3.4.2.1.Về hứng thú và mức độ tích cực học tập
Với học sinh lớp thực nghiệm, hầu hết học sinh đều hào hứng với việc học, thể hiện ở việc các em tích cực tham gia xây dựng bài. Các em đưa ra nhiều cách diễn đạt kiến thức cùng thảo luận sôi nổi để đi đến kết luận.
83
Trong quá trình thực hiện các bước rèn kĩ năng diễn đạt kiến thức, học sinh phát huy tối đa năng lực tư duy, năng lực tự nghiên cứu, khả năng diễn đạt và khả năng vận dụng kiến thức.
Ở nhóm lớp đối chứng, không khí học tập rất trầm, kém sôi nổi hơn, năng lực tư duy, năng lực tự nghiên cứu, khả năng vận dụng kiến thức ít được phát huy đặc biệt khả năng diễn đạt kiến thức bị hạn chế, các em chủ yếu lắng nghe bài giảng, không tự tin trong câu trả lời của mình, các ý kiến xây dựng bài chỉ nằm ở một số ít học sinh, số còn lại không dám phát biểu
Như vậy, với việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt kiến thức từ nghiên cức sách giáo khoa đem lại những chuyển biến rõ rệt: học sinh từ cách học thụ động chuyển sang cách học chủ động, tích cực và hứng thú với môn học, tự tin thể hiện bản thân.
3.4.2.2. Về chất lượng lĩnh hội kiến thức, năng lực tư duy để diễn đạt kiến thức của học sinh
Thông qua quan sát việc thực hiện các bước rèn luyện kĩ năng diễn đạt kiến thứccủa học sinh trong các giờ học, kết hợp với việc đánh giá sau mỗi tiết học kết quả các bài kiểm tra khảo sát, chúng tôi có nhận xét là chất lượng lĩnh hội kiến thứcnăng lực tư duy, khả năng thu thập, xử lí thông tin để diễn đạt kiến thứccủa học sinh nhóm lớp thực nghiệm cao hơn hẳn nhóm lớp đối chứng.
Ở nhóm lớp thực nghiệm, học sinh được rèn luyện kĩ năng diễn đạt kiến thức nên các em đã sử dụng các thao tác tư duy, các cách diễn đạt kiến thức bằng các hình thức khác nhau cho nên năng lực tư duy của học sinh được nâng cao rõ rệt, thể hiện ở tốc độ làm bài kiểm tra nhanh, thái độ tự tin, hào hứng, lập luận và trình bày bài theo một hệ thống logic, mạch lạc.
Trong khi đó, ở nhóm lớp đối chứng, nhiều em còn chưa nắm được kiến thức trọng tâm, khả năng diễn đạt kiến thức rất kém, khả năng vận dụng kiến
84
thức không linh hoạt và đặc biệt nhiều em không chịu tư duy khi học bài, làm bài.
Ví dụ: đề kiểm tra số 4 (bài 11) yêu cầu các em phân biệt các hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất. Bài làm của các em ở 2 nhóm lớp như sau:
Nhóm lớp đối chứng: Bài làm của các em đa số diễn đạt bằng hình thức thuộc lòng.
Bài của em Trần Thị Bích Ngọc lớp 10A4 Trường Nguyễn Khuyến
Các chất vận chuyển qua màng sinh chất theo phương thức:
. Vận chuyển thụ động: là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, không tiêu tốn năng lượng.
. Vận chuyển chủ động: là phương thức vận chuyển cần năng lượng để vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.
. Nhập bào là phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong tế bào qua sự biến dạng của màng, có 2 hình thức ẩm bào và thực bào.
. Xuất bào là phương thức tế bào đưa các chất ra ngoài tế bào qua sự biến dạng của màng ngược lại với quá trình nhập bào.
Nhóm lớp thực nghiệm: Bài làm của các em được lập luận chặt chẽ, logic với nhiều hình thức diễn đạt khác nhau.
85
Bài của em Trần Thị Xoan lớp 10B4 Trường Trần Hưng Đạo Các hình thức
vận chuyển Đặc điểm Điều kiện để xảy ra hình thức
vận chuyển
Thụ động Không tiêu tốn năng lượng
Có sự chênh lệch về nồng độ, kích thước của chất vận chuyển nhỏ hơn đường kính
lỗ màng
Chủ động Tiêu tốn năng lượng. Sử dụng ATP, có protein
kênh vận chuyển đặc hiệu. Sự biến dạng của
màng sinh chất
Đưa các chất vào bên trong hoặc ra ngoài bằng cách biến dạng màng sinh chất.
Các chất có kích thước lớn hơn đường kính lỗ màng.
