Khái niệm bài tập trong dạy học phân hóa

Một phần của tài liệu Dạy học phân hóa phần Phương trình lượng giác trong chương trình Toán lớp 11, Ban cơ bản (Trang 25 - 26)

Theo [14, tr. 17] “Bài tập là một tình huống kích thích đòi hỏi một lời giải đáp không có sẵn ở người giải tại thời điểm bài tập được đưa ra.

Như vậy theo định nghĩa trên thì khái niệm bài tập bao hàm:

o Chỉ có bài tập đối với người nào đó hay đối với tình huống nào đó.

o Mỗi bài tập đưa ra phải có lời giải phù hợp với nội dung bài tập đề ra.

o Lời giải gắn liền với tình huống của bài tập như một tình huống đặc trưng của bài tập mà người giải đã quen thuộc.

Việc giải bài tập có nhiều ý nghĩa:

o Giúp học sinh vận dụng kiến thức vào bài toán cụ thể, thực tiễn.

o Giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức và rèn luyện kỹ năng kỹ xảo.

o Giúp học sinh tự kiểm tra mình về năng lực, trình độ kiến thức và khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tế.

o Giúp giáo viên kiểm tra trình độ và sự tiếp thu của học sinh. Như vậy thông qua khái niệm bài tập ở trên chúng ta có thể hiểu

27

Bài tập phân hóa là những bài tập có ý đồ để những học sinh khác nhau có thể tiến hành những hoạt động khác nhau phù hợp với trình độ phát triển khác nhau của họ.

Qua việc thực hành các bài tập phân hóa học sinh sẽ bộc lộ rõ năng lực sở trường, điểm mạnh, điểm yếu về kiến thức, kỹ năng của họ. Có thể phân hóa bằng cách sử dụng các bài tập ở mức độ khó dễ khác nhau hoặc phân hóa về số lượng. Ngoài ra để kiến tạo một kiến thức, rèn luyện một kỹ năng, có thể học sinh này sẽ cần nhiều câu hỏi và bài tập hơn so với học sinh khác. Do đó, cần ra đủ liều lượng bài tập cho từng loại đối tượng.

Một phần của tài liệu Dạy học phân hóa phần Phương trình lượng giác trong chương trình Toán lớp 11, Ban cơ bản (Trang 25 - 26)