Rèn luyện kỹ năng diễnđạt

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt kiến thức từ nghiên cứu sách giáo khoa trong dạy học Sinh học 10 trung học phổ thông (Trang 46 - 72)

2.3.1.Các bước rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho học sinh

Rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho học sinh có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Giáo viên đưa ra bài tập rèn luyện. Học sinh phân tích bài tập để xác định nhiệm vụ học tập,mục tiêu nhận thức và xác định cách thức để thực hiện nhiệm vụ. Giáo viên có thể đưa hệ thống câu hỏi tự lực giúp học sinh thuận lợi hơn trong việc thu nhận, xử lý thông tin giải quyết nhiệm vụ học tập.

Bước 2: Học sinh tự lực nghiên cứu sách giáo khoa theo định hướng của giáo viên.

Bước 3: Dựa trên thông hiểu về nội dung, học sinh trình bày các tri thức về nội dung nghiên cứu theo một logic nhất định, bằng hình thức phù hợp.

Bước 4: Thông qua thảo luận nhóm, học sinh tự kiểm tra, đánh giá và qua đó chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện hình thức diễn đạt của mình.

Bước 5: Từ hình thức diễn đạt đó, học sinh rút ra nhận xét, kết luận, ý nghĩa mà có thể hình thức diễn đạt khác chưa truyền tải được.

2.3.2.Biện pháp tổ chức rèn luyện kỹ năng

Căn cứ theo các giai đoạn hình thành kỹ năng (K.K.Platonov, G.G.Goluber), trình độ nhận thức của học sinh và căn cứ theo thang đánh giá của Bloom chúng tôi đưa ra 3 mức độ rèn luyện:

Mức 1: Rèn luyện kỹ năng ở mức thấp tương ứng với nhận thức ở mức nhận biết và trình độ học sinh ở mức yếu – trung bình.

Mức 2: Rèn luyện kỹ năng ở mức trung bình tương ứng với nhận thức ở mức thông hiểu và trình độ học sinh ở mức trung bình – khá.

Mức 3: Rèn luyện kỹ năng ở mức cao tương ứng với nhận thức ở mức vận dụng và trình độ học sinh ở mức khá – giỏi.

48

Giữalớp thực nghiệm và lớp đối chứng, trình độ nhận thức của học sinh là tương đương. Nhưng trong cùng một lớp thì trình độ của học sinh không đồng đều (có cả yếu, trung bình, khá và giỏi) nên khi thực hiện, ở mỗi lớp đều tiến hành lần lượt theo các mức độ rèn luyện từ thấp đến cao.

Tùy từng nội dung, độ phức tạp của từng hình thức diễn đạt, có các mức độ rèn luyện cụ thể của từng biện pháp như sau:

2.3.2.1. Rèn luyện kỹ năng diễn đạt bằng bảng

Mức 1: Điền bảng theo những đối tượng và tiêu chí cho sẵn Các bước thực hiện như sau:

Muốn rèn luyện kỹ năng lập bảng thì giáo viên sẽ đưa ra bài tập rèn luyện trong đó nêu rõ mục tiêu lập bảng, các tiêu chí và đối tượng của bảng(Giáo viên có thể cho sẵn khung bảng với các tiêu đề của bảng, của hàng và cột). Định hướng cho học sinh thực hiện các bước sau

Xác định nhiệm vụ:

Nghiên cứu nội dung từ các kênh thông tin (lời văn, hình, sơ đồ .v.v.), xác định thông tin cho từng cặp tiêu chí - đối tượng.

Thu gọn thông tin, lựa chọn từ ngữ, bố trí vào ô tương ứng. Thảo luận hoàn thiện bảng.

So sánh, đối chiếu thông tin trong bảng theo chiều ngang, dọc rút ra kết luận kiến thức.

