Giáo án (hay còn gọi là kế hoạch bài dạy) là kế hoạch của người giáo viên để dạy từng tiết học. Giáo án không đơn thuần là một bản sao chép lại tri thức trong sách giáo khoa mà giáo án thể hiện một cách sinh động mối liên hệ hữu cơ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học. Để xây dựng một giáo án, người giáo viên cần phải lĩnh hội mục tiêu và nội dung dạy học quy định trong chương trình và cụ thể hóa trong sách giáo khoa, nghiên cứu phương pháp dạy học dựa vào sách giáo khoa và sách giáo viên, vận dụng vào điều kiện thực tế của từng lớp học, từng tiết học.
Để soạn một giáo án theo quan điểm phân hóa, dự kiến các hoạt động dạy học dựa vào sự khác biệt của học sinh về năng lực, nhu cầu, hứng thú nhận thức. Khi đó chúng ta nên chú ý một số vấn đề sau:
2.1.3.1.Thiết kế mục tiêu bài học
Khi thiết kế giáo án, điều quan trọng trước tiên là phải xác định mục tiêu bài học. Khi xác định được mục tiêu bài học (cho người học) giáo viên phải xác định xem sau khi học xong nội dung này học sinh thu được kiến thức gì? Kỹ năng nào? Thái độ như thế nào?. Trong phương pháp dạy học tích cực, người ta không chỉ quan tâm đến vấn đề thông hiểu, ghi nhớ, tái hiện tri thức, lặp lại đúng và thành thạo các kỹ năng đã được học mà còn đặc biệt chú ý đến năng lực nhận
38
thức, rèn luyện các kỹ năng và phẩm chất tư duy của học sinh phù hợp với nội dung bài học (phân tích, tổng hợp, xác lập quan hệ giữa các sự kiện,... ), chú ý các kỹ năng học tập, phát triển khả năng tự học. Giáo viên luôn phải chú ý nêu rõ yêu cầu, mức độ hợp lý giữa kiến thức và kỹ năng, giữa phương pháp suy nghĩ với hành động và tự học.
Khi thiết kế mục tiêu bài học cần chú ý:
o Xác định rõ mức độ hoàn thành công việc của học sinh.
o Mục tiêu được diễn đạt sao cho có thể lượng hóa được mức độ học sinh đạt được.
o Mục tiêu nêu ra phải thuận tiện cho quá trình kiểm tra đánh giá.
Trong dạy học phân hóa, mục tiêu bài học đưa ra được diễn đạt ở nhiều mức độ khác nhau phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau. Khi xác định mục tiêu học tập giáo viên cần lấy trình độ phát triển chung của học sinh trong lớp làm nền tảng, bên cạnh đó cũng phải hình dung thêm yêu cầu phân hóa đối với những nhóm học sinh có trình độ kiến thức và tư duy khác nhau để mỗi học sinh được làm việc với sự nỗ lực trí tuệ vừa sức mình. Do vậy cần xác định được những yêu cầu cơ bản và nâng cao về kiến thức và kỹ năng mà học sinh ở các đồi tượng khác nhau phải thực hiện được sau mỗi giờ học.
o Yêu cầu kiến thức, kỹ năng cơ bản: Đó là chuẩn kiến thức và kỹ năng mà mọi học sinh phải đạt được.
o Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng nâng cao: Đó là những yêu cầu nâng cao trên cơ sở đã đạt chuẩn.
Ví dụ: Xác định mục tiêu bài học “Phương trình lượng giác cơ bản” (SGK Đại số
và Giải tích 11 – cơ bản) như sau:
Yêu cầu cơ bản:
39
Biết được cách viết công thức nghiệm của các phương trình lượng giác cơ bản trong trường hợp số đo được cho bằng radian hoặc được cho bằng độ. Biết cách sử dụng các ký hiệu arcsin ;a arccos ;a arctan ;a arccotakhi viết
công thức nghiệm của phương trình lượng giác.
Yêu cầu nâng cao:
Biết đưa các dạng phương trình khác về phương trình lượng giác cơ bản. Biết cách biểu diễn nghiệm của phương trình trên đường tròn lượng giác. Biết cách tìm số nghiệm của phương trình lượng giác trên một khoảng cho
trước.
