Phân loại đối tượng học sinh

Một phần của tài liệu Dạy học phân hóa phần Phương trình lượng giác trong chương trình Toán lớp 11, Ban cơ bản (Trang 32 - 33)

Sự hiểu biết của giáo viên về từng học sinh là điều kiện cần thiết để đảm bảo hiệu quả của quá trình dạy học phân hóa.

Để tiến hành các hoạt động dạy học phân hóa, giáo viên cần có những biện pháp để tìm hiểu đối tượng học sinh, đặc biệt là về năng lực nhận thức, nhu cầu và hứng thú học tập của từng học sinh. Đối với những giáo viên đã từng dạy học sinh đó thì không có khó khăn gì, nhưng đối với những giáo viên mới nhận lớp thì cần có những biện pháp phù hợp để tìm hiểu năng lực nhận thức của học sinh như: lập bảng điều tra hoặc trao đổi trực tiếp với giáo viên đã từng dạy hoặc giáo viên chủ nhiệm,... Ngoài ra chúng ta cũng có thể dựa vào cách sau:

o Dựa vào kết quả học tập của kỳ trước hoặc năm học trước.

o Dựa vào bài kiểm tra chất lượng do chính giáo viên đó ra đề.

o Quan sát học sinh đó thông qua quá trình học tập ở trên lớp. ....

Dựa trên các thông tin thu thập được về từng học sinh, giáo viên có thể phân loại học sinh thành các nhóm đối tượng:

 Học sinh khá giỏi: có khả năng nhận thức nhanh, có kiến thức, kỹ năng tư duy vượt trội hơn hẳn so với những học sinh khác; có khả năng hoàn thành môn học một cách dễ dàng và có khả năng tự học cao.

 Học sinh trung bình: Có khả năng nhận thức được những kiến thức, kỹ năng cơ bản của môn học, hoàn thành nhiệm vụ môn học; nhưng chưa phát huy

34

được khả năng sáng tạo, năng lực của bản thân với những yêu cầu cao về kiến thức, kỹ năng; có khả năng tự học.

 Học sinh yếu kém: Có khả năng nhận thức, tư duy chậm; có nhiều “lỗ hổng” về kiến thức và kỹ năng cơ bản của môn học; khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ môn học; năng lực tự học còn nhiều hạn chế.

Trong quá trình dạy học trên cơ sở đã hiều biết về từng đối tượng học sinh giáo viên có thể chia lớp học thành các nhóm đối tượng để thực hiện các biện pháp phân hóa trong giờ học. Tùy vào mục đích của từng giờ học, lớp học mà giáo viên có sự sắp xếp các nhóm học sinh cho phù hợp. Ví dụ giáo viên có thể chia thành các nhóm học sinh theo hai cách sau:

o Chia nhóm theo năng lực nhận thức, năng lực tư duy: Trong mỗi nhóm có học sinh cùng năng lực nhận thức, năng lực tư duy tương đối giống nhau. Theo cách này, giáo viên chia làm ba nhóm: nhóm học sinh khá giỏi, nhóm học sinh trung bình, nhóm học sinh yếu kém.

o Chia nhóm hỗn hợp: Trong mỗi nhóm có học sinh khá giỏi, trung bình yếu kém để chỉ bảo cho nhau.

Một phần của tài liệu Dạy học phân hóa phần Phương trình lượng giác trong chương trình Toán lớp 11, Ban cơ bản (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)