Ví dụ: Dạy cấu tạo của tế bào nhân sơ

Giáo viên ra bài tập rèn luyện: Hãy nghiên cứu sách giáo khoa mục II (bài 7) và hoàn thành bảng sau:

49

Bảng Cấu tạo tế bào nhân sơ

Theo định hướng của giáo viên, Học sinh thực hiện bước sau

Nghiên cứu sách giáo khoa và xác định thông tin cho từng cặp tiêu chí – đối tượng.

Lựa chọn từ ngữ biểu đạt cho thông tin, bố trí vào ô tương ứng. Thảo luận, hoàn thiện bảng.

Kết luận: Tế bào nhân sơ chưa có nhân hoàn chỉnh, trong tế bào chất chỉ có ribôxôm, không có các bào quan có màng bao bọc. Thành tế bào quy định hình dạng của tế bào, thành tế bào của vi khuẩn được cấu tạo chủ yếu từ peptiđoglican. Vùng nhân thường chỉ chứa 1 phân tử ADN vòng.

Một số bài tập rèn luyện

Bài tập rèn luyện số 1:Em hãy hoàn thành bảng sau

Bảng Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào nhân thực

STT Các thành phần

của tế bào Cấu tạo Chức năng

I Nhân tế bào II Lưới nội chất III Ribôxôm IV Bộ máy gôngi

STT Các thành phần của tế

bào Cấu trúc Vai trò

1 Thành tế bào Màng sinh chất Roi và lông(có ở một số loài vi khuẩn) 2 Tế bào chất

50

tập rèn luyện số 2:Em hãy hoàn thành bảng sau:

Bảng Cấu trúc và chức năng các thành phần của tế bào nhân thực (tiếptheo)

STT Các thành phần của tế bào Cấu trúc Chức năng V Ty thể VI Lục lạp VII Các bào quan khác 1. Không bào 2. Lizôxôm

Bài tập rèn luyện số 3:Em hãy hoàn thành bảng sau:

BảngCấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào nhân thực (tiếptheo)

Các thành phần của tế bào Cấu tạo Chức năng 1.Khung xương tế bào

2.Màng sinh chất 3.Các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất Thành tế bào (chỉ có ở thực vật và nấm) Chất nền ngoại bào

Bài tập rèn luyện số 4:Em hãy hoàn thành bảng sau:

BảngCác hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất

Các hình thức vận chuyển Đặc điểm chung Cách vận chuyển 1. Thụ động 2. Chủ động 3. Sự biến dạng của màng sinh chất Nhập bào Xuất bào

51

Mức 2: Điền bảng khuyết Các bước thực hiện như sau:

Giáo viên ra bài tập rèn luyện, trong đó nêu rõ tiêu đề của bảng, khung bảng với một số ô có thông tin về đối tượng – tiêu chí, các ô còn lại để trống. Hướng dẫn cho học sinh thực hiện các bước sau:

Nghiên cứu nội dung từ các kênh thông tin, xác định thông tin còn thiếu (đối tượng, tiêu chí, nội dung).

Thu gọn thông tin, lựa chọn từ ngữ điền vào ô tương ứng. Thảo luận hoàn thiện bảng.

So sánh, đối chiếu thông tin trong bảng theo chiều ngang, dọc và rút ra kết luận.

Ví dụ: Dạy cấu tạo của tế bào nhân sơ

Giáo viên ra bài tập rèn luyện: Hãy nghiên cứu sách giáo khoa mục II (bài 7) và điền các thông tin còn thiếu vào bảng sau

Bảng Cấu tạo tế bào nhân sơ

STT Vai trò

1

………

-Thành phần hóa học:

peptiđoglican(cácbonhidrat liên kết với nhau bằng các đoạn polipéptít ngắn) ………. Màng sinh chất ………. ……….. ………….. ……….. - Giúp vi khuẩn di chuyển 2 Tế bào chất ………. - Nơi tổng hợp các loại protein của tế bào

3 ……… - Một phân tử ADN dạng vòng,

52 Học sinh thực hiện các bước sau:

Nghiên cứu nội dung từ các kênh thông tin kết hợp đọc thông tin trong bảng, xác định thông tin cho từng cặp tiêu chí – đối tượng còn trống.

