Phân tích định lượng các bài kiểm tra

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt kiến thức từ nghiên cứu sách giáo khoa trong dạy học Sinh học 10 trung học phổ thông (Trang 77 - 81)

3.4.1.1. Phân tích kết quả trong thực nghiệm

Với 04 bài kiểm tra trong thực nghiệm, sau khi chấm bài, thống kê số bài ở từng mức điểm của cả 2 nhóm Thực nghiệm và đối chứng chúng tôi thu được số liệu đồng thời xử lý số liệu thu được ở các tham số đặc trưng (Phụ lục 6), ta thấy:

79

Điểm trung bình cộng ở các lần kiểm tra của nhóm lớp thực nghiệm đều cao hơn nhóm đối chứng. Điều này thấy rõ qua hiệu số trung bình cộng giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng đều lớn hơn 0. Như vậy, nhóm Thực nghiệm lĩnh hội kiến thức tốt hơn nhóm Đối chứng.

Ở nhóm thực nghiệm, điểm trung bình cộng tăng dần qua các lần kiểm tra: từ 6,98 ở kiểm tra lần 1, cho đến kiểm tra lần 4 đạt 7,08. Ở nhóm lớp đối chứng, trung bình cộng hầu như không tăng, dao động ở 5,85 – 6,33, chứng tỏ nhóm thực nghiệm tiến bộ nhanh hơn nhóm đối chứng trong lĩnh hội kiến thức.

Biểu đồ3.1. Điểm trung bình kiểm tra trong thực nghiệm của nhóm thực nghiệm và đối chứng

Điểm kiểm tra của nhóm đối chứng tập trung nhiều nhất ở điểm 5, còn nhóm thực nghiệm nhiều nhất điểm 7. So với nhóm đối chứng, nhóm thực nghiệm có số điểm 3--> 5 ít hơn, các điểm khá giỏi (7,8,9,10) nhiều hơn rõ rệt. (Biểu đồ 3.2)

80

Biểu đồ3.2 So sánh điểm kiểm tra trong thực nghiệm của nhóm thực nghiệm và đối chứng

3.4.1.2. Phân tích kết quả sau thực nghiệm

Kết quả sau thực nghiệm (được thống kê ởphụ lục 7) cho thấy:

Nhóm thực nghiệm: Điểm trung bình cộng qua hai lần kiểm tra sau thực nghiệm đều cao hơn nhóm đối chứng (biểu đồ 3.3), số bài ở mức dưới trung bình giảm, số bài ở mức khá và giỏi tăng lên so với nhóm đối chứng (biểu đồ 3.5). Độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên của nhóm lớp thực nghiệm nhỏ hơn nhóm lớp đối chứng cho thấy kết quả phân tích là đáng tin cậy.

81

Biểu đồ3.3 Điểm trung bình kiểm tra sau thực nghiệm của nhóm đối chứng và thực nghiệm

Biểu đồ 3.4 Xếp loại bài kiểm tra sau thực nghiệm của nhóm đối chứng và thực nghiệm

Mặt khác, so sánh kết quả kiểm tra trong thực nghiệm và sau thực nghiệm của từng nhóm cho thấy:

82

Biểuđồ 3.5 So sánh điểm trung bình giữa kiểm tra trong thực nghiệm với sau thực nghiệm ở các nhóm lớp

Điểm trung bình kiểm tra sau thực nghiệm giảm so với trong thực nghiệm ở cả hai nhóm. Nhưng ở nhóm thực nghiệm mức độ chênh lệch không nhiều (6,59 – 6,47), ở nhóm đối chứng có độ chênh lệch cao (5,64–5,35). Điều này chứng tỏ độ bền kiến thức ở nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng.

Từ các kết quả phân tích trên, có thể khẳng định hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng diễn đạt cho học sinh trong dạy học đã nâng cao khả năng lĩnh hội tri thức và tăng độ bền kiến thức đã lĩnh hội của học sinh.

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt kiến thức từ nghiên cứu sách giáo khoa trong dạy học Sinh học 10 trung học phổ thông (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)