2.1.3.2.Sử dụng bài tập phân hóa
Giáo viên cần chuẩn bị một hệ thống câu hỏi công phu, kỹ lưỡng để thực hiện mục tiêu đề ra khi thiết kế giáo án.
Quy trình sử dụng bài tập phân hóa khi dạy trên lớp sẽ được cụ thể hóa ở phần sau.
Khi sử dụng bài tập phân hóa, giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Các câu hỏi thường được đặt chung cho cả lớp, nhưng giáo viên cần phải có chủ định cho một nhóm học sinh hoặc cho cá nhân học sinh cụ thể. Việc này giúp giáo viên đặt đúng câu hỏi cho học sinh hoặc nhóm học sinh mà mình chủ định.
Đối với những học sinh yếu kém cần được khuyến khích và cần đặt những câu hỏi mà học sinh có thể trả lời được. Đối với những học sinh này, có thể các em không trả lời được mọi câu hỏi nhưng ít nhất các em cũng không gặp khó khăn lắm đối với những câu hỏi dành cho các em. Đối với học sinh khá giỏi, các câu hỏi cần phải có sự tư duy hơn, sáng tạo hơn. Vì vậy khi soạn giáo án, giáo viên phải ghi các câu hỏi và dự kiến học sinh trả lời một cách cụ thể.
40
Ví dụ: Để củng cố kiến thức về tìm TXĐ của các hàm số lượng giác, giáo viên có
thể sử dụng bài tập phân hóa như sau:
Tìm tập xác định, tập giá trị của các hàm số: ) tan 2 ; ) 3cos 5; ) 4 cos 2 ; ) 5 3sin 2 . 3 a y x b y x c y x d y x
Ở đây: câu a cho học sinh yếu kém, câu b cho học sinh trung bình, câu c và d cho học sinh khá giỏi.
Hệ thống bài tập đặc biệt là bài tập về nhà phải được biên soạn và cân nhắc cẩn thận. Bài tập có thể giao cho từng cá nhân học sinh hoặc giao cho một nhóm học sinh, tùy theo loại bài và thời gian có thể để cho học sinh hoàn thành bài tập. Các bài tập về nhà cũng phải có tính phân hóa, được cân nhắc kỹ lưỡng về mức độ và liều lượng, phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp. Khả năng phân hóa bài tập về nhà thể hiện ở những điểm sau:
o Phân hóa về số lượng bài tập cùng loại phù hợp với từng loại đối tượng học sinh để cùng đạt được yêu cầu.
o Phân hóa về nội dung bài tập để tránh đòi hỏi quá cao đối với học sinh yếu kém và quá thấp đối với học sinh khá giỏi. Đối với học sinh trung bình, giáo viên có thể giao cho các bài tập trong sách giáo khoa hoặc sách bài tập, đồng thời cũng có thể lược bỏ những bài tập khó.
o Phân hóa yêu cầu về tính độc lập: Bài tập cho diện học sinh yếu kém chứa đựng nhiều yếu tố dẫn dắt hơn so với học sinh khá giỏi.
o Ra riêng những bài tập nhằm đảm bảo trình độ xuất phát của học sinh yếu kém, cũng như phát huy được năng lực cho học sinh khá giỏi.
Ví dụ: Sau khi học xong bài “Phương trình lượng giác cơ bản”, SGK Đại số và
41
Bài tập chung cho cả lớp: 1, 3, 4, 5, 6 (SGK, tr 28 - 29)
Bài tập cho học sinh yếu kém: 1, 3a, 3b, 5a, 5b (SGK, tr 28 - 29). Bài tập cho học sinh trung bình: 3c, 3d, 5c, 5d (SGK, tr 28 - 29). Bài tập cho học sinh khá giỏi: 4, 6, 7 (SGK, tr 28 - 29).
Ngoài ra giáo viên có thể cho thêm các bài tập phân hóa như sau:
Bài 1: Giải các phương trình sau (dành cho học sinh yếu kém)
1) sin - 3 2 x ; 2) 0 1 sin 60 2 x ; 3) sin 2x 1; 4) 0 2 os 3 60 2 c x ; 5) 2 os 2 5 c x ; 6) cos 2 1; 3 2 x 7) cot 4 3; 6 x 8) 3 cot ; 3 3 x 9) tan 2 4 tan 8. x
Bài 2: Giải các phương trình sau (dành cho học sinh trung bình)
1) cos 2 .cot 0 4 x x ; 2) 1 2cos x3 cos x0; 3) sin 2 .cotx x0 4) 0 0 tan x30 cos 2x50 0; 5) (2cos 2x1)(2sin 2x 3)0; 6) (3tan +1)(2sinx x 1) 0; 7) tan(2x60 )cos(0 x75 )0 0; 8) (2co xs 1)(3cos 2x 1) 0; 9) (sinx1)(2cos 2x 2 )0; 10) (sin 2x1)(cosx 1) 0.