Thu gọn thông tin, lựa chọn từ ngữ điền vào ô tương ứng. Thảo luận hoàn thiện bảng.

Kết luận: Tế bào nhân sơ chưa có nhân hoàn chỉnh, trong tế bào chất chỉ có ribôxôm, không có các bào quan có màng bao bọc. Thành tế bào quy định hình dạng của tế bào, thành tế bào của vi khuẩn được cấu tạo chủ yếu từ peptiđoglican. Vùng nhân thường chỉ chứa 1 phân tử ADN vòng.

Một số bài tập rèn luyện

Bài tập rèn luyện số 1:Em hãy hoàn thiện bảng sau.

BảngCấu trúc và ứng dụng của việc nghiên cứu cấu trúc tế bào nhân sơ

Cấu trúc tế bào Ứng dụng của việc nghiên cứu cấu trúc tế bào

……….. - Tạo hình dạng tế bào……

- Tế bào chất: ………..

- Vùng nhân: ……….

Bài tập rèn luyện số 2:Em hãy hoàn thiện bảng sau.

BảngCấu tạo và chức năng của tế bào nhân thực

STT Cấu tạo ……….

I Nhân tế bào - Được bao bọc bởi

lớp màng…… ………

II …………. …………….

- Chứa enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit, chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại. -……….

III Ribôxôm ……… ………..

IV …………. ……………… - Gắn thêm các chất vào túi tiết tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh……..

53

Bài tập rèn luyện số 3:Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa,hoàn thiện bảng sau

Bảng Cấu tạo và chức năng của tế bào nhân thực (tiếp theo)

Chức năng 1.Khung xương tế bào ……… - Là giá đỡ cơ học..

2……….. -…photpholipit (lớp kép) và ... ……… 3.Các cấu trúc bên ngoài… Thành tế bào(chỉ

có ở thực vật, nấm) - Cấu tạo bởi xenlulô ………

………. -…sợi glicoprotein …………..

Bài tập rèn luyện số 4: Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và hoàn thiện bảng sau

BảngCác hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất

Các hình thức vận

chuyển Đặc điểm chung ………

1. ………… Không tiêu tốn ATP ……….

2. Chủ động ……… Qua các “máy bơm” đặc

chủng 3. Sự biến dạng của …………. Nhập bào ………

Ẩm bào: đối với các chất có kích thước lớn.Thực bào: đối với giọt dung dịch

54

Mức 3: Lập bảng Các bước thực hiện:

Giáo viên đưa ra bài tập rèn luyện, trong bài tập có nêu rõ mục tiêu và hệ thống câu hỏi tự lực giúp học sinh định hướng nhiệm vụ và cách thức thực hiện.

Dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh thực hiện các bước sau:

Nghiên cứu nội dung theo định hướng của giáo viên, xác định đối tượng, tiêu chí, các thông tin về đối tượng, tiêu chí đã xác định.

Kẻ bảng, bố trí đối tượng, tiêu chí theo các hàng, cột, bố trí thông tin của từng cặp đối tương – tiêu chí vào ô tương ứng.

Thảo luận hoàn thiện bảng.

So sánh, đối chiếu thông tin trong bảng theo chiều ngang, dọc và rút ra kết luận kiến thức.

Ví dụ: Dạy cấu tạo của tế bào nhân sơ Giáo viên đưa ra bài tập rèn luyện. Em hãy:

Chỉ ra các thành phần cấu tạo của tế bào nhân sơ? Chỉ ra cấu tạo, vai trò của từng thành phần?

Lập bảngthể hiện mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò (chức năng) của các thành phần của tế bào nhân sơ?

Dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh thực hiện các bước sau:

Nghiên cứu nội dung theo định hướng của giáo viên, xác định mục tiêu là lập bảng về cấu tạo của tế bào nhân sơ, tiêu chí là các thành phần cấu tạo, vai trò (chức năng) của các thành phần cấu tạo.

Kẻ bảng, bố trí đối tượng, tiêu chí theo các hàng, cột, điền thông tin của từng cặp đối tương – tiêu chí vào ô tương ứng trong bảng.

55

Kết luận: Tế bào nhân sơ chưa có nhân hoàn chỉnh, trong tế bào chất chỉ có ribôxôm, không có các bào quan có màng bao bọc. Thành tế bào quy định hình dạng của tế bào, thành tế bào của vi khuẩn được cấu tạo chủ yếu từ peptiđoglican. Vùng nhân thường chỉ chứa 1 phân tử ADN vòng.

Một số bài tập rèn luyện

Bài tập rèn luyện số 1:Nghiên cứu cấu tạo của tế bào nhân sơ mang lại rất nhiều lợi ích trong y học. Em hãy lập bảng để thể hiện được điều đó.

Bài tập rèn luyện số 2: Ti thể và lục lạp là các bào quan của tế bào nhân thực, chúng có những đặc điểm và chức năng quan trọng trong tế bào, em hãy lập bảng so sánh để làm rõ ý kiến trên.

Bài tập rèn luyện số 3: Tế bào thường xuyên trao đổi chất với môi trường. Các chất ra vào tế bào đều phải đi qua màng sinh chất theo cách này hay cách khác. Em hãy lập bảng để thể hiện rõ các hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất.

Bài tập rèn luyện số 4: Các chất ra vào tế bào bằng các hình thức khác nhau. Em hãy lập bảng để so sánh các hình thức vận chuyển đó.

2.3.2.2 Rèn luyện kỹ năng diễn đạt bằng sơ đồ

Mức 1: Điền sơ đồ bị khuyết Các bước thực hiện

Giáo viên ra bài tập rèn luyện có nêu tiêu đề của sơ đồ và một số nội dung trong sơ đồ còn thiếu. Tùy độ phức tạp của nội dung mà sơ đồ có thể khuyết toàn bộ các đỉnh, giáo viên có thể cho sẵn thông tin các đỉnh hoặc không.

Học sinh xác định nhiệm vụ:

Nghiên cứu nội dung, phân tích sơ đồ khuyết, từ đó xác định nội dung biểu đạt trên sơ đồ, thông tin kiến thức từng cung, đỉnh.

56

Thu gọn, hay mã hóa thông tin các đỉnh và điền vào các chỗ khuyết tương ứng trên sơ đồ.

Thảo luận hoàn thiện sơ đồ.

Rút ra kết luận kiến thức từ sơ đồ.

Ví dụ: Dạy cấu tạo tế bào nhân sơ

Giáo viên ra bài tập rèn luyện: cho sơ đồ cấu tạo tế bào nhân sơ với một sốđỉnh bị khuyết, em hãy hoàn thành sơ đồ

Sơ đồ cấu tạo tế bào nhân sơ

Duy trì hình dạng tế bào

…….. Bảo vệ tế bào,….tiêu diệt ………..

Thành tế bào ………. Roi và lông

Tế bào nhân …. ……… ……….: 1 phân tử ADN dạng vòng Bào tương ……….. ………. Nơi tổng hợp nên Protein Không có màng bao bọc

57 Học sinh xác định nhiệm vụ để làm bài tập:

Nghiên cứu nội dung, phân tích sơ đồ cấu tạo tế bào nhân sơ, từ đó xác định nội dung biểu đạt trên sơ đồ, thông tin kiến thức từng cung, đỉnh bị khuyết.

Thu gọn, hay mã hóa thông tin các đỉnh và điền vào các chỗ khuyết tương ứng trên sơ đồ.

