nhƣ một hằng số và tuân theo công thức sau:

T = ( x - k ) . n

Giáo viên đƣa ra ví dụ: trứng cá hồi ở 00

C. Nếu nhiệt độ nƣớc tăng dần đến 2o

C thì sau 205 ngày trứng mới nở thành cá con. Xác định tổng nhiệt hữu hiệu cho sự phát triển từ trứng đến cá con?

Học sinh đọc, phân tích sách giáo khoa, tƣ duy, làm đƣợc: T = (2 - 0) x 205 = 410 độ/ngày.

Ví dụ 2: Khi dạy bài 48: “Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời

sống sinh vật”.

Điền vào bảng đặc điểm của thực vật do tác động của nhiệt độ và ý nghĩa của các đặc điểm đó (bảng 2.5).

Bảng 2.5: Đặc điểm của thực vật do tác động của nhiệt độ và ý nghĩa của các đặc điểm.

Các đặc điểm Ý nghĩa thích nghi

Lá có lớp cutin, sáp hoặc lông ánh bạc hoặc có nhiều lông tơ Lá cây bạch đàn xếp xiên góc, lá cây sắn rũ xuống

Lá cây rụng vào mùa đông lạnh Vỏ cây dày, tầng bần phát triển Cây hình thành hạt có vỏ cứng và dày

Cây có rễ củ, chồi ngầm và thân ngầm dƣới đất

Tăng thoát hơi nƣớc khi nhiệt độ cao, độ ẩm thấp

Cây sống nơi khô hạn tích lũy nƣớc

Học sinh dựa vào ảnh hƣởng của điều kiện nhiệt độ tới sự sinh trƣởng và phát triển của thực vật để hệ thống hoá theo bảng 2.6.

Bảng 2.6: Ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ tới sự sinh trưởng và phát triển của thực vật

Các đặc điểm Ý nghĩa thích nghi

Lá có lớp cutin, sáp hoặc lông ánh bạc hoặc có nhiều lông tơ.

Lớp cutin, sáp hoặc lông tơ làm giảm bớt các tia nắng xuyên qua lá, đốt nóng lá.

Lá cây bạch đàn xếp xiên góc, lá cây sắn rũ xuống.

Lá cây mọc xiên góc tránh bớt đƣợc các tia sáng chiếu thẳng vào bề mặt lá, làm cho lá đỡ bị đốt.

Lá cây rụng vào mùa đông lạnh

Hạn chế thoát hơi nƣớc và tích kiệm năng lƣợng, tránh cho nƣớc trong tế bào lá bị đông cứng khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vỏ cây dày, tầng bần phát triển.

Là lớp cách nhiệt tốt bảo vệ các cơ quan bên trong cây.

Cây hình thành hạt có vỏ cứng và dày.

Hạt của cây này có thể tồn tại trong điều kiện nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, gặp khi điều kiện thời tiết thuận lợi sẽ nảy mầm.

Cây có rễ củ, chồi ngầm và thân ngầm dƣới đất.

Củ, chồi, thân ngầm đƣợc bảo vệ tránh khỏi các điều kiện khắc nghiệt của môi trƣờng nhƣ hạn hán, cháy gặp điều kiện thuận lợi sẽ nảy mầm.

Tăng thoát hơi nƣớc khi nhiệt độ cao, độ ẩm thấp.

Thoát hơi nƣớc mạnh sẽ làm giảm nhiệt độ của lá cây.

Cây sống nơi khô hạn tích lũy nƣớc.

Cây giữ đƣợc lƣợng nƣớc cần thiết để duy trì các hoạt động của tế bào.

Ví dụ 3: Sau khi dạy chƣơng 3: Giáo viên yêu cầu học sinh hệ thống hóa kiến thức của chƣơng:

- Học sinh có thể hệ thống hóa theo sơ đồ (hình 2.11).

HỆ SINH THÁI Khái niệm hệ sinh thái Các thành phần

Hệ sinh thái bao gồm quần xã và môi trƣờng sống của quần xã (sinh cảnh) tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tƣơng đối ổn định .

+ Các thành phần vô sinh + Sinh vật sản xuất + Sinh vật tiêu thụ + Sinh vật phân giải

Hình 2.11: Sơ đồ hệ thống hoá kiến thức chương "Hệ sinh thái"

- Học sinh có thể hệ thống hóa theo bản đồ tƣ duy (hình 2.12).

Hình 2.12: Sơ đồ hệ thống hoá kiến thức chương "Hệ sinh thái" theo bản đồ tư duy.

2.4.5. Sử dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức để tổ chức hoạt động tự học ở nhà của học sinh tổ chức hoạt động tự học ở nhà của học sinh

Để giúp học sinh rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá, sau mỗi chƣơng, mỗi bài giáo viên có thể nêu các câu hỏi, ra các bài tập yêu cầu học sinh khái quát hóa, lập bảng so sánh, sơ đồ hóa kiến thức cho từng bài, từng chƣơng, một vấn đề xuyên suốt một chƣơng hay nhiều chƣơng. Việc tổ chức cho học sinh

thực hiện các kĩ năng hệ thống hoá ở nhà còn có tác dụng giúp học sinh củng cố, ôn tập, nâng cao kiến thức cũ, đồng thời tự tìm hiểu, xây dựng kiến thức

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá kiến thức cho học sinh trong dạy học phần Sinh thái học, Sinh học 12, Trung học phổ thông (Trang 49 - 125)