Bài 3: Giải các phương trình sau (dành cho học sinh khá)
1. 0 2 sin 2 15 , 2 x với -1200 x 90 ;0 2. 0 1 cos 2 10 , 2 x với - x ;
42 3. sin 2 1, 3 2 x với 0 x 2 ; 4. tan 2 3, 4 3 x với 0 x ; 5. 3 cos 2 , 2 x với x 0; ; 6. 0 tan x10 1, với 150 x 15 ;0 7. sin 1, 4 x với x0;2.
Bài 4: Giải các phương trình sau (dành cho học sinh giỏi):
1. sin sin 2 ; 3 4 x x 6. tan .tan3x x1; 0
2. cos x10 sinx0; 7. tan 3 x2cot 2x0;
3. cos 2 cos 0; 3 6 x x 8. 2 tan x 1 3; 0 4. tan 2x45 tan 3x0; 9. 0 cot 2 .cotx x45 1; 2 2
5. sin 3xcos x0; 10. 8cos3x 1 0.
2.1.3.3. Phân phối thời gian trên lớp
Các đối tượng học sinh trong cùng một lớp thường khác biệt với nhau về nhận thức. Được thể hiện ở hứng thú và mức độ nhận thức nhiều hay ít, ở tốc độ nhận thức nhanh hay chậm. Do vậy trong giáo án, giáo viên nên có dự kiến phân phồi thời gian hợp lý để các em học sinh yếu kém có thể tiếp thu và tập vận dụng được kiến thức, nhưng cũng không để lãng phí thời gian của các em học sinh khá giỏi khi các em đã hoàn thành nhanh chóng nhiệm vụ. Nên việc phân phối thời gian trên lớp cho từng hoạt động trên lớp, cần được tính toán và dự kiến trước trong giáo án.
43
2.2. Yêu cầu dạy học nội dung phƣơng trình lƣợng giác
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khi dạy nội dung Phương trình lượng giác cần đảm bảo một số yêu cầu sau :
Bảng 2.1. Các yêu cầu dạy học nội dung phương trình lượng giác
Nội dung Mức độ cần đạt
Về kiến thức Về kỹ năng
1. Phương trình lượng giác cơ bản
Định nghĩa phương trình lượng giác cơ bản
Phương pháp xây dựng của các phương trình lượng giác cơ bản.
Về công thức nghiệm của phương trình lượng giác cơ bản.
Biết được các phương trình lượng giác cơ bản. Biết cách viết công thức nghiệm của các phương trình lượng giác trong trường hợp số đo được cho bằng radian và số đo được cho bằng độ.
Biết cách sử dụng các ký hiệu arcsin , arccosa a, arctan , a arccota khi viết công thức nghiệm của phương trình lượng giác.
Giải thành thạo các phương trình lượng giác cơ bản.
Biết cách biểu diễn nghiệm của phương trình lượng giác trên đường tròn lượng giác.
Biết sử dụng máy tính bỏ túi hỗ trợ tìm nghiệm phương trình lượng giác cơ bản.
2. Một số phương trình lượng giác thường gặp
44 Dạng phương trình bậc
nhất, bậc hai đối với một hàm số lượng giác.
Dạng phương trình thuần nhất đối với sinx và
cosx
Dạng phương trình thuần nhất bậc hai đối với sinx
và cosx.
Biết được dạng phương trình và cách giải chúng
Biết được dạng phương trình và cách giải
Biết được dạng phương trình và cách giải.
Biết được dạng phương trình và cách giải phương trình đó. Biết vận dụng thành thạo các dạng phương trình và đưa phương trình về các dạng đã biết.