Bài của em Hà Vũ Hợp lớp 10B3 Trường Trần Hưng Đạo
Thụ động
Có sự chênh lệch về nồng độ, kích thước của chất vận chuyển
nhỏ hơn đường kính lỗ màng Vận chuyển
qua màng sinh chất
Chủ động
Tiêu tốn ATP, có kênh protein vận chuyển đặc hiệu.
Biến dạng màng sinh chất
Đối với các chất có kích thước lớn hơn đường kính lỗ màng. Bài của em Trần Xuân Khánh lớp 10D1 Trường Nguyễn Khuyến
.Vận chuyển thụ động: Có sự chênh lệch về nồng độ, kích thước của chất vận chuyển nhỏ hơn đường kính lỗ màng. Vận chuyển có chọn lọc thì cần protein kênh đặc hiệu(ví dụ vận chuyển các ion).
86
. Vận chuyển chủ động: Sử dụng ATP, có protein kênh vận chuyển đặc hiệu. . Nhập bào và xuất bào: Đối với các chất có kích thước lớn hơn đường kính lỗ màng.
Cùng là hình thức diễn đạt bằng lời nhưng khi đọc bài của em Khánh (10D1) ta dễ dàng nhận thấy em đã nắm được bản chất của các hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất và em trình bày theo ý hiểu của mình. Trong khi bài của em Ngọc (10A4) chỉ là học thuộc lòng rồi chép lại. Với bài của em Xoan và em Hợp chúng ta dễ dàng nhận thấy sự khác nhau của các hình thức vận chuyển được các em diễn đạt rất khoa học.
Rõ ràng ở nhóm lớp thực nghiệm các em đã biết cách diễn đạt kiến thức theo ý hiểu của mình. Tuy nhiên, không phải học sinh nào ở nhóm thực nghiệm cũng có thể diễn đạt được như vậy. Một số em khi đọc đề kiểm tra đã nghĩ đến hình thức diễn đạt nhưng loay hoay chưa đưa ra được ý tưởng trình bày nên trong bài làm có bảng hoặc sơ đồ, hình vẽ chưa chính xác. Mặc dù vậy, điều này vẫn chứng tỏ các em đã hình thành kỹ năng diễn đạt. Nếu được rèn luyện thường xuyên, chắc chắn kỹ năng diễn đạt của các em sẽ ngày càng tốt hơn.
Chất lượng lĩnh hội kiến thức và năng lực tư duy của học sinh nhóm lớp thực nghiệm tốt hơn so với học sinh nhóm lớp đối chứng. Nó được thể hiện ở chỗ các em sử dụng tốt hơn các biện pháp logic trong tư duy và nắm vững các vấn đề nhận thức, điều này thể hiện ở ngay bài làm của em Trần Thị Xoan và em Hà Vũ Hợp. Ở bài làm các em đã thể hiện sự hiểu bài, khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa và diễn đạt theo cách của mình trong khi em Trần Thị Bích Ngọc thuộc nhóm đối chứng chỉ thể hiện được bằng cách diễn đạt nội dung học thuộc lòng ( ví dụ minh họa trên).
87
3.4.2.3. Về độ bền kiến thức:
Sau khi dạy xong Chương II: Cấu trúc của tế bào – Sinh học 10 chúng tôi lại tiến hành kiểm tra độ bền kiến thức, tức là khả năng lưu giữ thông tin thì thấy rằng:
Ở nhóm lớp đối chứng, kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm thấp hơn so với trong thực nghiệm chứng tỏ kiến thức của các em bị “rơi vãi”, bài làm còn nhiều nhầm lẫn, sai sót đặc biệt là cách trình bày còn lủng củng, kiến thức không chắc.
Ở nhóm lớp thực nghiệm chất lượng làm bài của học sinh vẫn tốt. Điểm số có xu hướng ổn định, độ bền kiến thức cao. Đặc biệt một số học sinh do ham thích bộ môn và có tư duy tốt đã biết kết hợp những kiến thức được học với các kiến thức tự tìm hiểu nên có thể diễn đạt kiến thức một cách nhanh, chính xác rất tự tin.
Ví dụ: Với đề kiểm tra số 5, 6 (phụ lục 18) kết quả làm bài khá chênh lệch ở 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm. Kết quả làm bài cho thấy ở lớp đối chứng các em tỏ ra lúng túng do không nắm chắc kiến thức, do đó các em iến thức một cách lộn xộn và chưa đầy đủ; đa số các nêu được kiến thức theo kiểu học thuộc lòng, khả năng phân tích, ứng dụng và đặc biệt là kỹ năng diễn đạt kiến thức kém. Ở lớp thực nghiệm, do đã được rèn luyện kĩ năng diễn đạt kiến thức, cùng với việc nắm chắc kiến thức nên học sinh diễn đạt kiến thức khoa học.
Như vậy, việc đưa ra qui trình và các biện pháp rèn luyện kĩ năng diễn đạt kiến thức đã góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh, giúp các em tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
88