Thảo luận hoàn thiện sơ đồ.

Rút ra kết luận kiến thức từ sơ đồ.

Một số bài tập rèn luyện

Bài tập rèn luyện số 1: Cho sơ đồ điền khuyết về cấu tạo và chức năng một số thành phần của tế bào nhân thực. Em hãy nghiên cứu sách giáo khoa và hoàn thành sơ đồ.

Chứa vật chất di

truyền của tế bào …… …..hạt

……… …….. (hệ thống ống xoang dẹt

thông nhau) Tế bào …. thực

Bộ máy gôngi Ribôxôm

………… Chức năng: lắp ráp, bao gói, hoàn chỉnh, phân phối sản phẩm

………… Chức năng: tổng hợp nên Protein tế bào

58

Bài tập rèn luyện số 2: Các chất ra hoặc vào tế bào đều phải qua màng sinh chất. Em hãy nghiên cứu sách giáo khoa và hoàn thành sơ đồ Các hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất để làm rõ ý trên.

Sơ đồCác hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất

Mức 2: Bổ sung và hoàn thiện sơ đồ Các bước thực hiện

Giáo viên ra bài tập rèn luyện trong đó nêu rõ mục tiêu lập sơ đồ và thông tin về các cung, đỉnh của sơ đồ còn thiếu một phần.

Sau khi đọc bài tập học sinh xác định nhiệm vụ:

Nghiên cứu nội dung, xác định quan hệ giữa các cung, đỉnh hoặc xác định các đơn vị kiến thức con thiếu và quan hệ giữa chúng.

Xác định nội dung biểu đạt trên sơ đồ. Các hình thức vận chuyển ………. ……… ……….

Không tiêu tốn năng lượng

Chủ động

………. Tiêu tốn năng lượng ……….. Vận chuyển

qua …… vậnchuyển các chất vào trong tế bào

…………. …….. Xuất bào:

59 Thảo luận hoàn thiện sơ đồ.

Rút ra kết luận kiến thức từ sơ đồ.

Ví dụ: Dạy về đặc điểm chung của tế bào nhân sơ

Giáo viên ra bài tập rèn luyện: Em hãy nghiên cứu sách giáo khoa để lập sơ đồ mô tả các đặc điểm chung của tế bào nhân sơ từ các gợi ý sau: nêu được cấu tạo, kích thước, ưu thế của tế bào nhân sơ.

Học sinh xác định nhiệm vụ để làm bài tập:

Nghiên cứu nội dung, xác định nội dung kiến thức của các đỉnh ( cấu tao, kích thước….), các đơn vị kiến thức con thiếu và quan hệ giữa chúng.

Xác định nội dung biểu đạt trên sơ đồ. Thảo luận hoàn thiện sơ đồ.

Rút ra kết luận kiến thức từ sơ đồ.

Một số bài tập rèn luyện:

Bài tập rèn luyện số 1: Một bạn đã lập sơ đồ về cấu tạo và chức năng của lục lạp như sau

.

Lục lạp

Cấu tạo Chức năng Có 2 lớp màng

Sơ đồ Cấu tạo của lục lạp

60

Bài tập rèn luyện số 2: Có sơ đồ về cấu tạo và chức năng của ti thể như sau

Ti thể

Chức năng Cấu tạo

Sơ đồ Cấu tạo của ti thể

Em hãy nghiên cứu sách giáo khoa và hoàn thành sơ đồ trên.

Mức 3: Xây dựng sơ đồ Các bước thực hiện:

Giáo viên ra bài tập rèn luyện trong đó nêu rõ mục tiêu lập sơ đồ và hệ thống câu hỏi tự lực (nếu cần) giúp học sinh định hướng nhiệm vụ và cách thức

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt kiến thức từ nghiên cứu sách giáo khoa trong dạy học Sinh học 10 trung học phổ thông (Trang 46 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)