2.3. Nguyên tắc xây dựng bài tập phân hóa
Các nguyên tắc chung khi xây dựng bài tập phân hóa:
Nguyên tắc đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học: Khi thiết kế các nội dung học tập cho học sinh, giáo viên cần cụ thể hóa bằng các câu hỏi và bài tập hướng vào mục tiêu bài học. Quá trình tổ chức cho học sinh từng bước giải quyết được câu hỏi và bài tập đó cũng là quá trình thực hiện mục tiêu bài dạy. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, chính xác của nội dung.
Nguyên tắc đảm bảo tính vững trắc và phát huy tính tích cực của học sinh: Câu hỏi và bài tập phải đảm bảo tính vừa sức, được xây dựng sao cho nó có thể tạo ra động lực tìm cái mới (tức là tạo ra mâu thuẫn chủ quan giữa cái biết và cái chưa biết ở người học) nhằm phát huy tính tự giác, tích cực sáng tạo của học sinh.
Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống: Nội dung kiến thức trong từng phần, từng bài đều được trình bày theo logic hệ thống. Vì vậy các bài tập với tư cách là công cụ hoạt động của học sinh khi xây dựng phải quán triệt tính hệ thống. Cụ thể bài tập được sắp xếp theo một logic hệ thống cho từng nội dung SGK: Từng bài, từng chương và cả chương trình môn học.
45
Khi xây dựng bài tập phân hóa cần chú ý đến mối quan hệ có tính hệ thống giữa cái đã biết và cái chưa biết. Nhiều khi bài tập được sử dụng để tổ chức dạy học, chúng phải được tổ hợp lại theo một hệ thống nhất định, việc làm này có ý nghĩa quan trọng: như câu hỏi và bài tập ra trước, nhiều khi có tác dụng làm tiền đề cho xây dựng và trả lời các câu hỏi tiếp theo. Trong một số trường hợp, câu trả lời của bài tập có tác dụng làm nảy sinh bài tập kế tiếp.
Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn: Việc thiết kế các câu hỏi và bài tập phải gắn với tình huống thực tiễn, cụ thể.
Tóm lại: Khi xây dựng các bài tập phân hóa phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản nêu trên, tuy nhiên không phải bài tập nào cũng phải dựa trên các nguyên tắc ấy mà tùy vào từng nội dung kiến thức, tùy vào từng mục tiêu bài học mà vận dụng các câu hỏi một cách linh hoạt.
2.4. Quy trình xây dựng bài tập phân hóa
2.4.1. Phân tích nội dung dạy học
Nội dung dạy học phải dựa trên nội dung môn học do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành. Trên cơ sở đó, phân tích nội dung SGK để xác định các đơn vị kiến thức để đưa vào bài học từ đó xây dựng các bài tập cho phù hợp.
Trong quá trình phân tích nội dung chương trình và SGK, giáo viên nên lưu ý đến trình độ và mức độ nhận thức của học sinh, để có thể giảm bớt các nội dung không cần thiết trong SGK. Giáo viên cần nghiên cứu nội dung cơ bản, trọng tâm để xây dựng bài tập phân hóa giúp học sinh lĩnh hội đầy đủ kiến thức và chính xác.
2.4.2. Xác định mục tiêu
Giáo viên xác định mục tiêu bài học về kiến thức, kỹ năng, thái độ từ việc phân tích nội dung, chương trình SGK của bài dạy, …
46
2.4.3. Xác định nội dung kiến thức có thể mã hóa thành các câu hỏi và bài tập
Với việc phân tích nội dung cơ bản, trọng tâm của SGK. Giáo viên có thể phân ra thành nhiều phần kiến thức, chia nhỏ các nội dung. Trên cơ sở đó có thể mã hóa thành các bài tập.
2.4.4. Diễn đạt các nội dung kiến thức thành các câu hỏi và bài tập
Trong dạy học phân hóa, để đảm bảo thiết kế tốt các bài tập phân hóa tương ứng với các khâu của quá trình dạy học, chúng tôi xin đề xuất một số kỹ thuật cơ bản khi diễn đạt các khả năng mã hóa nội dung kiến thức thành các bài tập để tổ chức các hoạt động tích cực của học sinh trong quá trình dạy học.
Kỹ năng thiết kế bài tập phân hóa
Giáo viên có thể sáng tạo được từ một bài tập (một nội dung kiến thức trong SGK) nhằm khắc sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng và năng lực tư duy cho các đối tượng học sinh thông qua những dạng bài tập nguyên mẫu, những