Soạn bài tập phân hóa

Một phần của tài liệu Dạy học phân hóa phần Phương trình lượng giác trong chương trình Toán lớp 11, Ban cơ bản (Trang 33 - 36)

Bài tập phân hóa được hiểu là những bài tập có ý đồ để những học sinh khác nhau có thể tiến hành những hoạt động khác nhau tùy vào năng lực của mỗi học sinh.

Hiệu quả đạt được của mỗi học sinh sau tiết học phụ thuộc vào rất nhiều vào giáo viên. Việc soạn và sử dụng hệ thống bài tập phân hóa của giáo viên tốt sẽ đem lại hiệu quả cho từng tiết học và tạo được thách thức về mặt trí tuệ cho học sinh, cũng có thể giúp học sinh đạt được mức độ nhận thức cao hơn trong sự phát triển của các em học sinh. Để soạn được hệ thống bài tập phân hóa tốt nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy học cần chú ý một số điểm sau:

35

o Xây dựng được nhiều bài tập phân hóa càng tốt, càng phân hóa thành nhiều mức độ càng tốt. Sau đó lựa chọn bài tập phù hợp cho từng đối tượng học sinh.

o Tăng số lượng bài tập yêu cầu sự nỗ lực của tư duy, giảm phần bài tập chỉ mang tính chất tái hiện thuần túy.

Ví dụ: Sau khi học xong bài “Phương trình lượng giác cơ bản”, giáo viên cho học

sinh làm bài tập sau Giải phương trình sau:

2

1

) sin 3 ; ) tan tan 0;

2

) 2cos 4 3; ) cot 2 tan 3 . 4 a x c x x b xd x x           

Trong ví dụ này, câu a) dành cho học sinh yếu áp dụng luôn công thức nghiệm phương trình lượng giác cơ bản để giải. Câu b) dành cho học sinh trung bình, biến đổi thêm một bước đưa về phương trình lượng giác cơ bản. Câu c và d dành cho học sinh khá giỏi, câu c đưa về phương trình tích, câu d vận dụng mối liên hệ giữa hàm tanx và hàm cotx đưa về phương trình cơ bản.

o Sắp xếp các bài tập phân hóa thành một hệ thống tùy theo mục đích dạy học và tuân theo nguyên tắc: Dẫn dắt được cho học sinh suy nghĩ đi từ cái đã biết đến cái chưa biết, từ những kiến thức đã có đến những kiến thức mới, giúp học sinh quy lạ về quen. Hệ thống bài tập giúp học sinh suy nghĩ và trả lời theo trình tự phát triển tư duy, rèn cho học sinh tính kiên trì khi chiếm lĩnh tri thức.

Ví dụ: Chứng minh đẳng thức sau: 6 6 2 2

sin xcos x3sin xcos x1, với mọi x . Ta có thể tiến hành như sau:

36 Xuất phát từ biểu thức: 2 2

sin xcos x1 ta được  2 2 3 3

sin xcos x 1 từ đó ta có

6 6 4 2 2 4

6 6 2 2

sin os 3sin cos 3sin cos 1

sin os 3sin cos 1

x c x x x x x

x c x x x

   

   

o Các câu hỏi và bài tập phân hóa được nêu dưới những hình thức khác nhau tránh lặp đi lặp lại. Nếu các câu hỏi và bài tập được lặp đi lặp lại nhiều lần thì học sinh rất dễ nhàm chán, không hứng thú học tập. Do vậy nên đưa các bài tập dưới nhiều hình thức khác nhau, cho cùng một nội dung để học sinh nắm được bản chất, vận dụng linh hoạt các kiến thức vào các tình huống khác nhau, khi đó sẽ tạo hứng thú cho học sinh.

Ví dụ: Thay vì việc giải phương trình lượng giác thông thường, giáo viên có thể

cho như sau:

Với những giá trị nào của x thì giá trị của các hàm số sau tương ứng bằng nhau? sin 3 6 y   x      và y sin x 4 .         

Hoặc: Tìm tập xác định của các hàm số sau: 2sin . cos 2 -1

x y

x

Thực chất của hai bài toán trên đều là giải phương trình lượng giác cơ bản, giáo viên cho dưới dạng này tránh gây nhàm chán cho học sinh.

o Câu hỏi và bài tập phải có tác dụng đến mọi đối tượng học sinh. Đối với các câu hỏi và bài tập cho học sinh yếu kém thì học sinh khá giỏi cũng phải để ý đến. Còn những loại câu hỏi và bài tập dành cho học sinh khá giỏi thì học sinh yếu kém dưới sự hưỡng dẫn gợi ý của giáo viên thì vẫn có thể tiếp cận được.

Trong dạy học phân hóa phải đảm bảo được phân loại bài tập theo mức độ tư duy và nhận thức của học sinh. Ở đây ta có thể phân thành:

37

o Loại câu hỏi và bài tập yêu cầu thấp: yêu cầu tái hiện kiến thức, phát biểu và viết lại được. Đồng thời áp dụng được trực tiếp kiến thức.

o Loại bài tập yêu cầu cao: yêu cầu phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa.

Trong quá trình dạy học giáo viên phải có những dự kiến những điều học sinh có thể mắc sai lầm và có những dự kiến sửa chữa kịp thời khi học sinh trả lời các câu hỏi hoặc làm các bài tập.

Một phần của tài liệu Dạy học phân hóa phần Phương trình lượng giác trong chương trình Toán lớp 11, Ban cơ bản (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)