76
Lớp đối chứng: Lớp10A4, 10A5 Trường trung học phổ thôngNguyễn Khuyến;lớp 10B1, 10B2 Trường trung học phổ thông Trần Hưng Đạo
Lớp thực nghiệm:bài học được thiết kế dạy theo phương pháp tổ chức hoạt động độc lập của học sinhh với sách giáo khoa để rèn luyện kĩ năng diễn đạt cho học sinh (lớp 10D1, 10D2:Trường trung học phổ thôngNguyễn Khuyến; lớp 10B3, 10B4 Trườngtrung học phổ thông Trần Hưng Đạo)
Cả nhóm thực nghiệm và đối chứng sau mỗi tiết học đều kiểm tra như nhau, các câu hỏi yêu cầu học sinh phải sử dụng kĩ năng diễn đạt kiến thức và 2 bài kiểm tra xác định độ bền kiến thức sau thực nghiệm (xem phụ lục).
3.3.4.Xử lý số liệu
Chúng tôi đã sử dụng toán thống kê để xử lí số liệu kết quả chấm các bài kiểm tra qua đó đánh giá hiệu quả dạy học của việc vận dụng các biện pháp rèn luyện kĩ năng diễn đạt kiến thức đảm bảo tính khách quan và chính xác. Tiến trình như sau:
Các lớp đối chứng và thực nghiệm đều thực hiện 6 bài kiểm tra: 4 bài kiểm ta trong thực nghiệm - 10 phút; 2 bài kiểm tra sau thực nghiệm - 15 phút. Bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 10. Số liệu thu được sẽ xử lí bằng thống kê toán học với các tham số đặc trưng:
Điểm trung bình ( : Là tham số xác định giá trị trung bình của dãy số thống kê.
77
Phương sai: Đánh giá mức độ phân tán các giá trị của biến ngẫu nhiên X xung quanh trị số trung bình của nó. Phương sai càng nhỏ thì độ phân tán càng nhỏ
- Độ lệch tiêu chuẩn: Biểu thị mức độ phân tán của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng.
Sai số trung bình cộng: Biểu thị trung bình phân tán của các giá trị kết quả nghiên cứu
Hệ số biến thiên: để so sánh hai tập hợp có giá trị khác nhau. Nếu hệ số biến thiên càng nhỏ, độ tin cậy càng cao
Cv = 0 → 10% độ dao động nhỏ, độ tin cậy cao Cv = 11 → 30% độ dao động trung bình
Cv= 31 → 100% độ dao động lớn, độ tin cậy nhỏ
- Hiệu trung bình (dTN-ĐC): So sánh điểm trung bình cộng giữa các lớp thực nghiệm và đối chứng trong các lần kiểm tra.
78
dTN-ĐC = TN - ĐC
Kiểm tra độ tin cậy về sự chênh lệch giữa hai giá trị trung bình cộng của Thực nghiệm và Đối chứng bằng đại lượng kiểm định td theo công thức:
td =
Giá trị tới hạn của td là tα tra trong bảng phân phối Student với α = 0,05 và bậc tự do f = n1 + n2 – 2.
Nếu |td| ≥ tα thì sự sai khác giữa các giá trị trung bình cộng của các nhóm Thực nghiệm và Đối chứng là có ý nghĩa.
Nếu |td| < tα thì sự sai khác giữa các giá trị trung bình cộng của các nhóm Thực nghiệm và Đối chứng là không có ý nghĩa.
*Chú giải:
+ n1, n2 là số học sinh được kiểm tra ở các nhóm lớp Thực nghiệm và Đối chứng. + S1
2
, S22 2
là phương sai của các nhóm lớp Thực nghiệm và Đối chứng. + S1, S2 là độ lệch chuẩn của các nhóm lớp Thực nghiệm và Đối chứng. + 1, 2 là điểm trung bình của các nhóm lớp Thực nghiệm và Đối chứng. + fi là số bài kiểm tra đạt điểm tương ứng xi (0 ≤ xi ≤ 10).